Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2024

Hội chứng xây chùa to, dựng tượng phật to, cúng dường to ở Việt Nam

 

HỘI CHỨNG XÂY CHÙA TO, DỰNG TƯỢNG PHẬT TO, CÚNG DƯỜNG TO Ở VIỆT NAM

- Chùa Bái Đính Là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, có diện tích 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ cùng với 80 ha khu chùa Bái Đính xây mới từ năm 2003.

Chùa Bái Đính mới này đang lưu giữ nhiều kỷ lục Việt Nam, Châu Á và Đông Nam Á như: Ngôi chùa có diện tích lớn nhất, Hành lang La Hán 234 gian, dài gần 3km, dài nhất Châu Á,

Chùa có 500 pho tượng La Hán nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam, tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng cao 10 m, nặng 100 tấn lớn nhất châu Á. Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á.

- Chùa Khai Nguyên (Sơn Tây, Hà Nội) có pho tượng Phật chiều cao lên đến 72m, được xem là bức đại tượng quy mô tầm cỡ lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

- Chùa Hội Khánh (Bình Dương) là nơi đặt pho tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam, với kích thước dài 52m, cao 12m và nằm cách mặt đất 24m. Không chỉ vậy, tượng Phật còn nổi tiếng quốc tế bởi được công nhận kỷ lục về tượng Phật nhập niết bàn nằm trên mái dài nhất châu Á.

- Chùa Bửu Sơn, TP. Sóc Trăng có những cây nến khổng lồ gồm 6 cây nến lớn và 2 cây nến nhỏ. Mỗi cây nến lớn cao 2,6m, nặng chừng vài tạ mỗi cây, và hai cây nến nhỏ, có chiều cao tương tự, nhưng đường kính chỉ bằng nửa những cây nến lớn. cặp nến nhỏ đang cháy ròng rã đến nay đã 39 năm. Theo dự tính, phải chừng 4 - 5 năm nữa mới cháy hết, còn 3 cặp nến lớn chưa đốt, theo ước tính, để 1 cặp nến lớn cháy hết, phải mất trên dưới 100 năm.

Trong chùa còn có 3 cây hương (nhang) khổng lồ, mỗi cây cao 1,5m, nặng 50kg và hiện chưa đốt. Theo lời di chúc của người sáng lập ngôi chùa, sau khi đốt hết những cây nến khổng lồ, mới tiếp tục đốt 3 cây nhang.

Tháng 4/2008: Cũng vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương, chiếc bánh chưng 2 tấn được làm từ 900kg gạo nếp, 200kg đậu xanh, 100kg thịt lợn với kích thước 1,8m x 1,8m x 0,7m và bánh giầy 1 tấn đường kính 1,8m. đã được Công viên văn hóa Đầm Sen làm, được vận chuyển trong xe lạnh từ TP. HCM ra Bắc để kịp dâng cúng trong dịp giỗ Tổ.

Ngày 4/4/2014: Tại Hưng Yên, chiếc bánh chưng nặng 4,3 tấn có kích thước 2,5m x 2,5 m x 80 cm và được làm từ 3 tấn gạo nếp, 3 tạ đường, 3 tạ đỗ, 5 tạ lá dong và 1,5 tạ lạt buộc cùng 1 chiếc bánh giầy nặng khoảng 5 tạ đã được dùng dâng cúng các vua Hùng ở đền Mẫu Tổ Âu Cơ tại Hưng Yên.

Năm 2016 công viên văn hóa Đầm Sen (TP. HCM) lại một lần nữa gói chiếc bánh chưng khổng lồ để dâng lên Quốc Tổ. Chiếc bánh chưng “khủng” lần này có trọng lượng đến 2,5 tấn, được làm từ 1,2 tấn gạo nếp, 300kg đậu xanh, 200kg thịt heo, 300kg lá chuối và 50kg lá dong. Khi thành phẩm, bánh có diện tích 2,6m vuông, cao 0,6m.

...................

Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, ngôi chùa là nơi truyền bá chính pháp. Nhưng nhiều chùa hiện nay chỉ chú trọng vào việc cúng lễ hơn là giảng đạo và tổ chức khóa tu. Nào là hộ niệm, cầu siêu, cúng tuần, dâng sao giải hạn, giải oan.. vô hình trung biến đạo Phật thành đạo cầu cúng.

