Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2024

5 lối nghĩ kiểu người giàu giúp bạn kiếm nhiều tiền hơn

 

5 LỐI NGHĨ KIỂU NGƯỜI GIÀU GIÚP BẠN KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN

Thật vậy, tư duy kiếm tiền của một người sẽ quyết định người đó trở thành người nghèo hay người giàu. Một khi bạn có tư duy giàu có của người giàu thì thành công đối với bạn chỉ là vấn đề thời gian.

Đầu tiên, dám gạt bỏ thể diện để có tiền

Trong mắt của hầu hết mọi người, thể diện tương đương với lòng tự trọng. Một khi bạn mất thể diện, bạn sẽ dễ dàng để mất đi phẩm giá của mình. Không chỉ xấu hổ mà còn dễ bị người khác trêu chọc, khinh thường.

Tuy nhiên, trong thời đại thực dụng này, miễn là cơ hội kiếm tiền, bạn cần phải nắm chắc nó. Mặc dù rất khó chịu khi mất mặt,

Do đó, những người giàu không cố tình bảo vệ thể diện một cách quá mức của họ mà từ bỏ việc kiếm tiền. Chừng nào họ gặp được cơ hội kiếm tiền, họ sẽ kiên trì giành lấy dù cho phải thuyết phục người khác rất nhiều lần, đổi lại họ có nhiều của cải hơn cho bản thân.

Thứ hai, rèn luyện tư duy phản biện dễ kiếm tiền hơn

Nhiều người mặc dù họ có ý tưởng kinh doanh, nhưng vẫn khó tạo ra sự khác biệt trong sự nghiệp của họ. Lý do chủ yếu là vì bộ não bị ràng buộc bởi suy nghĩ quán tính, quen nhìn mọi thứ bằng con mắt của công chúng, sử dụng phương pháp của công chúng để giải quyết vấn đề và cuối cùng con đường đạt được sự giàu có luôn chậm hơn những người khác.

Rốt cuộc, tư duy phản biện có thể rèn luyện ý thức não bộ và nhìn nhận vấn đề theo chiều ngược lại thường có thể đưa ra những cách làm sáng tạo hơn, giúp giải quyết vấn đề dễ dàng hơn.

Thứ ba, quan hệ rộng hay hẹp quyết định bạn kiếm được nhiều tiền hay ít tiền

Như người ta vẫn nói: Nghèo dù cho có ở trước mặt cũng chẳng ai thấy, còn giàu thì dù ở nơi rừng sâu nước độc cũng có người đến làm thân.

Như đã nói, đi theo đúng người, đi đúng đường, làm đúng việc và phấn đấu đến cùng thì sớm muộn cũng thành công. Trong mắt người giàu, quan hệ càng rộng thường càng dễ kiếm nhiều tiền. Có nhiều người bạn thì có nhiều sự giúp đỡ. Một khi sự nghiệp của họ gặp khó khăn, họ cũng có thể nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè kịp thời.

Thứ tư, tiết kiệm tiền không phải là cách tốt nhất để kiếm tiền, vì tiền nằm im một chỗ là tiền chết, nên tiền cần phải lưu động

Nhiều người có một nhận thức sai lầm như thế này: Nếu tiền được tiết kiệm, chắc chắn sẽ có thể dấn thân vào con đường trở nên giàu có.

Do đó, thói quen của người giàu thường để tiền lưu thông, họ đầu tư, kinh doanh để tiền đẻ ra tiền, tiền kiếm ra tiền ngày càng nhiều hơn. Cách này tốt hơn nhiều so với tiết kiệm tiền.

Thứ năm Chuẩn bị trước và nắm lấy cơ hội

Người ta thường nói rằng các cơ hội luôn ưu tiên những người được chuẩn bị, tiền cũng vậy. Nếu bạn muốn kiếm tiền, bạn phải làm việc chăm chỉ trước. Luôn sử dụng con mắt nhạy bén để nắm bắt cơ hội kiếm tiền, nhờ đó sẽ dễ dàng đi trước người khác. Khám phá các cơ hội, nắm bắt cơ hội và cuối cùng dấn thân vào con đường thịnh vượng.

