Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

“trí tuệ con người trưởng thành trong im lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp”

 

“TRÍ TUỆ CON NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TRONG IM LẶNG, CÒN TÍNH CÁCH TRƯỞNG THÀNH TRONG BÃO TÁP”

 

John Ruskin đã từng nói “phần thưởng cao quý nhất cho công sức của một người không phải là những gì anh ta nhận được, mà chính là qua đó Anh ta đã trưởng thành như thế nào”.

Đúng vậy, cuộc sống của con người là một đường chạy, để chinh phục đường chạy ấy mỗi người cần trang bị đầy đủ cho mình trí tuệ và tính cách vững vàng. Đó là hai chiếc chìa khóa cần thiết cho mỗi người và cũng là hai chiếc chìa khóa khó tìm kiếm cho sự thành công của con người.

 

Bàn về điều này W.Got đã cho rằng “trí tuệ con người trưởng thành trong im lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp”.

Trí tuệ và tính cách là hai yếu tố góp phần tạo nên một con người hoàn chỉnh, chúng đều có thể “trưởng thành” và theo những con đường khác nhau.

 

“Trí tuệ” là khả năng nhận thức của lý tính, giúp con người đạt đến một trình độ, hiểu biết nhất định, về khoa học đời sống, văn hóa trở thành và sự phát triển vươn tới sự hoàn thiện của một sự vật, một hành động, hay một kỹ năng nào đó.

“Tĩnh lặng” là sự suy tư trầm lắng, còn “bão táp” chỉ những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Như vậy một câu nói của W.Got khái quát quá trình trưởng thành của trí tuệ và tính cách.

Để có trí tuệ con người phải suy nghĩ trong tĩnh lặng như để trưởng thành trong tính cách, con người phải trải qua khó khăn thử thách.

 

Đã có ý kiến cho rằng “trí tuệ là kho báu lớn nhất của con người, những người có trí tuệ, có hiểu biết là những người đáng trọng, đáng quý”, thế nhưng để tích góp được trí tuệ con người ta cần phải sống, phải nghĩ trong “tĩnh lặng” đó là điều đúng đắn.

Và ai cũng phải thừa nhận cho trí tuệ có được nhờ quá trình tích lũy tri thức từ nhân loại chuyển hóa thành chính thức, bản thân phục vụ đời sống.

 

Do đó quá trình này cần một sự “suy ngẫm” sâu xa, một khoảng suy tư trầm lắng để mọi người có thể tiếp thu. Không những vậy mà quá trình tiếp nhận đó ngoài suy xét, nghiền ngẫm để hiểu biết thì cần vận dụng cho phù hợp.

Nếu không có sự suy nghĩ, không có sự nghiên cứu thì đó là một sự áp dụng máy móc. Nó không phải là trí tuệ tích lũy được từ bản thân, mà nó chỉ là sự sao chép nguyên bản.

 

Một người có trí tuệ trưởng thành, là người biết lưu giữ kiến thức của hôm qua, và không ngừng bổ sung thêm kiến thức để theo kịp sự phát triển của thời đại. Trí thức rất cần trong cuộc sống, vì thế mỗi người phải cần bổ sung kiến thức cho chính mình, vì có kiến thức mới có thành công, có hạnh phúc.

 

Chắc hẳn mọi người ai cũng biết? Niu tơn nhà toán học, Vật lý học, cơ học đồng thời là nhà thiên văn học vĩ đại của người Anh. Do tạo ra những trò chơi cho mình những suy ngẫm từ thực tế đời sống, từ hiện tượng xung quanh. Nhà bác học từng lừng lẫy này đã khám phá những thuyết, những định luật mà khiến cả thế giới phải công nhận. Những kiến thức đó đã góp phần vào nền trí tuệ nhân loại.

 

Nhưng thực tế cuộc đời của con người phải đối diện với những khó khăn, thử thách, đó là môi trường tốt nhất để rèn đúc nhân cách con người, phải vượt qua khó khăn con người ta mới có thể tôi rèn bản thân về ý chí, nghị lực. Thêm nữa mỗi lần gặp khó khăn là mỗi lần ta trưởng thành, ta lớn lên để tiếp nhận cuộc đời còn khắc nghiệt hơn nhiều phần. Chỉ khi nào con người ta vượt qua khó khăn, thử thách, bão táp của cuộc đời mới có thể trở thành người chiến thắng trước số phận và trước bản thân.

 

Trong thực tế cuộc sống ta đã bắt gặp không ít trường hợp vượt qua khó khăn, rèn dũa tính cách, phẩm chất con người để đến với thành công cuộc sống. Tiêu biểu đó chính là nhà soạn nhạc nổi tiếng Beethoven, Ông là nhà soạn nhạc cổ điển người Đức, hồi nhỏ khiếm thính, sau đó bị điếc hoàn toàn. Tuy vậy, vượt qua mọi trở ngại, Ông vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng thế giới. ông là hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời, từ thời kỳ âm nhạc cổ điển, sang âm nhạc lãng mạn.

