Thứ Ba, 26 tháng 3, 2024

8 cấp độ của 'Tự do tài chính' – Bạn đang ở mức nào?

 

8 CẤP ĐỘ CỦA 'TỰ DO TÀI CHÍNH' – BẠN ĐANG Ở MỨC NÀO?

Cuộc sống hiện đại đòi hỏi con người có nhiều tiền để có thể đáp ứng những nhu cầu cá nhân. Mong muốn tự do làm công việc yêu thích mà không quá quan tâm đến thu nhập trở thành nhu cầu của không ít người trong xã hội.

Khái niệm Tự do tài chính cũng từ đó được nhiều người theo đuổi.

 

Có bao nhiêu tiền thì bạn có tự do tài chính?

Tự do tài chính là trạng thái mà con người có đủ tiền để trang trải cuộc sống hay đưa ra những quyết định và lựa chọn mà không phải đắn đo đến tác động về mặt tài chính. Tự do tài chính không phụ thuộc vào thời gian, độ tuổi hay trí thông minh của bạn.

Tự do tài chính phụ thuộc vào năng lực làm chủ và kiểm soát sức khỏe tài chính của bạn. Theo một cách hiểu khác, tự do tài chính là trạng thái khi bạn thoát khỏi nỗi lo lắng về tiền bạc.

 

Hình dung thế này, khi bạn có số tiền gấp 25 lần chi phí sinh hoạt hàng năm tối thiểu của mình (cách tính này tương tự cho hộ gia đình) thì bạn được coi là người có tự do tài chính.

Ví dụ, bạn cần chi tiêu 20 triệu mỗi tháng thì một năm bạn cần 240 triệu. Vậy bạn cần ít nhất 6 tỷ để cơ bản đạt được tự do tài chính.

 

Con số 25 lần thu nhập bắt nguồn từ quy luật 4% trong một nghiên cứu năm 1998 của 3 giáo sư đại học Trinity Texas. Trong đó các giáo sư phân tích danh mục đầu tư của nhiều người trong khoảng thời gian 1926 đến 1995.

 

Kết quả cho thấy, với đại đa số các trường hợp, nếu mỗi năm rút 4% số tiền ban đầu tư thì đủ (hoặc dư) để sống thêm 30 năm.

Nghiên cứu chỉ ra rằng trong thời gian từ năm 1926 đến năm 1995, trung bình lợi nhuận từ cổ phiếu và trái phiếu ở Mỹ đạt con số 10%. Trừ đi lạm phát trung bình khoảng 3%/năm thì 4% là số tiền an toàn có thể rút ra mà vẫn đảm bảo số tiền gốc.

 

Trên thực tế, con đường dẫn đến Tự do tài chính không hề dễ dàng. Mỗi người có một cuộc đời khác nhau, con đường đến tự do tài chính vì thế cũng khác nhau.

 

Các cấp độ của Tự do tài chính – Bạn đang ở đâu?

 


8 cấp độ tự do tài chính:

Cấp độ 1: Có tài khoản dự phòng

- Khi bạn đủ tiền để chi trả cho những trường hợp khẩn cấp trong ít nhất 3 đến 6 tháng. Tiền lương được nhận hàng tháng sẽ không còn là vấn đề không thể chậm trễ nữa.

- Một bất ngờ là ngay cả những người giàu có hay tầng lớp trung lưu vẫn phải sống trông chờ vào khoản thu nhập hàng tháng.

 

Cấp độ 2: Đủ tiền cho những kì nghỉ

- Đôi khi bạn muốn có một kỳ nghỉ bất ngờ cùng người thân. Cấp độ 2 của tự do tài chính cho phép bạn có thể tạm thời rời khỏi công việc trong thời gian ngắn và vẫn có đủ chi phí cho những chuyến du lịch. (Tất nhiên chi phí này nằm ngoài khoản tiết kiệm dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp)

 

Cấp độ 3: Hạnh phúc với tiền bạc

- Bạn đạt đến cấp độ này khi đã thoải mái với các khoản chi tiêu cho nhu cầu hàng tháng sau khi đã bỏ ra khoản tiền cần thiết để tiết kiệm.

