Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2024

Hạnh phúc khi không nghĩ gì cả

 

HẠNH PHÚC KHI KHÔNG NGHĨ GÌ CẢ

 

Hầu hết những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong cuộc đời chúng ta đều xảy ra khi không có suy nghĩ.

Ví dụ, một trong những trải nghiệm thú vị nhất của chúng ta là trạng thái "dòng chảy", khi sự chú ý của chúng ta được dồn toàn bộ các hoạt động có tính thử thách và kích thích, chẳng hạn như chơi nhạc, khiêu vũ, viết hoặc đọc.

 

Lý tưởng nhất là chúng ta có thể có một công việc hấp dẫn thường xuyên giúp chúng ta rơi vào “dòng chảy". Một trong những lý do tại sao dòng chảy lại mang lại hạnh phúc là bởi chúng ta ngừng suy nghĩ.

Khi sự chú ý kết hợp với một hoạt động, tâm trí của chúng ta trở nên yên tĩnh và trống rỗng. Chúng ta thậm chí có thể mất hoàn toàn nhận thức về bản thân.

 

Tương tự, một trong những trải nghiệm tích cực nhất của chúng ta là cảm giác kinh ngạc khi cảm thấy ấn tượng với các tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Một bản nhạc hay một tòa nhà hay phong cảnh thiên nhiên khiến tâm trí chúng ta phải dừng lại.

Ngay cả khi chỉ trong giây lát, tâm trí choáng váng khiến chúng ta ngừng suy nghĩ và chìm vào im lặng.

 

Trong trạng thái thiền định sâu, chúng ta có thể trải nghiệm trạng thái tỉnh táo mà không cần suy nghĩ gì cả. Đây là một trong những trạng thái rất tích cực mà chúng ta có thể trải nghiệm và nó đem lại một cảm giác yên bình toàn vẹn.

 

 

 

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2024

Điều con gái thật sự cần

 

ĐIỀU CON GÁI THẬT SỰ CẦN?

Này bạn, bạn nghĩ điều con gái cần là gì? Khi được đặt cho câu hói trên không ít bạn nam trả lời rằng đơn giản là một một người chồng cho họ cuộc sống sang chảnh, giàu có, nhàn hạ hoặc một tình yêu đẹp như cổ tích.

Nhưng thực tế có phải vậy không? Riêng mình thì mình cho rằng câu trả lời trên không hằn sai vì ai chằng muốn mình có một cuộc sống sung túc và có cho mình một mối tình đẹp nhưng cũng đó cũng không phải là điều mà mọi cô gái cần.

Điều con gái thực sự cần sẽ không phái là một người đàn ông. Cũng chắng phái một tình yêu đẹp như cổ tích. Cái em tìm kiếm trong đường tinh này, chằng bao giờ là một người đàn ỏng để em sờ hữu, chi là em đang tìm kiêm sự yên ổn cho trái tim mình mà em chưa nhận ra.

Thế nên thanh Xuân là thứ ngọt ngào nhưng cũng tàn nhẫn nhất. Một ngườl con gái phái từ bỏ bao nhiêu ngày tháng hoa niên tươí đẹp mới gíữ được người minh yêu? Đã trãl qua bao nhíẻu Iần lột xác, không ngừng trưởng thành, không ngừng vứt bó tự do của bản thân để nắm tay người ấy đi đến tận con đường tinh mà cô mong ước phân lớn quảng đường thanh xuân ngắn ngủi ấy , các cô gái đã khóng sổng cho minh mà sống cho người họ thương.

Hãy luôn nhớ rằng cần phải biết yêu bản thân trước thì hạnh phúc sẽ luôn mĩm cười với bạn.

Chuyện làng văn - Nhà văn Tô Hoài “cứu” nhà văn Lê Hoài Nam

 

CHUYỆN LÀNG VĂN -  NHÀ VĂN TÔ HOÀI “CỨU” NHÀ VĂN LÊ HOÀI NAM

Trong sáng tác của một số nhà văn, nhà thơ trước đây, do cái nhìn chủ quan nên đã xảy ra mấy trường hợp bị dư luận phê phán; cũng có tác phẩm bị cấp trên phê sai, hoặc một nhóm người lợi dụng điều đó để “đánh” tác giả…. xuất phát từ “thù ghét cá nhân”.

Lại có người hiểu sai ý tưởng nội dung tác phẩm do suy diễn “bé xé ra to”, nâng thành quan điểm lập trường.