Người ta đến chùa không phải là hướng Phật, học Phật mà là để cầu xin. Người ta dâng lên tam bảo một chút hoa, quả cúng một ít tiền lẻ để đổi lấy cầu xin Phật thánh ban cho đủ thứ từ sức khỏe, tài lộc, chức tước, tình duyên, mua may bán đắt…

Có người cho rằng sắm lễ càng to theo kiểu “ tốt lễ dễ kêu, cầu gì được nấy”. Đi chùa như vậy lợi ích được nhiều chăng?

 

Thư giản cuối tuần

 

THƯ GIẢN CUỐI TUẦN

Lớp đang học về truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy, Cu Tèo ngủ gật. Thấy vậy, thầy giáo hỏi: “Tèo, ai đã lấy cắp nỏ của An Dương Vương?”.

Giật mình, Cu Tèo vội đáp: “Thưa thầy con không lấy, con không lấy, bạn nào lấy con không biết…”.

Thầy giáo chán nản, đem câu chuyện kể lại cho hiệu trưởng nghe. Hiệu trưởng nghe xong, trầm ngâm một lúc rồi bảo:

“Thôi được, chuyện đâu còn có đó, trẻ con ấy mà. Thầy xem thử cái nỏ đó giá bao nhiêu để trường bỏ tiền ra mua một cái khác thay thế. Rõ khổ, đồ dùng dạy học thì đang thiếu tứ bề!”.

Câu chuyện được đem kể lại ở sở giáo dục và đào tạo. Những người có mặt bò lăn ra cười, chỉ một người không cười, đó là kế toán trưởng.

Mọi người ngạc nhiên nhìn bà ta, bà ta nói: “Tôi mà là giám đốc sở thì tôi sẽ cách chức tay hiệu trưởng đó. Tiền đâu ra mà cái gì cũng mua, cái gì cũng chi như vậy?…”

ST

 

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2024

Bạn có tin vào duyên phận?

 

BẠN CÓ TIN VÀO DUYÊN PHẬN?

Có may mắn trong tình yêu hay không phụ thuộc một phần vào thái độ và cách nghĩ của bạn. Tình yêu cũng có một phần thuộc về may mắn. Có khi bạn đi mỏi chân, nhìn mỏi mắt cũng chẳng thể tìm thấy cho mình một tình yêu đích thực.

Nhưng nhiều khi, tình yêu lại đến vô cùng bất ngờ. Có may mắn trong tình yêu hay không lại phụ thuộc một phần vào thái độ và cách nghĩ của bạn. Hãy thử làm bài trắc nghiệm sau để xem mình có bao nhiêu cơ may trong tình yêu?

Nếu một ngày, bạn bước ra đường và nhặt được một món đồ quý giá:

Đây là lời lý giải theo cách mà bạn suy nghĩ:

1. Hên quá! Bạn nhặt ngay và cất đi: bạn biết “chớp thời cơ” trong chuyện tình cảm. Bạn tin vào duyên phận và đón nhận nó một cách nồng nhiệt.

2. Ngó nghiêng xung quanh xem có ai không rồi mới nhặt: Không hoàn toàn tin vào duyên phận. khi quyết định đi đến tình yêu, bạn thường quan tâm đến thái độ của mọi người xung quanh nhiếu hơn.

3. Chưa dám nhặt vì bạn nghĩ: “Chắc có ai đang trêu mình?” hoặc “Liệu có phải của kẻ gian nào làm rơi. Mình nhặt lại mang tội thì chết!”:

Bạn không dám phiêu lưu trong chuyện tình cảm. Bạn không tin vào duyên phận hay bất cứ một cái gì “tình cờ”. Bạn luôn cho rằng mọi thứ không bình thường đều ẩn chứa một mối hoạ.

4. Lấy chân dẫm lên nó. Đợi không còn có ai xung quanh, sau đó mới nhặt: Bạn tỏ ra lén lút trong mối quan hệ này.

Vừa tin lại vưa không tin vào số phận. khi thời cơ đến, bạn cũng biết nắm bắt lấy, nhưng lại nắm bắt một cách dở dang, không triệt để.

Chỉ khi không còn có ai vây quanh đối tượng, bạn mới chắc chắn để bắt đầu chuyện tình cảm.

Kết luận: Những người biết nắm bắt vận mệnh, duyên số thì sẽ có cơ may lớn trong tình yêu.