Thứ Hai, 4 tháng 11, 2024

Câu chuyện bói Kiều

 

CÂU CHUYỆN BÓI KIỀU

Thầy Trần Quốc Nghệ, một nhà giáo nổi tiếng ở Nghệ Tĩnh có kể chuyện một anh bạn của thầy nhờ bói Kiều mà đậu đầu kỳ thi tú tài thời còn thuộc Pháp.

Anh bạn ấy học giỏi các môn khoa học tự nhiên nhưng rất ghét các môn xã hội nhất các môn sử và địa.

Quanh năm không ngó đến hai môn ấy, sắp đến ký thi mới học nhồi nhét nhưng không tài nào ngốn nổi chương trình. Cuối cùng đành phải đánh liều đem Kiều ra bói xem đề thi năm nay thuộc về chương nào để rồi chỉ học riêng chương ấy thôi! Bói được hai câu đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích:

Chân trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.                                             .

Đoán mãi không ra, anh ta phải nhờ bạn bè cả lớp nghĩ hộ. Bàn bạc khá lâu rồi cũng tìm ra: Phải chịu cảnh bơ vơ ở giữa trời và biển thì chỉ có Na-pô-lê-ông lúc bị giam ở đảo Thánh bà Hê-len (Sainte Héllène) còn biển có góc thì đó là biển Địa Trung Hải.  

Sau đó chì chuyên học hai chương: Chương nói về Na-pô-lê-ông (Sử) và chương Địa Trung Hải (Địa) và may mắn cho anh ta hai môn sử và địa chỉ thi vấn đáp. Câu hỏi được viết sẵn cho học sinh bắt thăm.

Thi Sử bắt được thăm hỏi về Na-pô-lê-ông, mừng quá và nhân lúc cao hứng anh ta đã trình bày về cuộc đời và sự nghiệp của Na-pô- lê-ông một cách cặn kẽ và hấp dẫn đến mức làm cho ban giám khảo ca Tây và Đầm đều phải ngạc nhiên và cảm động.

Họ không ngờ ở cái xứ thuộc địa nay lại có một thanh niên nói về vị anh hùng dân tộc của nước họ đầy đủ và hùng hồn đến như vậy.

Bởi có cảm tình đặc biệt với chàng trai đó, ban giám khảo đã hội ý ban cho anh một đặc ân là môn Đia lý không phải bốc thăm mà được chọn đề (ý chừng muốn cho anh được đỗ cao).

Được lời như cởi tấc son, thế là anh ta có dịp nói thao thao bất tuyệt về Địa Trung Hải. Tất nhiên cả hai môn sử và địa anh ta đều được điểm tối đa, cộng với các môn tự nhiên đều có điểm cao anh đâu thủ khoa và sau đó được cử đi du học ở Pháp.

Đến đây chắc các bạn đọc đã hiểu vì sao truyện Kiều bói được. Chuyện bói Kiều trong dân gian nếu biên tập hết có lẽ cũng dài gần bằng bộ “ Ngàn lẻ một đêm”.


Hãy sống cuộc sống của chính mình

 

HÃY SỐNG CUỘC SỐNG CỦA CHÍNH MÌNH

Mỗi người đều có quyền quyết định cuộc sống của họ và trong lòng mỗi người đều có cách sống yêu thích của riêng mình.

Nhưng chúng ta có thể sống cuộc sống của chính mình hay không còn phụ thuộc vào việc chúng ta có thể thoát khỏi sự kỳ vọng của người khác và tìm thấy ý nghĩa cuộc sống của chính mình hay không.

Sống trong mắt người khác là cuộc sống hàng ngày của rất nhiều người

Có học vấn cao và một công việc tốt, ở John hội tụ rất nhiều điều mà người ta thường liên tưởng ngay khi nghĩ đến một người thành công.

Khi còn học trung học, anh luôn chăm chỉ để vào có thể vào đại học. Sau khi lên đại học, chọn chuyên ngành đúng đắn sẽ giúp anh có được một công việc tốt.

Sau khi tốt nghiệp, để được người khác công nhận, anh cố gắng tìm cho mình một công việc thật tốt...

Nhìn lại nửa đầu cuộc đời mình, John thấy dường như những gì mình làm luôn là để đáp lại sự kỳ vọng của người khác và tiến về phía trước dưới sự hướng dẫn của người khác.

Ra trường, anh vội vã nộp hồ sơ vào một nơi chỉ để đáp ứng kỳ vọng của gia đình, không phải công việc anh thực sự mong muốn.