Hiện tượng bị “đánh” oan các nhà văn như thế có đến gần chục trường hợp, như bài thơ “Người lính nói về thế hệ mình” của nhà thơ Thanh Thảo in trên Văn nghệ Giải phóng, thời miền Nam chưa giải phóng.

Vì bài thơ này, Thanh Thảo bị cấp trên của ông kiểm điểm, suýt bị kỷ luật, và khai trừ khỏi Đảng.

May thay, bài thơ đó đã đăng cùng một chùm thơ của Thanh Thảo do Chế Lan Viên biên tập đưa in. Từ cơ sở này, Chế Lan Viên đã bảo vệ cho Thanh Thảo “an toàn”. Sau này nhà thơ Thanh Thảo rất biết ơn Chế Lan Viên, người thầy, người anh đã cứu ông thoát tai nạn nghề nghiệp.

Đấy là chuyện nhà thơ cứu nhà thơ. Còn đây là chuyện cũng tương tự, nhưng ở dạng “nhà văn cứu nhà văn”.

Theo nhà văn Lê Hoài Nam kể, năm 1993, ông đương nhiệm Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Nam Hà kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn Nhân.

Một hôm tác giả Kim Sa Trung mang đến một bản thảo truyện ngắn mới viết, có tiêu đề “Con đường An Lạc”, nội dung mô tả người ta làm một con đường khá nhiều trở ngại phi lý. Truyện có phần gai góc theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Tuy băn khoăn, nhưng nhà văn Lê Hoài Nam vẫn mạnh dạn ký duyệt cho in, không những để động viên tác giả, mà muốn qua truyện này sẽ xới lên một vấn đề văn học ở địa phương này vốn đang trì đọng, tù túng để trở nên sôi động, đánh thức tiềm năng văn học một tỉnh có truyền thống văn hiến đầy tiềm lực đang ngủ vùi

Nào ngờ, sau khi phát hành, số tạp chí Văn Nhân in truyện ngắn đó ngay tức khắc bị một số nhóm người là Hội viên của Hội Văn nghệ Nam Hà, trong đó có cả cán bộ quản lý bên sở Văn hóa, vốn đã không ưa Lê Hoài Nam, và muốn tranh một trong hai chức vụ đương nhiệm của Lê Hoài Nam.

Đây là dịp để họ lật tẩy Lê Hoài Nam và “hạ bệ” ông nên một cán bộ bên Sở Văn hóa đứng ra tổ chức hội nghị để lên tiếng về cuốn sách, lập “hòm phiếu cơ động” để bỏ phiếu lên án truyện ngắn “Con đường An Lạc”! Đồng thời yêu cầu xử lý Tổng biên tập tạp chí Văn Nhân là Lê Hoài Nam và tác giả Kim Sa Trung.

May thay, trước đó ít ngày, truyện ngắn “Con đường An Lạc” được đăng trên Báo Người Hà Nội, do nhà văn Tô Hoài lúc đó là Tổng biên tập duyệt. Khi vị chủ tọa cuộc họp để bỏ phiếu kỷ luật nhà văn Lê Hoài Nam xin đứng lên phát biểu xong, ông liền rút từ trong cặp của mình giơ thẳng tờ báo Người Hà Nội lên, và đưa qua mắt chủ tọa, và một số người cũng xô lên nhìn tên truyện ngắn đó.

Đến lúc này nhà văn Lê Hoài Nam phát biểu: “Kỷ luật tôi như thế nào là quyền các vị, nhưng trước khi bỏ phiếu quyết định, các vị nên có công văn lên Thành phố Hà Nội kỷ luật Tổng biên tập nhà văn Tô Hoài người duyệt cho đăng truyện ngắn này, thế mới công bằng”.

Sau khi nghe nhà văn Lê Hoài Nam phát biểu, và một số người có mặt, cùng với chủ tọa cuộc họp có vẻ… sốc. Một số người quay sang tranh luận. Về thể loại ở Văn Nhân ghi “Con đường An Lạc” là “truyện ngắn”, Báo Người Hà Nội đăng nguyên văn lại ghi là “truyện vui”.

Cuộc tranh luận thể loại không đâu vào đâu, thấy thế, ông chủ tọa đứng lên kết luận: “Qua đây các đồng chí Lê Hoài Nam và Kim Trung Sa rút kinh nghiệm. Hội nghị gay gắt chẳng qua là liều thuốc đắng làm cho đồng chí mình “dã tật”. Cũng vì thương đồng chí mình mà mới có cuộc họp này, còn sai thì sửa, nên đóng cửa bảo nhau, hôm nay, rút ra kinh nghiệm hữu ích….”.

