Thứ Hai, 28 tháng 10, 2024

Người thông minh cả đời không hỏi 3 điều này

 

NGƯỜI THÔNG MINH CẢ ĐỜI KHÔNG HỎI 3 ĐIỀU NÀY

 

Cổ nhân có câu: "Đời này trăm vạn sự việc, muôn chuyện phức tạp; đời này cũng đơn giản rõ ràng, đơn bạt tại tâm".

Người có tâm sự nặng nề luôn tự tìm về phiền muộn, người có tâm tư đơn thuần không bao giờ tự tìm kiếm những rắc rối.

Chuyện thế gian không phải đều có nhân quả đúng sai. Người thông minh chân chính, cả đời không hỏi 3 câu:

 

1. Duyên phận, không hỏi kết quả

 

Bạch Lạc Mai viết trong cuốn "Sunshine of My Life": "Nếu hữu duyên, cho dù núi cao tuyết trắng, vạn dặm tầng tầng mây, cuối cùng cũng sẽ gặp lại. Nếu vô duyên, cách nhau mấy bước chân, khó lòng tương phùng".

 

Con người ở đời này, gặp ai hoặc bỏ lỡ ai, đều là được quyết định bởi chữ “duyên”.

Có người đi cùng một đoạn đường liền nói lời tạm biệt, có người cứ mãi ở bên cạnh chưa từng rời đi.

Hà tất phải chấp nhất trong một quá trình, cần gì phải cưỡng cầu một kết quả, quý trọng những lần gặp gỡ chính là sự sở hữu thật sự.

 

Phải biết rằng trong một mối quan hệ, vô tình gặp gỡ hay cuối cùng chia ly, đều là sự an bài tốt nhất. Bởi vì có thể va vào nhau một vài khoảnh khắc giữa dòng đời này đã là trân quý lắm rồi!

Duyên đến duyên đi là chuyện thường của nhân sinh.

 

2. Yêu nhau, không hỏi quá khứ

Đối với những người mình yêu thương, chúng ta thường chú ý đến mọi thứ về họ. Đó chính là lý do nhiều người luôn thích dõi theo quá khứ, nhắc lại chuyện cũ.

Chúng ta lao tâm khổ tứ, lòng đầy nghi ngờ, kết quả mình lại là người bị thương sâu nhất.

 

Người thông minh chân chính chưa bao giờ “ăn mày quá khứ” mà bỏ qua hiện tại.

Bất kể nồng cháy hay đau thương đến đâu, quá khứ vẫn không thể thay đổi. Để ý và nuối tiếc quá nhiều chỉ khiến vết thương thêm đau.

 

Học cách nói lời tạm biệt với quá khứ, buông tha cho những gì đã qua. Trân trọng hiện tại mới là trí tuệ lớn của nhân gian.

 

3. Chuyện đời, không hỏi đúng sai

 

"Chuyện ở đời này vốn không có đúng sai, chỉ có lòng người khác nhau, tư tưởng khác nhau, nguyên tắc và lập trường của mỗi người khác nhau mà thôi".

Chuyện thế gian không phải chỉ có đen và trắng. Trong cuộc sống này, bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người.

Bên cạnh đó, không nên đánh giá người khác với các tiêu chuẩn của riêng mình.

 

Điều quan trọng nhất là phải biết thay đổi tư duy, không hỏi đúng sai. Dụng tâm làm tốt mọi việc, thật lòng đối xử với mỗi người, là trí tuệ trong đối nhân xử thế.

Đúng cũng tốt, sai cũng được, không cần rối rắm khúc mắc. Nếu mọi chuyện đều phải so đo nguyên nhân, hỏi rõ ràng, vậy thì mệt mỏi phiền lòng cũng chỉ có bản thân.

 

ST

 

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2024

Tình và lý

 

TÌNH VÀ LÝ

Người Việt mình duy tình, hay bảo nhau là “một trăm cái lý không bằng một tý cái tình”.