Suốt hơn 10 năm, mỗi ngày anh đều làm việc từ 10 đến 12 tiếng trong một căn phòng nhỏ. Đến độ tuổi nhất định, John yêu và kết hôn theo sự sắp đặt của gia đình.

Trong cuộc sống thực của chúng ta, có rất nhiều người giống như John, luôn sống trong mắt người khác mà quên đi chính mình.

Khi đi học, vì cha mẹ nói rằng theo khối kinh tế sẽ dễ tìm việc làm hơn, chúng ta nhanh chóng từ bỏ sở thích của mình và đi theo nguyện vọng của cha mẹ.

Khi lớn lên, vì người thân nói con gái nên tập trung cho tổ ấm của mình, chúng ta gác lại ước mơ và sự nghiệp, trở thành một người nội trợ đúng nghĩa.

Cùng với đó là rất nhiều lời bảo chúng ta nên thế này, không nên thế kia... Và rồi, chúng ta sống như những gì người khác muốn thấy ở chúng ta nhưng đánh mất con người chân thật nhất của mình.

Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác. Nhưng thay vì sống trong mắt người khác, hãy sống cuộc sống của chính mình. Không có câu trả lời nào là chính xác cho tất cả mọi người. Chỉ khi lắng nghe trái tim mình chúng ta mới có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp.

Sức mạnh của một người bắt đầu từ việc gạt bỏ những kỳ vọng của người khác

Có một thương nhân nọ sau khi sắp xếp công việc kỹ càng đã tự thưởng cho bản thân một chuyến du lịch. Trong kỳ nghỉ, ông gặp một ngư dân. So với cuộc sống bộn bề những lo toan, mỗi ngày đều phải vật lộn với đồng tiền, ông thấy cuộc sống của ngư dân này quả thực quá khác lạ.

Ngư dân đánh bắt được rất nhiều cá mỗi ngày nhưng rồi sẽ thả lại rất nhiều cá. Với tư duy kinh doanh nhạy bén của mình, thương nhân đã tư vấn để giúp ngư dân kia có cuộc sống tốt hơn.

Thay vì chỉ đánh cá phục vụ nhu cầu của gia đình, thương nhân bảo người đánh cá hãy bán hết số cá sau mỗi lần đánh bắt, sau đó dùng tiền mua một vài chiếc thuyền lớn hơn, thuê thêm nhân công lao động. Bằng cách này, chỉ trong vòng mười năm, ông có thể đổi đời và sống một cuộc sống sung túc.

Thế nhưng khi vị thương nhân còn đang tấm tắc với kế hoạch của mình, ngư dân nó thong thả trả lời khiến ông không khỏi ngỡ ngàng: "Cuộc sống đang tốt thế này, sao tôi phải làm như vậy?"

Thay vì cuộc sống sung túc như thương nhân kia vẽ ra, ngư dân thích hàng ngày được đi câu cá, ăn uống và đi dạo cùng gia đình.

Con người sống một đời, nói dài không dài mà nói ngắn cũng không phải ngắn. Chỉ khi biết trân trọng cảm xúc của chính mình, chúng ta mới có thể thoát khỏi sự kỳ vọng của người khác và có được cuộc sống của chính mình.

Chỉ có 2 thứ trên thế giới này, 1 là những gì người khác muốn chúng ta làm và 2 là những gì chúng ta muốn làm.

Bị ám ảnh bởi điều đầu tiên chỉ làm lãng phí thời gian và năng lượng. Chúng ta chỉ có thể sống cuộc sống của chính mình nếu sống hết mình cho điều thứ hai và học cách vượt qua sự mong đợi của người khác.

Sự kỳ vọng của người khác dù tốt đến đâu cũng không bằng sự thoải mái của chính mình. Chỉ bằng cách gạt bỏ những kỳ vọng của người khác và nắm quyền lựa chọn trong tay, chúng ta mới có thể theo đuổi ý nghĩa của cuộc sống và tạo dựng nên phiên bản tốt hơn trong tương lai.

ST

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2024

Suy ngẫm về cuộc đời

 

SUY NGHẪM VỀ CUỘC ĐỜI

 

Chuyến phiêu lưu của đời là học hỏi, mục đích của đời là trưởng thành, bản tính của đời là thay đổi, thách thức của đời là vượt qua

 

Mỗi chúng ta đều có 3 lần trưởng thành, tựu chung bạn nên thấu rõ để khỏi vỡ mộng, hoang mang.

Có những người 40 tuổi nhưng vẫn chưa trưởng thành và ngược lại, có những cô cậu mặt mày non choẹt nhưng đã đi qua đủ 3 nấc thang trưởng thành. Thế nên, chớ vội kết luận tuổi tác tỉ lệ thuận với độ trưởng thành của bạn!

