Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2024

Chỉ số Hạnh phúc Toàn cầu năm 2023

 

CHỈ SỐ HẠNH PHÚC TOÀN CẦU NĂM 2023

 

Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2024 - báo cáo thường niên lần thứ 11 - vừa được công ty Gallup International công bố, Việt Nam đứng thứ 54 trong tổng số 143 quốc gia/vùng lãnh thổ được khảo sát, tăng 11 bậc so với xếp hạng năm 2023. Trung Quốc tăng 4 bậc lên vị trí thứ 60 trong bảng xếp hạng.

 

Xét ở khu vực châu Á, Việt Nam đứng vị trí thứ 6, sau Sinagpore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines.

 

Đứng đầu danh sách năm nay tiếp tục là Phần Lan. Đây là năm thứ 7 liên tiếp Phần Lan được xếp hạng là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Theo sau là Đan Mạch và Iceland.

 

Đáng chú ý, Mỹ không còn nằm trong top 20 nơi hạnh phúc nhất thế giới khi tụt xuống vị trí thứ 23. Đây là lần đầu tiên nền kinh tế lớn nhất thế giới không nằm trong top 20 kể từ khi xếp hạng này bắt đầu được công bố thường niên vào năm 2012.

Năm 2023, Mỹ đứng thứ 15. Nguyên nhân cho sự tụt hạng năm nay là cảm giác hạnh phúc tự đánh giá ở tất cả các nhóm tuổi tại Mỹ đều giảm xuống, đặc biệt ở người trẻ.

 

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2024 được đưa ra dựa trên khảo sát Gallup World Poll, trong đó đánh giá các quốc gia và vùng lãnh thổ theo thang điểm 10.

Theo các tiêu chí gồm GDP bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội, tuổi thọ, sự tự do trong lựa chọn cuộc sống, sự hào phóng, nhận thức về tham nhũng.

 

Khảo sát đào sâu vào các lĩnh vực này và cung cấp thông tin chuyên sâu về xếp hạng chất lượng cuộc sống của người dân tại các quốc gia/vùng lãnh thổ được khảo sát,

“Các nhân tố này giải thích cho sự khác biệt giữa các quốc gia, trong khi xếp hạng về hạnh phúc chỉ dựa trên câu trả lời của người tham gia khảo sát khi được yêu cầu đánh giá về cuộc sống của chính họ”, theo thông báo của Báo cáo Hạnh phúc Thế giới công bố ngày 20/3.

 

Đứng thứ 30 toàn cầu, Singapore là quốc gia hạnh phúc nhất tại khu vực châu Á.

Singapore này cũng nằm trong top đầu trong hạng mục nhận thức về tham nhũng – với mức nhận thức thấp nhất trong tất cả các quốc gia/vùng lãnh thổ được khảo sát.

 

“Điều này có nghĩa là chính phủ Singapore được đánh giá là ‘sạch’ thạm nhũng, nên nhận thức của người dân về tham nhũng ở mức rất thấp, thậm chí thấp hơn các quốc gia như Đan Mạch hay Na Uy”,

 

Ở châu Á, Myanmar, Campuchia, Ấn Độ, Sri Lanka và Bangladesh là những quốc gia có xếp hạng hạnh phúc thấp nhất. Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới, đứng thứ 126 trong 143 nơi được khảo sát.

 

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2024

Cười mà không tranh cãi là một loại rộng lượng

 

CƯỜI MÀ KHÔNG TRANH CÃI LÀ MỘT LOẠI RỘNG LƯỢNG

Người xưa có câu quân tử lúc nào cũng vô tư thản đãng, chỉ có kẻ tiểu nhân mới thường sợ sệt, ưu sầu.

Đôi khi một nụ cười có thể làm tiêu tan ân oán giữa đôi bên, có thể khiến những người xa xứ, tha hương cảm thấy ấm áp trong lòng.

Trong thế gian, có lẽ nở một nụ cười là động tác đơn giản nhất nhưng lại hoàn mỹ nhất.

Đời người, có những lúc chúng ta phải đối mặt với những lời giễu cợt của người khác, cũng có lúc chúng ta sẽ thấy bất lực vì bị người khác hiểu lầm.

Khi ấy, nếu chúng ta cứ nhất quyết phải giải thích, tranh biện với họ thì chỉ càng đẩy họ sang phía đối lập với chúng ta.

Cái tâm của chúng ta cũng sẽ bị khuấy động, do đó loạn càng thêm loạn.

Lúc này chi bằng chỉ cần giữ một nụ cười trên môi và để mặc cho người đời bàn luận đúng sai, tốt xấu.

Nhân sinh, mãi cứ oán giận chi bằng tĩnh hạ tâm xuống suy nghĩ sâu xa, thời gian như nước chảy sẽ cuốn trôi tất cả những điều không hay trong cuộc đời.

 


Cẩn thận tập luyện thể chất cường độ cao

 

CẨN THẬN TẬP LUYỆN THỂ CHẤT CƯỜNG ĐỘ CAO

Mặc dù tập thể dục nhẹ nhàng, vừa phải hầu như luôn có lợi cho quá trình tiêu hóa, nhưng chúng ta cần phải cẩn trọng khi tập luyện với cường độ cao.

Djalal giải thích: “Lưu lượng máu dọc theo toàn bộ đường ruột tăng lên để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa.

Khi ta tập thể dục, máu bơm đến các bộ phận khác như cơ bắp, phổi và trái tim để cung cấp năng lượng và oxy cho những cơ quan đó ít hơn.

Về cơ bản, hệ tiêu hóa, cơ bắp và hệ thống hô hấp bắt đầu tranh giành lưu lượng máu.”

Khi ta hoạt động thể chất ở mức vừa phải, lưu lượng máu trong cơ thể được phân phối đều cho các hệ thống khác nhau, cho phép tất cả các hệ thống có thể hoạt động hiệu quả cùng một lúc.

Tuy nhiên, khi phải tập luyện với cường độ cao hơn, cơ bắp, phổi và tim sẽ cần sử dụng nhiều máu hơn để duy trì hoạt động, nên lượng máu còn lại cho hệ tiêu hóa sẽ bị ít đi.

Điều này khiến cơ thể khó tiêu hóa thức ăn trong quá trình tập luyện.

Khi tập thể dục ở cường độ cao, cơ thể sẽ sử dụng nhiều oxy hơn để tạo ra năng lượng, hay còn gọi là ATP.

Quá trình này cũng tạo ra các phụ chất như ion lactate ion hydro. Khi tập thể dục nhẹ nhàng vừa phải, cơ thể có thể dễ dàng loại bỏ những phụ chất này trước khi chúng gây ra bất kỳ vấn đề gì.

Nhưng khi tăng cường độ tập luyện, đôi khi cơ thể không theo kịp, và hệ tiêu hóa sẽ cố gắng loại bỏ các chất này ra khỏi cơ thể bằng cách gây ra cảm giác buồn nôn.

Đó là lý do chúng ta có thể thấy ai đó nôn mửa ngay sau một cuộc đua nước rút rất ngắn nhưng rất căng thẳng, hoặc ta có thể cảm thấy buồn nôn, mắc ói sau một buổi tập gắng sức.

Nguồn: “How exercise can help—or hurt—your digestion”