Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2024

Cách cúng dường tại nhà

 

CÁCH CÚNG DƯỜNG TẠI NHÀ

Đối với những gia đình có Phật tử thờ Phật thì vật phẩm cúng dường là điều không thể thiếu trong quá trình thờ cúng. Những vật phẩm này chính là công cụ hữu hiệu để hoằng pháp độ sinh, tích nhiều phước đức và mang lại sự an lành cho toàn thể gia đình.

 

Cúng dường bằng ly nước trong

Đây là vật phẩm đơn giản những không kém phần quan trọng trong số tất cả các đồ để cúng dường Chư Phật tại gia. Nước trong chính là sự tinh khiết, sạch sẽ. Việc cúng bằng nước mang ý nghĩa lớn trong việc thể hiện sự thanh cao và tâm hồn trong sáng của mỗi con người.

Khi cúng nước dâng Phật các vị Phật tử nên cúng bằng 3 ly nước tượng trưng cho Tam Bảo bao gồm 3 vị Phật, Pháp và Tăng.

 

Việc cũng bằng ly nước trong phần nào thể hiện được cái tâm của con người thoát khỏi sự vấy bẩn của hồng trần và tiến tới đạt đến 1 trình độ thanh tịnh và bình đẳng, đem lại sự an lành trong tâm hồn.

 

Cúng dường bằng hoa Sen

Hoa Sen là biểu tượng quốc gia và bất diệt trong đạo Phật. Biểu tượng hoa Sen được gắn ở mọi nơi trong chùa và mang 1 ý nghĩa rất to lớn.

Sen tượng trưng cho sự tinh khiết và thanh cao, “gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn”, thể hiện ý chí kiên cường và khả năng chống chọi, không bị vấy bẩn bởi những thứ tối tăm.

Cũng giống như ý chí kiên cường và không bị khuất phục , tha hóa của con người trong những hoàn cảnh đen tối và áp bức.

 

Việc cúng dường bằng hoa Sen theo quan điểm trong Phật giáo là mục đích tượng trưng cho sự nỗ lực vươn lên của con người và giác ngộ tư tưởng tiến bộ, ý chí kiên cường trong mọi hoàn cảnh.

 

Cúng dường bằng đèn dầu

Biểu tượng đèn dầu trong việc thờ cúng Đức Phật mang ý nghĩa rất dễ hiểu, tượng trưng cho ngọn đèn trí tuệ của các vị Chư Phật và chính là ngọn đèn chiếu sáng cho Phật tử cũng như mỗi gia đình.

 

Ánh sáng của đèn dầu thể hiện sự giác ngộ và thức tỉnh trí tuệ của mỗi người trong hành trình tìm kiếm những điều tốt đẹp và xóa sạch những điều xấu xa để tâm hồn được hướng thiện, tịnh quang.

Điều này giúp cho việc nuôi dưỡng bản thân tốt hơn trong việc tu tâm tích đức và thoát khỏi ải khổ của trần gian, đem lại sự may mắn và an lành cho chính bản thân và cho gia đình.

 

Cách cúng dường tại nhà

Mỗi gia đình Phật tử thường có một bàn thờ để thờ các vị Chư Phật, Chư Bồ Tát, bên cạnh bàn thờ gia tiên. Do vậy, Cúng dường tại nhà là việc làm khá thường xuyên hàng ngày hàng tháng.

 

Mỗi Phật tử sẽ có trách nhiệm chăm sóc bàn thờ với hương, đèn, hoa quả tươi, nước sạch và vệ sinh khu vực thờ sạch sẽ để thể hiện sự kính trọng đối với Đức Phật.

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2024

Xuất xứ của bài thơ "Yêu" của Xuân Diệu

 

XUẤT XỨ CỦA BÀI THƠ "YÊU" CỦA XUÂN DIỆU

Trong sự nghiệp thơ ca của Xuân Diệu, bài "Yêu" có một vị trí khá đặc biệt. Nó không phải là bài thơ "bề thế", song lại được phổ biến rộng rãi bởi đã nói được những khoảnh khắc tâm tình rất riêng của các bạn trẻ.

Về xuất xứ của bài thơ này, Xuân Diệu kể: Bấy giờ ông chỉ mới chừng 19, 20 tuổi. Một buổi trưa, nhân lúc ra trông hàng cho mẹ (vốn là một cô hàng nước mắm), phải cái thời khắc vắng vẻ, chợ búa ít người qua lại, Xuân Diệu mới tìm cách trêu ghẹo cô bán hàng bên cạnh.

Cô này thấy chàng làm thơ đã chớm nổi tiếng thì giả bộ mê mải đọc sách. Xuân Diệu vờ buông lơi một câu (mà ông lấy ý của thơ Pháp) để "thăm dò":

Yêu là chết ở trong lòng một ít

Không ngờ cô bán hàng bỏ sách xuống, nguýt chàng thi sĩ "ỡm ờ" này một cái rõ dài, rồi bĩu môi, cao giọng:

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Như được "nối điêu", Xuân Diệu hứng khởi hẳn lên. Ông tiếp luôn:

Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu

Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết

Mặc dù mối liên quan giữa chàng thi sĩ với cô gái trẻ cũng chỉ dừng lại ở chuyện đối đáp thơ, song đó chính lại là xuất xứ của khổ đầu bài "Yêu" - một bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Diệu.

ST

 ------------

YÊU

Yêu, là chết ở trong lòng một ít,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
- Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt,
Những người si theo dõi dấu chân yêu;
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu.
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

Sống là phải biết chờ đợi!

 

SỐNG LÀ PHẢI BIẾT CHỜ ĐỢI!

Nếu ai từng đọc "Câu chuyện dòng sông" của Hermann Hesse thì chắc hẳn biết vì sao Tất Đạt có thể vượt qua mọi khó khăn, bởi vì ba khả năng: Biết suy nghĩ, biết nhịn đói và biết chờ.

Biết nghĩ để phân biệt đúng và sai, thật và giả, tạm thời và bền lâu.

Biết nhịn đói để không bị cái đói điều khiển mình mắc bẫy, nuốt nhầm chất độc, chất bẩn.

Biết chờ để không bị lòng si mê, nóng giận, tham lam sai khiến, đẩy mình vào sai lầm và vội vã. Cả ba xét cho cùng cũng chỉ là biết chờ:

Suy tư là khả năng chờ đợi của trí tuệ, không vội vã kết luận điều gì mà chờ cho đủ chứng cứ từ nhiều phía. Nhịn đói là cái chờ của thể xác, biết kiềm chế cơn thèm khát. Kẻ tồn tại là người biết chờ và biết nhịn.

Làm người phải biết chờ đợi!

Vâng thưa các bạn! Điều thú vị nhất tạo nên cuộc sống chính là chúng ta không thể đoán trước được tương lai vì thế ta không thể khẳng định được rằng sự chờ đợi này của ta là vô ích hay là một phép màu.

Nhưng có một điều tôi muốn các bạn ghi nhớ, đó là... sống là biết chậm, biết chờ nhưng cũng phải biết chạy!.