 

Trí tuệ và tính cách không thể tách rời nhau, không thể không phụ thuộc vào nhau. Bởi đây là hai yếu tố tạo thành tâm hồn cá tính bên trong của con người, tài và tâm phải đi liền. Đó là quy luật xưa nay mà ai cũng phải chấp nhận, và làm theo.

Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người luôn trau dồi trí tuệ, thì còn những người vẫn chưa biết tiếp thu thành quả của nhân loại.

Bên cạnh những người luôn tôi luyện bản thân, thì vẫn còn những người sống xa hoa, trụy lạc, hướng thụ dẫn đến tha hóa. Hay bên cạnh đó là những lối thay đổi, lối tiếp thu mang tính chất hời hợt, qua loa, phô trương dẫn đến những hậu quả cho chính bản thân người đó và xã hội.

 

Câu nói của W. Got là một lời khuyên, một lời dạy cho chúng ta biết cách hoàn thiện bản thân về mặt trí tuệ, cũng như tính cách. Rồi để từ đó con người ta sống nhanh nhạy hơn, mạnh mẽ hơn và có ích với cuộc đời hơn./.

 

ST

Thứ Hai, 19 tháng 2, 2024

Nỗi khổ khi người phụ nữ có "cái tôi" quá lớn

 

NỖI KHỔ KHI NGƯỜI PHỤ NỮ CÓ "CÁI TÔI" QUÁ LỚN

Trong tâm lý học, "ego" là từ được dùng để miêu tả "cái tôi" của một người. Hiểu một cách đơn giản, "cái tôi" (ego) là phần cốt lõi của tính cách, liên quan tới thực tại và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội.

Một người có " cái tôi" quá lớn là người luôn xem mình là nhất, không chịu thua kém bất cứ ai, luôn xem thường suy nghĩ, lời nói của người khác, không cần biết điều mình làm đúng hay sai, tốt hay xấu,...

 

Là một người phụ nữ, nếu bạn luôn cảm thấy bản thân không thể hạnh phúc, nhìn đâu cũng thấy những chuyện chướng tai, gai mắt mà chẳng hiểu vì sao, hãy thử tự vấn về "cái tôi" của chính mình. Cái gì quá cũng không tốt và "cái tôi" quá lớn cũng không phải ngoại lệ. Phụ nữ có "cái tôi" quá lớn thường rơi vào nỗi khổ dưới đây, một cách vô thức.

 

Đời sống tình cảm không suôn sẻ

Trong chuyện tình cảm, những người phụ nữ có "cái tôi" quá lớn thường có một điểm chung: Họ coi bản thân là trung tâm trong cuộc đời của đối phương. Chỉ cần một khoảnh khắc người bạn trai hoặc người bạn đời hành động không đúng như kỳ vọng, cũng đủ để phụ nữ có "cái tôi" cảm thấy như vừa trải qua một cơn địa chấn.

 

"Em luôn phải là nhất, là ưu tiên số 1 trong tâm trí lẫn cuộc đời anh" là suy nghĩ chung của những người phụ nữ có "cái tôi" cao trong chuyện tình cảm.

Nhưng chẳng phải đó là mong muốn chính đáng của tất thảy phụ nữ khi yêu hay sao? Có người phụ nữ nào đang yêu mà lại không muốn mình là số 1 trong lòng đối phương?

 

Để giải đáp được thắc mắc này, bạn chỉ cần tự hỏi chính mình rằng mong muốn ấy từng hoặc đang được thể hiện ra bên ngoài bằng muôn vàn hành vi kiểm soát, trói buộc đối phương hay không? Nếu câu trả lời là có, mong muốn ấy không còn là điều chính đáng nữa.

 

Chúng ta cần hiểu rằng dù đang hẹn hò hay đã kết hôn, mỗi người đều là một cá thể riêng biệt, có suy nghĩ và cách hành động, nhìn nhận vấn đề hoàn toàn khác nhau. Việc bước vào tình yêu hay bước vào hôn nhân chưa bao giờ đồng nghĩa với việc họ luôn phải nghe theo và đáp ứng mọi yêu cầu, mong muốn của bạn.

Nhà thơ Chế Lan Viên nhờ giảng hay lấy được vợ đẹp

 

NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN NHỜ GIẢNG HAY LẤY ĐƯỢC VỢ ĐẸP

Năm 1934, Chế Lan Viên trọ học ở một ngôi chùa gần sông Thị Nại, thuộc thành Bình Định tại Trường Quốc học Quy Nhơn. Nhà thơ Nguyễn Viết Lãm cũng từ Quảng Ngãi vào học trường này. Tuy học cùng trường nhưng khác lớp, Nguyễn Viết Lãm học trước Chế Lan Viên một năm. Do cả hai đều yêu mến văn chương nên chỉ một lần gặp nhau là trở thành đôi bạn thân thiết ngay.