Khả năng tư duy của một người bị hạn chế. Nếu bạn muốn kiếm được số tiền lớn, bạn cần không ngừng học hỏi, rèn luyện và cải thiện tài chính của mình, để tư duy kiếm tiền trở thành tài sản vĩnh viễn của chính bạn.

Lý do mà những người giàu có thể kiếm được nhiều tiền hơn cũng là vì họ có tư duy kiếm tiền và khả năng quản lý tài chính siêu phàm, làm việc âm thầm cho các mục tiêu của riêng họ, cuối cùng đạt được tự do tài chính.

Do đó, nếu bạn muốn trở thành một người giàu có, bạn cần thoát khỏi suy nghĩ của những người nghèo, học hỏi tư duy kiếm tiền của những người giàu, hành động để đạt được thành công.

Nguồn: cafebiz

 

Học tranh biện sẽ giúp bạn những gì trong cuộc sống?

 

HỌC TRANH BIỆN SẼ GIÚP BẠN NHỮNG GÌ TRONG CUỘC SỐNG?

Tranh biện là kỹ năng để bạn xây dựng hệ thống tư duy logic bằng việc tổng hợp những kiến thức – thông tin thành một quan điểm rõ ràng và thuyết phục. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng mà thế kỷ 21 yêu cầu.

Lý luận, nghiên cứu hay thậm chí kỹ năng diễn thuyết trước đám đông chỉ là một số lợi ích từ việc học để trở thành một nhà tranh biện tuyệt vời. Tranh biện sẽ giúp bạn vượt qua mọi thử thách mà bạn phải đối mặt trong cuộc sống.

Tranh biện không giống như việc bạn tham gia vào một cuộc cãi vã. Thực tế bạn sẽ cần xây dựng một lập luận ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu để thuyết phục người nghe thay vì công kích đối phương một cách thiếu kiểm soát để chứng minh quan điểm/lập luận của minh là đúng.

Phản biện cũng sẽ giúp bạn trở nên khiêm tốn hơn! Hãy ghi nhớ rằng bạn không phải lúc nào cũng đúng!

Chấp nhận sai lầm của bản thân và thuyết phục được người nghe một cách lịch sự sẽ giúp xóa bỏ những xung đột không đáng có trong cuộc sống.

Thông qua những buổi tranh biện bạn sẽ học được cách chấp nhận sai lầm của bản thân, điều này cũng vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

Nếu bạn mong muốn xây dựng một hệ thống tư duy logic thì tranh biện chính là một kỹ năng hoàn hảo để bắt đầu. Hãy bắt đầu tìm kiếm các cơ hội để tham gia tranh biện ngay hôm nay!

Từ Cicero cho tới Churchill, lịch sử đã chứng kiến nhiều nhà tranh biện xuất chúng giúp nhân loại giải quyết rất nhiều vấn đề trong xã hội.

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2024

Bình yên trong tâm trí

 

BÌNH YÊN TRONG TÂM TRÍ

 

Bạn có thường cảm thấy căng thẳng, lo lắng, bất an, khó chịu hay đơn giản là quá bận rộn để cảm nhận được sự bình yên? Trong một thế giới hỗn độn, việc tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn đôi khi khá khó khăn.

 

Tĩnh tâm, an tĩnh nội tại, hoặc cảm giác hài lòng, bình yên trong tâm trí có thể giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng và có trọng tâm trong sự hỗn loạn.

 

Một số cách giúp bạn có được bình yên trong tâm trí.

 

- Tái chỉnh khung các suy nghĩ tiêu cực.

Thường thì, kẻ phê bình lớn nhất chính là giọng nói chê trách trong đầu chúng ra, nói với ta những điều tiêu cực. Những suy nghĩ tiêu cực có thể đánh cắp bình yên trong tâm trí bạn và khiến bạn khó cảm thấy thư giãn và hài lòng.

Bạn nên thách thức những suy nghĩ tiêu cực và thực hành tái chỉnh khung chúng. Ví dụ, bạn có thể nói với bản thân:

 

- “Tình huống này khó, nhưng mọi chuyện sẽ không như thế này mãi. Mình có thể vượt qua được”

- “Công việc này khó nhằn, nhưng mình biết mình có thể làm được nếu mình chăm chỉ.”