 

Lần đầu tiên: Khi bạn nhận mình không phải trung tâm thế giới

 

Thời còn học cấp một, có một lần, tôi được cô giáo và cả lớp đề cử đi thi văn nghệ. Khi đó tôi đã rất vui và tự hào, cũng đã rất chú tâm luyện tập. Nhưng đến ngày thi, tôi bị sốt và phải bỏ lỡ cuộc thi. Khi đó, cô giáo đành chọn một bạn nữ khác thi thay tôi.

 

Bài hát đó tôi đã tập từ lâu, còn bạn kia chỉ mới nghe qua vài lần, tôi nghĩ chắc chắn phần thi của bạn ấy sẽ dở tệ. Nhưng đến cuối cùng, lớp tôi lại đoạt được giải nhì văn nghệ.

Khi tôi biết kết quả, đó là lần đầu tiên trong đời tôi có nhiều cảm xúc trộn lẫn như vậy: có vui có buồn, có chúc mừng cũng có mất mát.

 

Tôi đột nhiên cảm thấy, hóa ra tôi cũng không quan trọng như tôi nghĩ. Bởi vì không có tôi, người khác cũng có thể làm được rất tốt.

 

Lần thứ hai: Khi bạn nhận ra mình có cố gắng đến đâu, có một số việc vẫn khiến bạn cảm thấy bất lực.

 

Trong quá trình trưởng thành, bạn sẽ nhận ra có rất nhiều việc khiến bạn cảm thấy rất bất lực, và thứ đầu tiên đó chính là sinh - lão - bệnh - tử.

Người vẫn thường ở bên cạnh bạn không biết từ lúc nào đã rời khỏi thế giới này, lần đầu tiên trong đời bạn hiểu ra, sự đối lập giữa hai từ "sự sống" và "cái chết" này nghiêm trọng biết bao.

 

Sau đó, trải qua nhiều việc hơn nữa, cảm giác bất lực sẽ từ từ tích tụ. Cuối cùng, bạn biết rõ rằng có những việc có lòng không có sức, mà những việc như vậy càng lúc càng nhiều, mà bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thỏa hiệp.

 

Lần thứ ba:  Khi bạn biết có những việc bạn không thể làm được nhưng vẫn cố tranh đấu đến cùng

 

Thực ra có nhiều việc, chúng ta đã có thể đoán trước được kết quả, nhưng lại vẫn tuân theo ý nguyện cũ, cố tranh đấu đến cùng.

Nguyên nhân chúng ta cố gắng như vậy là vì muốn khiến chúng ta có thể rút khoảng cách cái kết tốt đẹp kia gần hơn một chút nữa, làm cho bức tường ranh giới bất lực cao thêm chút.

Để sau này, chúng ta có thể đủ kiên cường, đối mặt với ít việc khiến chúng ta bất lực hơn.

 

Tất nhiên, từ bỏ chắc chắn sẽ dễ dàng hơn cố gắng rồi. Trong một buổi phỏng vấn, thầy Hà Cảnh – một MC nổi tiếng bên Trung Quốc đã từng nói:

Nếu bạn muốn đạt được gì đó, nhất định bạn phải cố gắng, hơn nữa phải học cách kiên trì, nếu bạn thật sự cảm thấy rất khó, vậy bạn cứ từ bỏ đi, nhưng sau đó đừng phàn nàn, tiếc nuối.

 

Lần trưởng thành thứ ba, bạn sẽ học được cách bao dung, bao dung bản thân và thế giới, sau đó hoàn thành những điều bạn nghĩ, chứng minh nó là đúng đắn.

 

Có vài việc chính xác mà nói không phải là lựa chọn mà chúng ta muốn, nhưng vì cuộc sống, vì phương diện tình cảm, vì nhiều loại lý do khác nhau, chúng ta không thể không đưa ra lựa chọn như vậy, sau đó lại phải thở dài mà cố gắng kiên trì.

 

Có thể trưởng thành không chỉ trải qua 3 lần, nhưng trong tất cả mọi việc mà chúng ta từng trải qua, chắc chắn sẽ có 3 điều trên, và chúng ta sẽ hiểu rằng, trưởng thành là một ẩn số không đoán trước được, là quá trình cô đơn, đòi hỏi sự kiên cường, là quá trình độc lập, trải nghiệm, thất bại, rút ra kinh nghiệm và đứng lên bước tiếp.

 

Theo Thiên Tuyết