Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2024

Vợ/ chồng bạn chênh lệch bao nhiêu tuổi?

 

VỢ/ CHỒNG BẠN CHÊNH LỆCH BAO NHIÊU TUỔI?

 

Theo các chuyên gia chuyên về tâm lý học và hạnh phúc gia đình, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững của một mối quan hệ hôn nhân, nhưng sự chênh lệch về độ tuổi của hai người trong cặp vợ chồng cũng có tác động mạnh mẽ đến sự bền vững của một mối quan hệ gia đình.

 

Theo những dữ liệu được thu thập và nghiên cứu, sự chênh lệch về độ tuổi tốt nhất giữa vợ và chồng được ước tính là khoảng 7 tuổi.

Vậy, việc chọn lựa mức độ chênh lệch về độ tuổi phù hợp nhất này sẽ mang lại những lợi ích gì cho cuộc sống của các cặp đôi?

 

Đàn ông sẽ trưởng thành hơn

Trong số nam và nữ cùng tuổi, thường thì nữ giới trưởng thành sớm hơn nam giới và có thể tâm lý phát triển nhanh hơn. Vì vậy, nếu một phụ nữ muốn tìm một đối tác có khả năng chăm sóc và quan tâm, việc lựa chọn một người đàn ông lớn tuổi hơn có thể là lựa chọn tốt.

 

Tuy nhiên, không phải lúc nào nam giới lớn tuổi cũng tỏ ra trưởng thành hơn phụ nữ, thậm chí có những trường hợp mặc dù hơn tuổi nhưng tâm hồn vẫn chưa thực sự trưởng thành hơn phụ nữ nhiều.

Nếu mức chênh lệch về độ tuổi là khoảng 7 tuổi, thì nam giới đã có đủ sự trưởng thành tinh thần, có khả năng đồng thời chăm sóc bản thân và đối tác, hiểu rõ nhu cầu của nữ giới.

 

Các đấng mày râu trưởng thành ở đây không chỉ có khả năng chăm sóc cho phụ nữ tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày mà còn có thể cung cấp hướng dẫn, gợi ý hữu ích cho họ trong công việc.

 

Trong mối quan hệ hôn nhân, khi có xung đột hoặc tranh cãi, nam giới trưởng thành sẽ biết cách thể hiện lý lẽ một cách tế nhị để giải quyết.

Ngược lại, một người đàn ông chưa trưởng thành có thể chỉ quyết đấu với phụ nữ mà không có lý do hợp lý, như thể anh ta đang so sánh và tỏ ra mình đúng.

Nếu phụ nữ phải đối mặt với người đàn ông trẻ tuổi và thiếu trưởng thành như thế, cô có thể cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái.

 

Khía cạnh kinh tế

 

Khi phần lớn nam giới vượt qua tuổi 30, sự nghiệp của họ thường đang trên đà phát triển hoặc họ đã đạt được những thành tựu đáng kể. Khác với thời kỳ vừa mới tốt nghiệp, khi mọi người còn phải vật lộn để kiếm sống, tình hình trở nên khó khăn hơn một chút.

Tính chất tài chính của các chàng trai ở độ tuổi 30 thường tốt hơn, có khả năng mang lại sự an toàn cho các phụ nữ.

 

Sự vững chắc của một mối quan hệ hôn nhân, bên cạnh tình yêu tốt đẹp, còn yêu cầu một nền tài chính ổn định. Sau khi kết hôn, việc nuôi dưỡng con cái đòi hỏi sự đầu tư tài chính lớn.

Lúc này, vai trò của tài chính gia đình trở nên rất quan trọng.

 

Chất lượng tài chính của gia đình cũng ảnh hưởng đáng kể đến mối quan hệ. Có những người, bất kể tình yêu có đẹp đến đâu, khi phải sống trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, họ có thể gặp nhiều khó khăn và thậm chí chọn cách rời đi.