Nói xong, ông chủ tọa giơ tay ra hiệu cho một vị lên cầm cái hòm phiếu cất đi. Cuộc họp kết thúc.

Vậy là việc vô tình in truyện ngắn “Con đường An Lạc” trên Báo Người Hà Nội, đã cứu hai nhà văn Lê Hoài Nam và Kim Trung Sa thoát hiểm. Công đầu thuộc về nhà văn Tô Hoài.

Giá như…. nhà văn Tô Hoài không ký duyệt cho in truyện ngắn đó… thì hậu quả hai nhà văn Lê Hoài Nam và Kim Trung Sa khó mà thoát khỏi án kỷ luật.

Lại như nếu nhà thơ Chế Lan Viên không duyệt cho in chùm thơ của nhà thơ Thanh Thảo, trong đó có bài thơ “Người lính nói về thế hệ mình” trên tạp chí Tác phẩm mới thì Thanh Thảo cũng khó thoát án kỷ luật.

Theo VNCA

 

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2024

Gia đình, nguồn cội của mỗi người

 

GIA ĐÌNH, NGUỒN CỘI CỦA MỖI NGƯỜI

Gia đình không chỉ là nơi duy trì nòi giống mà còn là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách, nơi bảo tồn phát huy truyền thống văn hoá và tạo nguồn nhân lực cho đất nước .

Không có gia đình thì cũng không có xã hội, gia đình là nguồn cội mỗi người. Xã hội dù phát triển và hiện đại đến đâu thì gia đình vẫn có giá trị thiêng liêng với mỗi con người.” Sự đầm ấm của mỗi gia đình sẽ là cội nguồn của đồng thuận xã hội.

Chính vì vậy mà trong tâm thức của người Việt Nam, mái ấm gia đình luôn là cái nôi sinh thành, để lại dấu ấn dưỡng dục không thể phai mờ trong suốt đời người. Từ đó, có thể suy rộng ra rằng, củng cố và nâng cao vai trò gia đình là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững xã hội. Nói cách khác, xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh phải bắt đầu từ nền tảng gốc rễ của nó là gia đình.

Giữ gìn văn hoá gia đình cũng là góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa Việt Nam. Để tạo dựng một tổ ấm hòa thuận, thì mọi người trong gia đình đều phải có trách nhiệm vun đắp cho gia đình, cùng gánh mọi công việc của gia đình, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn. Chỉ như thế, ngọn lửa hạnh phúc mới luôn được thắp sáng trong mỗi mái nhà…

Nụ cười là thứ ngôn ngữ đẹp nhất của mỗi người

 

NỤ CƯỜI LÀ THỨ NGÔN NGỮ ĐẸP NHẤT CỦA MỖI NGƯỜI

Ngày còn son trẻ, có lẽ bạn luôn mong muốn thay đổi thế giới bằng nụ cười với sự cho đi để được nhận lại.

Bằng sự đơn thuần, bạn xem nụ cười đồng nghĩa với sự tử tế và luôn mỉm cười với bất kỳ ai mỗi khi gặp gỡ. Nỗ lực thể hiện sự tử tế tất nhiên không phải lúc nào cũng mang đến nhiều thuận lợi như những lời khen ngợi thật lòng, những tình bạn son sắt hay niềm vui kết nối chân thành.

Khi hiểu rằng “nụ cười xã giao” thiếu vắng cảm xúc chân thật, bạn cần tự mình nhắc nhở rằng cần học làm đầy trái tim và ngừng mong muốn làm hài lòng người khác.

F. Scott Fitzgerald trong cuốn tiểu thuyết “Tender is the Night”, nụ cười toả nắng sẽ “hệt như bình minh, chúng xua tan bóng tối và khiến cho một ngày mới trở nên đáng sống.”

Biểu cảm đẹp đẽ ấy của phái đẹp không chỉ dừng lại ở cái nhoẻn miệng. Chúng là những bông hoa mà chúng ta có thể tạo nên bằng một cảm xúc đẹp đến từ niềm vui khám phá những vẻ đẹp nhỏ bé xung quanh, được nhìn thấy phiên bản khác của mình hay sự hài lòng thực tại và tình yêu với bản thân.

Cười bằng con tim chính là cách phụ nữ gửi gắm một đóa hoa cho cuộc sống.