 

Cấp độ 4: Tự do trong lựa chọn

- Đó là khi bạn có đủ tiềm lực về tài chính để rời bỏ công việc làm công. Bạn có thể dành thời gian cho sở thích mà không cần suy nghĩ đến mức lương.

- Đây cũng là cấp độ mà nhiều người mong muốn. Khi có thể tự do theo đuổi đam mê hoặc chăm sóc gia đình mà không phải đắn đo nhiều về thu nhập.

 

Cấp độ 5: Sẵn sàng để nghỉ hưu

- Bạn có khoản tiền tiết kiệm đủ nhiều để trích ra một con số cố định hàng tháng đến hết đời. Tuy nhiên số tiền này đủ để chi trả cho những nhu cầu cơ bản và bạn phải cắt giảm một số nhu cầu và chi tiêu vô cùng kỉ luật.

 

- Nhiều bạn trẻ trên khắp thế giới đang hướng đến cấp độ này trong phong trào F.I.R.E (Độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm). Nguyên tắc của phong trào này là tiết kiệm tối đa 50- 75% thu nhập của bạn để tích lũy tài sản từ đó tạo ra các nguồn thu nhập thụ động để chi trả cho các chi phí hưu trí.

 

Cấp độ 6: Sẵn sàng cho một kì nghỉ hưu tốt

- Là khi bạn có đủ tiền hoặc dòng thu nhập thụ động cố định dư dả so với phí sinh hoạt hàng tháng mà bạn cần.

 

Cấp độ 7: Đủ đầy cho cuộc sống trong mơ

- Đó là khi khoản tiền thụ động đủ để bạn đi du lịch nước ngoài và tận hưởng cuộc sống với bạn bè.

 

Cấp độ 8:  Có nhiều hơn số tiền mà bạn có thể chi tiêu

- Đó là khi của cải sẽ sống lâu hơn chính bạn. Bạn không thể tiêu hết số tiền mình có trong suốt cuộc đời.

 

Ở Việt Nam, tự do tài chính đang là từ khoá nóng trong cộng đồng giới trẻ. Được coi là chương trình đầu tiên và gần gũi nhất với giới trẻ về vấn đề quản lý tài chính cá nhân.

 

"Tự do Tài chính" – chuỗi talkshow định kỳ hàng tuần của Đài Truyền hình Việt Nam, phát sóng trên mạng xã hội, chia sẻ và dẫn dắt để giới trẻ từng bước hiểu hơn những con đường làm giàu cho bản thân, giảm thiểu những rủi ro, vấp ngã trong quản lý tài chính, dần dần tận hưởng sự tự do tài chính.

 

ST

4 khuynh hướng hành vi D-I-S-C.

 

4 KHUYNH HƯỚNG HÀNH VI D-I-S-C.

Lý thuyết DISC được nghiên cứu và tạo ra bởi nhà tâm lý học William Moulton Marston.

Năm 1928, ông đã đưa ra giả thuyết rằng mọi người bị thúc đẩy bởi bốn động lực bên trong, đây là cơ sở để ông mô tả và giới thiệu về 4 khuynh hướng hành vi được thể hiện bằng 4 chữ cái D-I-S-C

Theo ông, quan sát hành vi sẽ giúp mỗi người hiểu về tính cách của người khác, bởi vì hành vi chính là những “suy nghĩ, lời nói và hành động” được lặp đi, lặp lại.

Hành vi bị tác động, ảnh hưởng từ động cơ bên trong gọi là tính cách.

Do đó, bằng cách quan sát hành vi, chúng ta có thể phần nào hiểu được tính cách của người khác.