 

Tuy nhiên, tình hình tài chính tốt sẽ tạo thêm động lực cho mối quan hệ giữa hai người, đồng thời cũng có tác động tích cực đến sự phát triển sau này của con cái. Dù sao, cha mẹ đều mong muốn mang đến cho con cái một cuộc sống tốt hơn.

Mặc dù vật chất không phải là yếu tố quan trọng nhất, nhưng nó vẫn đóng một vai trò quan trọng và cần thiết.

 

Sẽ hạnh phúc hơn

 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thời kỳ tốt nhất để phụ nữ mang thai nằm trong khoảng từ 24 đến 30 tuổi, trong khi đối với nam giới thì khoảng từ 30 đến 35 tuổi.

Sự chênh lệch này trong độ tuổi đem lại lợi ích cho quá trình sinh nở và phát triển của thai nhi.

 

Trong khoảng thời gian này, cả nam và nữ đều trưởng thành và ổn định hơn, biết quan tâm và chu đáo hơn, biết cách đồng cảm với cảm xúc của đối tác.

Đặc biệt, với việc chuẩn bị để đón chào sự ra đời của một đứa bé, nam giới có thể đảm nhận vai trò chăm sóc con cái và hỗ trợ vợ một cách tốt nhất, mang lại cảm giác an toàn và bình yên cho vợ trong thời kỳ mang thai.

 

Mối quan hệ tốt giữa vợ chồng không chỉ làm cho gia đình hạnh phúc hơn, mà còn có tác động tích cực đến quá trình thụ tinh và sinh em bé.

Theo: thoibaovhnt.com.vn

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2024

Giọng nói nhỏ nhẹ của con gái duyên dáng xứ Huế

 

GIỌNG NÓI NHỎ NHẸ CỦA CON GÁI DUYÊN DÁNG XỨ HUẾ

Giọng nói nhỏ nhẹ và rất duyên của những người con gái đẹp Huế được một nhà thơ mô tả một cách hình tượng: "Em ơi giọng Huế có chi. Mà trong hoa nắng thầm thì cơn mưa".

MỘT TRỜI THƠ BAY

Nghe em nói tự bao giờ,

Bao giờ chừ vẫn ngẩn ngơ lạ kỳ

Em ơi, giọng Huế có chi

Mà trong hoa nắng thầm thì cơn mưa

Nghe hoài nghe mãi chưa bưa,

Anh thương, thương quá tiếng xưa vọng về

*****

Nhiều khi như lạ như quen

Giữa mênh mông đọng giọt em ngọt ngào

*****

Xanh trong như tiếng chim chuyền

Nhìn em mái tóc che nghiêng mắt cười

Suốt đời giây phút này thôi

Lắng nghe em nói, một trời thơ bay

- Lê Nhược Thủy

Tuổi chớm già cũng có cái say đến mê mẫn

 

TUỔI CHỚM GIÀ CŨNG CÓ CÁI SAY ĐẾN MÊ MẪN

Ở tuổi chớm già, người ta gần như phải say một cái gì đó nếu không muốn… tự tử. Có người say… hoa kiểng, chiều chiều bắt chước người áo xanh Tư mã Giang Châu tỉa một cành hoa, nắn một đốt dây còn xanh trên giàn bầu, có người trau chuốt một vần thơ, có người hò hét ở sân bóng đá, cũng có người đắm đuối vào chén rượu, canh bạc.

Có cái say tốt và cái say không tốt, dĩ nhiên. Ở đây ta nói cái say, cái đam mê, cái sở thích của tuổi chớm già. Hình như ở tuổi đó, sở thích của người ta khựng lại, chắt lọc hơn, tinh chất hơn và lắng đọng hơn.

Phần đông không chọn cái ồn ào mà chọn cái yên ả, đôi khi rất một mình để lắng nghe cái im lặng chung quanh và…”im lặng đời mình”.

Tuổi chớm già, trên dưới năm mươi như người xưa nói, là tuổi ” tri thiên mệnh” gẫm không sai. Muốn không tri cũng không được.