Thế nào gọi là tình và thế nào gọi là lý?

Thái độ chủ quan gọi là tình, thái độ khách quan gọi là lý. Quan điểm tự tư là tình, quan điểm công bình là lý. Mưu cầu chuyện cá nhân và cầu lợi trước mắt là tình, cầu lợi lạc cho số đông và tính toán cho lợi ích lâu dài là lý. Làm việc có mưu cầu là tình, làm việc không mưu cầu là lý.

Tuy nghĩ đến bản thân nhưng cũng đồng thời giúp đỡ người khác đạt được lợi ích. Cũng như cùng bạn thuyền “Đồng cam cộng khổ” đưa thuyền cập bến an toàn chính là đưa bản thân mình cùng những người cùng chuyến thuyền cập bến an toàn.

Tấm lòng rộng lượng giúp người càng nhiều thì sự tiến bộ và thành tựu của bản thân càng lớn. Do vậy dù là không màn đến lợi ích của cá nhân nhưng kết quả thì chính mình lại được lợi nhiều nhất. Phương thức này chính là “Không cầu tất cả mà được tất cả” vậy.

Mặc dù vậy nhưng không thể nghiêng hẳn về tình vì như vậy sẽ xáo trộn mọi lẽ phải, không phân biệt tốt, xấu, trắng, đen. Trong mối quan hệ với gia đình và người thân có thể dùng tình, còn trong những mối quan hệ xã hội thời phải dùng lý.

Hay nói cách khác xử lý vấn đề cá nhân có thể dùng tình nhưng giải quyết việc công cần phải dùng lý. Dùng tình có thể tạo môi trường hòa giải, nhưng dùng lý lại xây dựng được nền tảng công bình, hai mặt không thể thiếu một.

 

Nỗi ám ảnh "con nhà người ta"

 

NỖI ÁM ẢNH "CON NHÀ NGƯỜI TA"

 

"Còn nhà người ta" là cách mà nhiều bậc cha mẹ thường sử dụng khi dạy con mình. Mục đích là để thấy con mình còn nhiều tấm gương để phấn đấu.

Tuy nhiên, việc bị so sánh với những người cùng trang lứa đã vô tình gây áp lực đối với con mình, trở thành nỗi ám ảnh đeo bám những đứa trẻ mãi sau này.

 

Thông qua các tấm gương tiêu biểu để hướng dẫn con cái học theo cũng là một cách giáo dục.

Thế nhưng, điều khiến con cái cảm thấy bị tủi thân không phải việc bị bố mẹ dùng người khác làm tấm gương cho mình mà ở cách nói, cách mà bố mẹ so sánh, đặc biệt là cảm giác áp lực, mệt mỏi khi bị bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng. Những nỗ lực, cố gắng mãi là không đủ.

 

Thạc sĩ Lưu Minh Hường – Chuyên gia giáo dục – chia sẻ: "Chúng ta luôn kỳ vọng con sẽ là hoàn mỹ.

Tuy nhiên, trẻ con không phải là sản phẩm theo kiểu chúng ta thích nhào nặn như nào thì nhào. Các bạn sẽ không thể như chúng ta mong muốn".

 

"Thực tế, các phụ huynh dùng thuật ngữ so sánh một cách rất tự nhiên, nghĩ rằng đó là cách tốt nhất thúc đẩy để con chúng ta có động lực trở thành con người tốt và hoàn hảo.

 

Nhưng thay vì cha mẹ phải là người hỗ trợ con để đạt được những điều mà mình mong muốn thông qua việc làm gương hay dạy dỗ, cha mẹ lại không có dạy dỗ nhiều khiến con cái khó chịu ngược lại với bố mẹ,

 

Vì ai cũng muốn được ghi nhận, được công nhận sự thành công nhưng bố mẹ lại không công nhận mình mà ghi nhận người khác".