Mô hình DISC về hành vi của con người dựa trên quan sát hai khuynh hướng hành vi cơ bản về cách mọi người thường cư xử, đó là hướng nội hay hướng ngoại; hướng về công việc hay hướng về con người.

Người hướng ngoại có khuynh hướng “nhanh” như di chuyển nhanh, nói nhanh và quyết định nhanh.

Còn người hướng nội có khuynh hướng “chậm” nói chậm, nói nhẹ nhàng. Họ thích xem xét mọi thứ cẩn thận và kỹ lưỡng trước khi ra quyết định.

Người hướng về công việc quan tâm đến kết quả, ưu tiên hoàn thành công việc và ít quan tâm đến cảm xúc của người khác.

Ngược lại, người hướng về con người, quan tâm đến cảm xúc của người khác và điều chỉnh để phù hợp với những người xung quanh.

Từ 4 khuynh hướng hành vi, hình thành nên 4 nhóm tính cách.

ĐẶC ĐIỂM 4 NHÓM TÍNH CÁCH DISC

D - Dominant (Người Quyết đoán)

Nhóm người này hướng ngoại và hướng về công việc. Đặc trưng của nhóm Người Quyết đoán có thể được mô tả bởi các tính từ sau: Quyết đoán, mạnh mẽ, tự tin, nhanh nhẹn, năng nổ, tập trung, cạnh tranh, hướng đến kết quả, hay đòi hỏi.

Nhóm Người Quyết đoán có đặc điểm là xông xáo, họ thường tập trung vào kết quả, tập trung vào mục tiêu. Họ làm gì rất tập trung và chủ động trong công việc.

Nhóm người này luôn là người tiên phong, đứng mũi chịu sào, sẵn sàng đón nhận trách nhiệm.

Một đặc điểm rất dễ nhận dạng người có tính cách này đó là, rất thu hút người khác vì họ luôn luôn là tâm điểm của đám đông, họ mạnh dạn xuất hiện trước đám đông.

Đây là nhóm người có thể đưa ra các quyết định liều lĩnh, các quyết định đôi khi cảm tính và rất nhanh. Với tính cách mạnh mẽ hay nói thẳng, thường hay áp đặt ý kiến lên người khác. Họ là người cái tôi cá nhân cao nên ít quan tâm đến mối quan hệ, cảm xúc của người khác mà chỉ tập trung vào mục tiêu.

I - Influences (Người Quảng giao)

Nhóm người này hướng ngoại nhưng lại hướng về con người. Nhóm này có những đặc trưng như sau: Nhiệt tình, nói nhiều, hoạt bát, thích cái mới, dễ thích nghi, không quan tâm đến chi tiết và thời hạn.

Người Quảng giao rất nhiệt tình, luôn hướng đến con người, hướng đến các mối quan hệ. Họ thích cái mới, sự khác lạ. Người Quảng giao luôn luôn nhìn thấy những mặt tích cực, là người cư xử khéo léo nên ít khi tỏ thái độ thể hiện giận dữ. Người nhóm I thường có kiến thức rộng, nhiều thông tin nhưng không sâu, không đi vào chi tiết. Một đặc điểm rất dễ nhận ra đó là, họ nói nhiều nhưng hay quên chính điều mình đã nói.

S - Steadiness (Người Điềm đạm)

Nhóm người này hướng nội và hướng về con người. Đặc trưng của nhóm: Điềm đạm, tận tâm, trách nhiệm, giỏi lắng nghe và quan tâm người khác.

Đây là nhóm người rất thân thiện, bởi vì, họ quan tâm đến con người. Họ quan tâm đến các mối quan hệ hơn là các công việc. Họ quan trọng con người hơn mục tiêu. Người Điềm đạm biết lắng nghe và nhẫn nại. Đây là người thấu hiểu người khác và đáng tin cậy. Người Điềm đạm luôn thận trọng trong hành vi nên thường tránh sự xung đột, tranh cãi. 

Khi nói chuyện với người điềm đạm mà có khác biệt về quan điểm sẽ không tranh luận. Có một đặc trưng cần lưu ý đó là, Người Điềm đạm nếu có trải nghiệm tiêu cực sẽ không bao giờ quên và khó tha thứ. Tuy nhiên, nếu đã lấy được niềm tin của người nhóm S thì họ rất trung thành. Có thể nhận diện người S qua vẻ hơi nhút nhát, ít nói hơn.

C - Compliance (Người Cẩn trọng)

Đây là nhóm người hướng nội và hướng về công việc. Đặc trưng của nhóm Người Cẩn trọng: Chính xác, cầu toàn, tỉ mỉ, chi tiết, công bằng, rõ ràng và kỷ luật.

Người Cẩn trọng thích sự chính xác và chi tiết. Họ làm việc cẩn trọng, đôi khi quá cầu toàn trong các công việc. Trong công việc họ nghiêm túc không có sự hài hước. Người Cẩn trọng không tập trung vào con người, cho nên khi nói chuyện sẽ không cởi mở. Nhóm người này khó thuyết phục nhất, bởi cái tôi và sự kiên định của họ.

Một đặc điểm dễ nhận dạng ra nhóm người này đó là, luôn đúng giờ, ví dụ nếu cuộc họp, cuộc hẹn diễn ra vào lúc 2h chiều thì thường trước 2h họ đã có mặt.

Chúng ta đều thấy cả 4 tính cách này đều có điểm mạnh và điểm yếu. Nếu biết rõ từng đặc điểm của mỗi người sẽ giúp cho chúng ta dễ dàng tiếp cận với đối tượng  hơn. Bản thân mỗi con người nếu hiểu rõ tính cách của mình cũng có thể rèn luyện để hoàn thiện bản thân.

Thực tế có rất ít người chỉ mang 1 loại tính cách duy nhất và mỗi người đều có thể xuất hiện đồng thời cả 4 tính cách này tùy thuộc vào thời điểm hay tình huống.

Tuy nhiên, trong hoạt động hàng ngày, phần lớn mỗi người sẽ biểu hiện rõ nét 1 hoặc lai giữa 2 tính cách, nhưng vẫn có thiên hướng theo một tính cách cụ thể, như D-I, I-S, S-C,….

Ví dụ kiểu người DC: Sự kết hợp này tạo tính cách người thích hoàn thành công việc và quyết đoán. Biểu hiện ra ngoài đôi khi được xem là vô cảm, lãnh đạm hoặc xa cách.

Do họ luôn cảm thấy thoải mái nhất ở vị trí thống lĩnh, dẫn dắt đội nhóm hoặc thể hiện sức ảnh hưởng.

Trong khi đó, người ID tràn đầy nhiệt huyết với những ý tưởng mới với những quyết định táo bạo.

Người IS là tuýp người luôn sẵn sàng lắng nghe và đồng cảm với mọi mình. Họ tự tin, nhận thức và dễ gần.

Sự kết hợp giữa S-C tạo ra một người chi tiết giỏi về kỹ thuật tư duy rất logic và hiểu được đa dạng các lĩnh vực.

Đây là một tuýp người đáng tin cậy, người tránh được xung đột nhưng không trốn tránh trách nhiệm.

Tính cách của con người cũng có thể thay đổi theo thời gian nhưng vẫn bị chi phối bởi tính cách gốc.

Theo một kết quả nghiên cứu được trích dẫn trong cuốn BUYING STYLES của tác giả Michael Wilkingson, theo đó, tác giả đã khảo sát một mẫu ngẫu nhiên gồm hơn 250.000 người, kết quả có 45% thuộc nhóm S, 29% thuộc nhóm I, 18% thuộc nhóm D, và 8% thuộc nhóm C.

ST



Thứ Hai, 25 tháng 3, 2024

Cảm ơn mẹ đã dạy con bài học yêu

 

CẢM ƠN MẸ ĐÃ DẠY CON BÀI HỌC YÊU

 

Tôi cũng không hiểu tại sao con gái khi yêu lại cứ phải dựa dẫm vào tình cảm của một người đàn ông. Lúc nào cô ta cũng nghĩ anh ấy có yêu mình hay không, mình có khiến anh ấy hạnh phúc hay không, hay như ngoài mình ra anh ấy có nhớ đến ai đó khác không. 

 

Đó là những suy nghĩ dồn chúng ta đến thế yếu hơn họ. Đàn ông khi yêu nếu được chiều chuộng quá thường luôn nghĩ mình là duy ngã độc tôn trong lòng cô ấy, dần dà từ tình cảm ban đầu sẽ thành sự chiếm đoạt. Đó thực ra đâu phải là tình yêu!

 

Có rất nhiều cách khiến tình yêu biến chất, cách đơn giản nhất chính là mù quáng yêu một người. Yêu không sai, cái sai chính là chúng ta không hiểu đối phương và mình muốn gì ở nhau.

Tôi sống hơn hai mươi năm, từ khi nhận thức được tình yêu thì luôn nghĩ chỉ cần sự đồng thuận trong tâm hồn là được. Nhưng mẹ tôi lại dạy, đó chỉ là lúc ban đầu. 

 

Tình yêu phức tạp hơn hết thảy thứ tình cảm nào khác, để kéo dài nó phải trải qua rất nhiều thử thách. Nếu như qua một thời gian, tình yêu không khiến con mệt mỏi có nghĩa là con đã thắng. Còn nếu con thua, thì mẹ nghĩ con cũng biết rồi đấy…

 

Song, mẹ tôi đã dạy cho tôi rất nhiều điều trong tình yêu. Bà khiến tôi hiểu rằng phụ nữ khi yêu cũng cần sòng phẳng như đàn ông.

Họ đối với ta chân thành thì ta chân thành lại, họ giả dối với ta ta có thể vứt bỏ không mảy may thương tiếc. Đó là điều chúng ta đáng được làm chứ không phải là điều chúng ta nên làm.

 

Đổi lại, mẹ tôi luôn nói nếu con cần sự tôn trọng từ ai đó con cũng phải tôn trọng họ. Chẳng ai thích cứ một mình cố gắng rồi quay sang thấy người đó đang nhởn nhơ cười cợt.

Người có thể tôn trọng con là người đàn ông hiểu được thế giới của con có những gì và con nên biết ơn anh ta vì điều đó.

Người suốt ngày chê bai, đòi hỏi con là người không hiểu được trái tim con đối với anh ta ra sao. Nếu có thể, con nên chừa cho mình một lối thoát.

 

Đến tận bây giờ tôi luôn cho rằng mẹ tôi đúng. Cho nên tôi đã yêu như mẹ tôi đã dạy. Khi tôi yêu một ai đó, tôi sẽ dùng tất cả sự chân thành mà đối với họ.

Song, tôi không coi tình yêu là cả thế giới của mình, vì như vậy sẽ chỉ khiến mình trở thành nô lệ của tình yêu. Tôi coi người tôi yêu là một nửa của tôi, nửa còn lại tôi để cho riêng mình.

 

Tôi nghĩ tôi phải yêu thương cả bản thân tôi nữa, vì anh ấy cũng không thể lúc nào cũng nhớ tôi, dành cho tôi sự quan tâm tuyệt đối. Điều ấy sẽ khiến tôi cân bằng và luôn tin tưởng vào tình cảm của bản thân hơn.

 

Mẹ tôi đã dạy cho tôi nhiều thứ, khi thứ mà ta nhận được trong cuộc hôn nhân khiến ta thanh thản và ngày càng hạnh phúc hơn.

 

Cảm ơn mẹ!