- “Mình không hoàn hảo, nhưng mình tự hào về những tiến bộ mình đạt được.”

- “Dẫu có lỗi lầm, nhưng mình vẫn trên đà học hỏi để cải thiện hơn trong tương lai.”

 

Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi.

Đời sống là khó lường, và đôi khi chúng ta phải đối mặt với những tình huống khó khăn mà ta chẳng thể thay đổi được, dù cho ta có muốn thay đổi đến thế nào.

Ví dụ, một người thân bị chẩn đoán mắc một bệnh lý nghiêm trọng, một người bạn thân chuyển đi nơi khác, một mối quan hệ không còn nữa, hoặc thú cưng vừa mất.

 

Sẽ khá khó khăn để đối mặt với những thứ khiến ta buồn, căng thẳng hoặc không thoải mái, nhưng bạn buộc phải làm vậy thì bạn mới có được sự bình yên trong tâm hồn. Ngẩng cao đầu đối mặt, bạn có thể khóc cho sự mất mát đó và rồi học cách chấp nhận hoàn cảnh.

 

Né tránh tình huống, giả vờ mọi thứ không thư vậy, hay nuôi dưỡng cơn tức giận và cảm giác cay đắng sẽ không giúp bạn bình yên trong tâm trí.

 

- Đừng kết nối hạnh phúc của bạn với hoàn cảnh bên ngoài.

Chúng ta đôi khi tìm kiếm bình yên nội tại từ những thứ bên ngoài. Ví dụ, bạn nghĩ: “Mình sẽ vui khi mình được thăng chức,” hay “Mình sẽ có thể thư giãn sau khi các món nợ kết thúc.”

 

Tuy nhiên, điều quan bạn cần hiểu là bạn không thể liên kết hạnh phúc của mình với những yếu tố bên ngoài vượt quá tầm kiểm soát của bạn.

Bạn phải tìm thấy nó trong chính bạn và có một thái độ vui vẻ, thư giãn và tích cực với tất cả những thứ bạn làm.

Thay vì chờ đợi mọi thứ thay đổi để cải thiện tâm trí, cải thiện tâm trí sẽ giúp bạn cải thiện mọi thứ.

 

- Tập chăm sóc bản thân.

Tự chăm sóc bản thân có nhiều dạng thức, tùy thuộc vào nhu cầu của bạn:

 

– Thể chất: Tự chăm sóc thể chất là tự chăm sóc cơ thể mình bằng cách đảm bảo mình nghỉ ngơi đủ, dinh dưỡng đủ, và tập thể dục đủ.

– Cảm xúc: Nói về cảm xúc, tự chăm sóc có thể là thiết lập ranh giới với những người trong cuộc sống bạn để bảo vệ chính bạn. Có thể là “tắt” đi những lợi độc thoại nội tâm tiêu cực.

 

– Xã hội: Dành thời gian với người thân yêu là một phần quan trọng trong quá trình tự chăm sóc bản thân. Tự chăm sóc bản thân ở đây còn là cắt đứt liên hệ với những người hoặc những hoạt động xã hội không giúp hoàn thiện bạn.

– Trí tuệ: Tự chăm sóc trí tuệ có thể là đọc nhiều sách yêu thích hơn, chơi giải ô chữ mỗi ngày hoặc dành thời gian cho một sở thích mới.

 

– Tâm linh: Tự chăm lo đời sống tâm linh có thể là tập thiền, chú tâm vào khoảnh khắc hiện tại, nghe nhạc, hay thực hành những nghi thức tôn giáo mà bạn tin theo.

– Cá nhân: Là làm những thứ bạn thích, như đi dạo ngoài thiên nhiên, tắm rửa thư giãn hoặc nấu món ăn bạn yêu thích.

 

Tâm luôn hướng về phía mặt trời sẽ chẳng sợ buồn thương. Tâm trong sạch thì không sợ vấy bẩn, tâm tĩnh lặng thì chẳng ngại ồn ào.

 

Tham khảo: Ge J, Yang J, Song J, Jiang G, Zheng Y. Dispositional mindfulness and past-negative time perspective: the differential mediation ef