Tạo hóa sẽ cho ngay một vố để sáng mắt ra. Tục ngữ nói “bốn chín chưa qua năm ba đã tới” là vậy. Người bị cú này, người bị cú khác như một cảnh báo. Đủ rồi.

Hồi còn trẻ ít ai tin những gì ông bà mình nói, nay thì càng ngẫm càng thấy đúng đến phát sợ. Hình như mọi thứ đều đã được sắp đặt đâu đó rồi, nhất ẩm nhất trác giai do tiền định.

Do vậy mà tuổi chớm già thích tìm tới tôn giáo. Nhỏ đọc Khổng, lớn đọc Lão Trang, già nữa thì Lão Trang cũng không đủ mà phải Chúa, phải Phật. Người ta thích tìm đến thiền, đọc thiền, hành thiền.

Người ta theo dưỡng sinh, tập khí công, ráng đưa khí vào huyệt đan điền… trong tư thế bán già, kiết già gì gì đó.

Một số nhà khoa học đâm ra tin huyền bí, điều mà lúc trẻ họ phản đối quyết liệt. Tôn giáo trở thành niềm an ủi, niềm hạnh phúc của nhiều người. Một số thích đi chùa, lễ Phật, số thích đi nhà thờ, nguyện Chúa và người ta cũng thích làm việc từ thiện.

Nhưng nói chung, ở tuổi chớm già, ngươì ta không bám vào những giáo điều cứng nhắc.

Người ta có thể hiểu sâu xa hơn ý nghĩa cuả Từ bi, Bác ái. Người ta nhìn đời bằng con mắt cảm thông hơn, độ lượng hơn bởi vì người ta đã từng trải, đã tích lũy nhiều kinh nghiệm sống, người ta đã “tri thiên mệnh”.

Ở nông thôn, ngày xưa, người vào tuổi năm mươi đã con đàn cháu đống, ra đường đã có nhiều người gọi là ông, là cụ, và mỗi khi có lễ lạc trong làng họ luôn được ăn trên ngồi trước ( “sống lâu lên lão làng”, “kính lão đắc thọ” ).

Nhiều người mới hườm hườm cũng ráng đóng vai già, nói năng điệu bộ cho ra vẻ già khá ngộ nghĩnh.

Tuy vậy, nhờ xã hội hóa theo một nếp văn hóa lâu đời ít thay đổi ở nông thôn như vậy, người chớm già dễ dàng chấp nhận và an phận.

Đó là ngày xưa. Bây giờ nông thôn cũng đã khác. Người chớm già ở đô thị nói chung thường thích tham gia vào một công việc nào đó của cộng đồng, như tham gia vào một hội đoàn, một câu lạc bộ, là thành viên của hội phụ huynh học sinh, hội chữ thập đỏ , hội từ thiện v.v…

Nhờ sinh hoạt trong một tập thể như vậy họ thấy thoải mái, dễ chịu, thấy mình vẫn có ích cho cộng đồng, vẫn có thể đóng góp những kinh nghiệm trong lãnh vực này hay lãnh vực khác.

Những người vốn quen với công việc xã hội sẽ thích nghi dễ dàng và hài lòng với công việc mới này, nhưng những người không quen cũng không phải dễ dàng tham gia một cách thoải mái.

Một số người tìm kiếm những người bạn cùng sở thích, hợp thành những nhóm nhỏ thân mật, gần gũi, tổ chức những cuộc vui chơi yên tĩnh, hoặc đi đó đi đây, thăm viếng các thắng cảnh, chuà chiền cũng là một cái thú rất tốt.

Lúc này họ thường đi với nhau từng nhóm nhỏ mà không đi theo từng gia đình có nhiều thế hệ như trước. Thực ra bọn nhóc cũng đã lớn, có khuynh hướng tách thành từng nhóm riêng của chúng mà không theo cha mẹ nữa.

ST