Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2024

Cẩn thận tập luyện thể chất cường độ cao

 

CẨN THẬN TẬP LUYỆN THỂ CHẤT CƯỜNG ĐỘ CAO

Mặc dù tập thể dục nhẹ nhàng, vừa phải hầu như luôn có lợi cho quá trình tiêu hóa, nhưng chúng ta cần phải cẩn trọng khi tập luyện với cường độ cao.

Djalal giải thích: “Lưu lượng máu dọc theo toàn bộ đường ruột tăng lên để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa.

Khi ta tập thể dục, máu bơm đến các bộ phận khác như cơ bắp, phổi và trái tim để cung cấp năng lượng và oxy cho những cơ quan đó ít hơn.

Về cơ bản, hệ tiêu hóa, cơ bắp và hệ thống hô hấp bắt đầu tranh giành lưu lượng máu.”

Khi ta hoạt động thể chất ở mức vừa phải, lưu lượng máu trong cơ thể được phân phối đều cho các hệ thống khác nhau, cho phép tất cả các hệ thống có thể hoạt động hiệu quả cùng một lúc.

Tuy nhiên, khi phải tập luyện với cường độ cao hơn, cơ bắp, phổi và tim sẽ cần sử dụng nhiều máu hơn để duy trì hoạt động, nên lượng máu còn lại cho hệ tiêu hóa sẽ bị ít đi.

Điều này khiến cơ thể khó tiêu hóa thức ăn trong quá trình tập luyện.

Khi tập thể dục ở cường độ cao, cơ thể sẽ sử dụng nhiều oxy hơn để tạo ra năng lượng, hay còn gọi là ATP.

Quá trình này cũng tạo ra các phụ chất như ion lactate ion hydro. Khi tập thể dục nhẹ nhàng vừa phải, cơ thể có thể dễ dàng loại bỏ những phụ chất này trước khi chúng gây ra bất kỳ vấn đề gì.

Nhưng khi tăng cường độ tập luyện, đôi khi cơ thể không theo kịp, và hệ tiêu hóa sẽ cố gắng loại bỏ các chất này ra khỏi cơ thể bằng cách gây ra cảm giác buồn nôn.

Đó là lý do chúng ta có thể thấy ai đó nôn mửa ngay sau một cuộc đua nước rút rất ngắn nhưng rất căng thẳng, hoặc ta có thể cảm thấy buồn nôn, mắc ói sau một buổi tập gắng sức.

Nguồn: “How exercise can help—or hurt—your digestion”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét