Hiển thị các bài đăng có nhãn Giao tiếp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giao tiếp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2024

Đừng vượt quá giới hạn trong cac mối quan hệ

 

TÌNH CẢM THÂN THIẾT ĐẾN MẤY CŨNG KHÔNG ĐƯỢC XEM NHẸ 4 NGUYÊN TẮC TRONG GIAO TIẾP

 

Mối quan hệ của người trưởng thành sợ nhất là "vượt quá giới hạn".

Ngay cả những con nhím rúc vào nhau để giữ ấm trong mùa đông, chúng sẽ giữ khoảng cách, nếu không sẽ làm tổn thương lẫn nhau.

Việc xử lý các mối quan hệ giữa người với người cũng vậy, cho dù đối bên thân thiết đến mấy thì các quy tắc và ranh giới cũng không thể tùy tiện vượt qua.

1. Đừng biến hảo tâm thành điều xấu

 

Ngay cả khi là lòng tốt xuất phát từ đáy chân tâm hay “vui vẻ giúp người”, cũng đều phụ thuộc vào việc đối phương có sẵn sàng chấp nhận hay không.

 

Bạn không thể can thiệp vào công việc và cuộc sống của người khác, cho dù bạn thực sự vì lợi ích của họ, bất kể ý kiến và đề xuất của bạn có thực sự hiệu quả.

Điều này còn phụ thuộc vào đối phương có đồng ý đón nhận tấm lòng của bạn hay không. Mọi thứ không thể cưỡng cầu từ một phía.

 

Có thể, bạn đang làm điều đó vì lợi ích của người khác, nhưng kết quả cuối cùng là đối phương khó chịu, phớt lờ hoặc thậm chí mệt mỏi với lòng tốt của bạn.

Cho nên, ý tốt cũng phải có sự cân đo đong đếm, một khi gượng ép thì cái tâm chân thành cũng vô nghĩa.

 

Tích cực giúp đỡ người khác là chuyện nên làm, nhưng chúng ta cũng nên chú ý đến thái độ của họ. Bất kỳ sự tốt bụng nào cũng phải dựa trên sự tự nguyện, chỉ có như vậy mới được coi là sự giúp đỡ từ trái tim.

 

2. Đừng hỏi chuyện riêng tư

Nếu người khác muốn nói thì họ sẽ tự động mở lời, bạn không cần phải hỏi lại lần thứ hai.

Nếu ai đó hỏi bạn điều gì đó và bạn không muốn trả lời, nhưng lại không muốn thẳng thừng từ chối, bạn sẽ làm gì?

Thông thường sẽ có 2 cách: Một, giả vờ không nghe thấy và gián tiếp từ chối trả lời; hai, cố tình chuyển chủ đề và nói sang chuyện khác.

 

Trong nghệ thuật giao tiếp, im lặng cũng là một kiểu trả lời. Khi trưởng thành, bạn phải học cách thấu hiểu mọi phản ứng của người khác, đặc biệt là sự im lặng trong mọi tình huống.

Nếu người khác không muốn nói, vậy thì cũng đừng hỏi, nếu không bạn sẽ khiến người khác khó xử và cũng tự làm khó mình.

Không tọc mạch đời tư, không hỏi han bí mật của người khác, đây chính là một loại tu thân.

 

3. Đừng giúp đỡ trong miễn cưỡng

 

Giúp đỡ thì nhất định phải lựa sức mà làm, một khi làm quá sức thì không những phí công mà tình cảm cũng bị tổn thương.

 

Vì sĩ diện, sợ người khác phật lòng nên không dám từ chối, cuối cùng đồng ý với sự miễn cưỡng. giúp đỡ người khác bằng thái độ khó chịu sẽ tích tụ sự thất vọng, đến một lúc nào đó, thất vọng đủ nhiều thì mối quan hệ cũng tan vỡ.

 

Cách tốt nhất là giải thích rõ tình hình và từ chối dứt khoát những việc ngoài khả năng. Đối với những điều không nên mong đợi, không đặt kỳ vọng quá cao và không kỳ kèo với người khác, đó là bí quyết để duy trì các mối quan hệ và tình cảm.

 

Nếu người khác bắt bạn làm điều gì đó mà bạn không thể làm, và họ có ý kiến về việc bạn từ chối, thì có cần thiết phải gìn giữ một mối quan hệ như vậy không? Bạn bè thực sự là nên nghĩ về nhau, chứ không chỉ mỗi bản thân.

4. Đừng lợi dụng tình cảm

 

Có những thứ, chỉ một lần thôi, cũng đủ phá hủy một mối quan hệ tốt đẹp. Ví dụ như động chạm đến lợi ích của nhau.

Chúng ta đều biết rằng các mối quan hệ lành mạnh và hài hòa có thể duy trì lâu dài đều phải có sự cân bằng trong trao đổi giá trị.

Có nghĩa là hôm nay bạn giúp tôi, ngày mai tôi sẽ giúp bạn, chúng ta hỗ trợ nhau cùng tiến bộ, chứ không phải bên này lợi dụng bên kia.

 

Có người lúc nào cũng chỉ biết nghĩ lợi cho mình. Cách làm này tưởng chừng như mang lại lợi ích ngay lập tức nhưng thực tế sau một thời gian dài, mọi mối quan hệ đều bị xa lánh. Ai lại muốn mình luôn bị người khác chèn ép và thua thiệt?

 

Mức độ tin cậy của một người giống như một tài khoản, tương tác với nhau thì điểm trong tài khoản được tích lũy từng chút một. Bạn có thể nghĩ về bản thân, nhưng đừng bao giờ nghĩ rằng “bạn là duy nhất trong một mối quan hệ”.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2024

4 khuynh hướng hành vi D-I-S-C.

 

4 KHUYNH HƯỚNG HÀNH VI D-I-S-C.

Lý thuyết DISC được nghiên cứu và tạo ra bởi nhà tâm lý học William Moulton Marston.

Năm 1928, ông đã đưa ra giả thuyết rằng mọi người bị thúc đẩy bởi bốn động lực bên trong, đây là cơ sở để ông mô tả và giới thiệu về 4 khuynh hướng hành vi được thể hiện bằng 4 chữ cái D-I-S-C

Theo ông, quan sát hành vi sẽ giúp mỗi người hiểu về tính cách của người khác, bởi vì hành vi chính là những “suy nghĩ, lời nói và hành động” được lặp đi, lặp lại.

Hành vi bị tác động, ảnh hưởng từ động cơ bên trong gọi là tính cách.

Do đó, bằng cách quan sát hành vi, chúng ta có thể phần nào hiểu được tính cách của người khác.

Mô hình DISC về hành vi của con người dựa trên quan sát hai khuynh hướng hành vi cơ bản về cách mọi người thường cư xử, đó là hướng nội hay hướng ngoại; hướng về công việc hay hướng về con người.

Người hướng ngoại có khuynh hướng “nhanh” như di chuyển nhanh, nói nhanh và quyết định nhanh.

Còn người hướng nội có khuynh hướng “chậm” nói chậm, nói nhẹ nhàng. Họ thích xem xét mọi thứ cẩn thận và kỹ lưỡng trước khi ra quyết định.

Người hướng về công việc quan tâm đến kết quả, ưu tiên hoàn thành công việc và ít quan tâm đến cảm xúc của người khác.

Ngược lại, người hướng về con người, quan tâm đến cảm xúc của người khác và điều chỉnh để phù hợp với những người xung quanh.

Từ 4 khuynh hướng hành vi, hình thành nên 4 nhóm tính cách.

ĐẶC ĐIỂM 4 NHÓM TÍNH CÁCH DISC

D - Dominant (Người Quyết đoán)

Nhóm người này hướng ngoại và hướng về công việc. Đặc trưng của nhóm Người Quyết đoán có thể được mô tả bởi các tính từ sau: Quyết đoán, mạnh mẽ, tự tin, nhanh nhẹn, năng nổ, tập trung, cạnh tranh, hướng đến kết quả, hay đòi hỏi.

Nhóm Người Quyết đoán có đặc điểm là xông xáo, họ thường tập trung vào kết quả, tập trung vào mục tiêu. Họ làm gì rất tập trung và chủ động trong công việc.

Nhóm người này luôn là người tiên phong, đứng mũi chịu sào, sẵn sàng đón nhận trách nhiệm.

Một đặc điểm rất dễ nhận dạng người có tính cách này đó là, rất thu hút người khác vì họ luôn luôn là tâm điểm của đám đông, họ mạnh dạn xuất hiện trước đám đông.

Đây là nhóm người có thể đưa ra các quyết định liều lĩnh, các quyết định đôi khi cảm tính và rất nhanh. Với tính cách mạnh mẽ hay nói thẳng, thường hay áp đặt ý kiến lên người khác. Họ là người cái tôi cá nhân cao nên ít quan tâm đến mối quan hệ, cảm xúc của người khác mà chỉ tập trung vào mục tiêu.

I - Influences (Người Quảng giao)

Nhóm người này hướng ngoại nhưng lại hướng về con người. Nhóm này có những đặc trưng như sau: Nhiệt tình, nói nhiều, hoạt bát, thích cái mới, dễ thích nghi, không quan tâm đến chi tiết và thời hạn.

Người Quảng giao rất nhiệt tình, luôn hướng đến con người, hướng đến các mối quan hệ. Họ thích cái mới, sự khác lạ. Người Quảng giao luôn luôn nhìn thấy những mặt tích cực, là người cư xử khéo léo nên ít khi tỏ thái độ thể hiện giận dữ. Người nhóm I thường có kiến thức rộng, nhiều thông tin nhưng không sâu, không đi vào chi tiết. Một đặc điểm rất dễ nhận ra đó là, họ nói nhiều nhưng hay quên chính điều mình đã nói.

S - Steadiness (Người Điềm đạm)

Nhóm người này hướng nội và hướng về con người. Đặc trưng của nhóm: Điềm đạm, tận tâm, trách nhiệm, giỏi lắng nghe và quan tâm người khác.

Đây là nhóm người rất thân thiện, bởi vì, họ quan tâm đến con người. Họ quan tâm đến các mối quan hệ hơn là các công việc. Họ quan trọng con người hơn mục tiêu. Người Điềm đạm biết lắng nghe và nhẫn nại. Đây là người thấu hiểu người khác và đáng tin cậy. Người Điềm đạm luôn thận trọng trong hành vi nên thường tránh sự xung đột, tranh cãi. 

Khi nói chuyện với người điềm đạm mà có khác biệt về quan điểm sẽ không tranh luận. Có một đặc trưng cần lưu ý đó là, Người Điềm đạm nếu có trải nghiệm tiêu cực sẽ không bao giờ quên và khó tha thứ. Tuy nhiên, nếu đã lấy được niềm tin của người nhóm S thì họ rất trung thành. Có thể nhận diện người S qua vẻ hơi nhút nhát, ít nói hơn.

C - Compliance (Người Cẩn trọng)

Đây là nhóm người hướng nội và hướng về công việc. Đặc trưng của nhóm Người Cẩn trọng: Chính xác, cầu toàn, tỉ mỉ, chi tiết, công bằng, rõ ràng và kỷ luật.

Người Cẩn trọng thích sự chính xác và chi tiết. Họ làm việc cẩn trọng, đôi khi quá cầu toàn trong các công việc. Trong công việc họ nghiêm túc không có sự hài hước. Người Cẩn trọng không tập trung vào con người, cho nên khi nói chuyện sẽ không cởi mở. Nhóm người này khó thuyết phục nhất, bởi cái tôi và sự kiên định của họ.

Một đặc điểm dễ nhận dạng ra nhóm người này đó là, luôn đúng giờ, ví dụ nếu cuộc họp, cuộc hẹn diễn ra vào lúc 2h chiều thì thường trước 2h họ đã có mặt.

Chúng ta đều thấy cả 4 tính cách này đều có điểm mạnh và điểm yếu. Nếu biết rõ từng đặc điểm của mỗi người sẽ giúp cho chúng ta dễ dàng tiếp cận với đối tượng  hơn. Bản thân mỗi con người nếu hiểu rõ tính cách của mình cũng có thể rèn luyện để hoàn thiện bản thân.

Thực tế có rất ít người chỉ mang 1 loại tính cách duy nhất và mỗi người đều có thể xuất hiện đồng thời cả 4 tính cách này tùy thuộc vào thời điểm hay tình huống.

Tuy nhiên, trong hoạt động hàng ngày, phần lớn mỗi người sẽ biểu hiện rõ nét 1 hoặc lai giữa 2 tính cách, nhưng vẫn có thiên hướng theo một tính cách cụ thể, như D-I, I-S, S-C,….

Ví dụ kiểu người DC: Sự kết hợp này tạo tính cách người thích hoàn thành công việc và quyết đoán. Biểu hiện ra ngoài đôi khi được xem là vô cảm, lãnh đạm hoặc xa cách.

Do họ luôn cảm thấy thoải mái nhất ở vị trí thống lĩnh, dẫn dắt đội nhóm hoặc thể hiện sức ảnh hưởng.

Trong khi đó, người ID tràn đầy nhiệt huyết với những ý tưởng mới với những quyết định táo bạo.

Người IS là tuýp người luôn sẵn sàng lắng nghe và đồng cảm với mọi mình. Họ tự tin, nhận thức và dễ gần.

Sự kết hợp giữa S-C tạo ra một người chi tiết giỏi về kỹ thuật tư duy rất logic và hiểu được đa dạng các lĩnh vực.

Đây là một tuýp người đáng tin cậy, người tránh được xung đột nhưng không trốn tránh trách nhiệm.

Tính cách của con người cũng có thể thay đổi theo thời gian nhưng vẫn bị chi phối bởi tính cách gốc.

Theo một kết quả nghiên cứu được trích dẫn trong cuốn BUYING STYLES của tác giả Michael Wilkingson, theo đó, tác giả đã khảo sát một mẫu ngẫu nhiên gồm hơn 250.000 người, kết quả có 45% thuộc nhóm S, 29% thuộc nhóm I, 18% thuộc nhóm D, và 8% thuộc nhóm C.

ST