 

Theo hồi ký của Nguyễn Viết Lãm (Tạp chí Cửa Biển số 57-2001), tại trường cả hai đã tổ chức làm Tạp chí Hoa Sinh, mỗi số dày 60 trang, chép tay ra nhiều bản cho bạn bè đọc. Cũng tại đây là cái nôi hình thành bốn nhà thơ gọi là "Bàn thành tứ hữu". Sau mang tên là "Thái dương văn đoàn" gồm Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn, Yến Lan.

Trong 3 năm học ở Quy Nhơn 1934 - 1937, Chế Lan Viên đã làm thơ và xuất bản tập “Điêu tàn”. Những bài thơ đầu trước khi in thành sách, đã in trên Báo Ngày nay, Chế Lan Viên ký tên là Lan Viên, từng được Khải Hưng khen ngợi. Tập “Điêu tàn” ra đời được nhà phê bình văn học Hoài Thanh đánh giá cao: "như một niềm kinh dị". Nhóm thơ Quy Nhơn thời đó tự hào có Chế Lan Viên, một ngọn cờ mới.

 

Ngày ấy, Chế Lan Viên đẹp trai, khuôn mặt tròn, nước da trắng, mớ tóc xõa trên trán. Sau khi ra trường, Chế Lan Viên ra Đà Nẵng dạy học ở Trường tư thục Chấn Thanh. Từ nơi này Chế Lan Viên gặp một nữ sinh tên là Giáo, cô này rất yêu thơ văn. Hình như cô Giáo đọc thơ Chế Lan Viên in trên Báo Ngày nay, đã muốn làm quen với Chế Lan Viên nên mấy lần cô gửi thư cho Chế Lan Viên. Mến thơ nhưng chưa hẳn yêu người. Giữa hai người vẫn chỉ là tình cảm hâm mộ văn chương.

 

Thế nhưng, có một hôm, Thầy Hoan (tên Chế Lan Viên) bình giảng bài thơ "Bình Định", 1935 của Yến Lan. Bài thơ ấy, nội dung đã hay, nghệ thuật càng hay, nhưng vì thêm một lý do tác giả Yến Lan là bạn thân của thầy Hoan, nên thầy Hoan giảng càng say mê tâm huyết cốt truyền đạt các yếu tố nghệ thuật làm nên bài thơ hay của bạn mình tới học trò. Đặc biệt thầy Hoan giảng đến hai câu thơ:

 

Trời Bình Định có thương em lẻ chiếc

Em nằm thương xanh biếc của trời buồn…

 

Đúng là tâm trạng của tình yêu, của thiếu nữ đang lớn, được thầy Hoan mở rộng trong bài giảng, khiến cô nữ sinh tên Giáo ở tuổi 17 cũng hút hồn theo câu thơ và theo cả thầy…

Sau một thời gian, cô Giáo đã yêu thầy Hoan nhưng mối tình của họ gặp sự cản trở của gia đình bên cô Giáo vì gia đình cô khá giàu có và thế lực ở Đà Nẵng.

 

Vì yêu, Chế Lan Viên rời khỏi Trường tư thục Chấn Thanh cùng người yêu bí mật lên xe lửa về Nha Trang. Sau đó gia đình cô Giáo có lên Nha Trang tìm con. Nhưng Quách Tấn và Nguyễn Đình đã bố trí nơi ăn chốn ở cho cặp đôi Chế Lan Viên êm thấm.

 

Sau này, gia đình cô Giáo biết Chế Lan Viên là nhà thơ nổi tiếng, nên cha mẹ cô Giáo yên tâm. Một thời gian cặp đôi Hoan - Giáo mới yên tâm trở về Đà Nẵng "Châu về hợp phố". Ít lâu, Chế Lan Viên và cô Giáo sinh con gái đầu lòng, hai người thống nhất đặt tên là "Phan Thị Chấn Thanh" để kỷ niệm mối tình đầy lãng mạn, khởi nguồn từ ngôi trường tư thục có tên Chấn Thanh. Cô Giáo chính là người vợ đầu của nhà thơ Chế Lan Viên.

 

Thầy giảng thơ hay - lấy được người đẹp như Chế Lan Viên là chuyện vui trong làng giáo và làng văn nghệ. Sau này cuộc hôn nhân cô Giáo - thầy Hoan tan vỡ. Chế Lan Viên có những câu thơ rút ruột mà hay:

 

Người mang lại ái tình không ở cùng tôi nữa

Nhưng em còn quẩn mỗi câu thơ

Trời xanh của sông Hàn nay đã vỡ...

 

Theo: Lê Hồng Thiện (Văn nghệ Công an Online)