Thứ Năm, 11 tháng 1, 2024

Âm dương hài hoà trong mối quan hệ vợ chồng

 

ÂM DƯƠNG HÀI HOÀ TRONG MỐI QUAN HỆ VỢ CHỒNG

Trong văn hóa truyền thống, khái niệm âm dương là vô cùng trọng yếu và xuyên suốt. Vô luận là Kinh Dịch, Thái cực, Bát quái, Trung y truyền thống… đều lấy âm dương là lý luận nền tảng.

Trong lý luận âm dương, âm dương điều hòa, cương nhu kết hợp, âm bình dương bí được xem là trạng thái tốt nhất. Mối quan hệ giữa vợ và chồng của người xưa cũng tuân theo đạo lý này.

Cổ nhân cho rằng, vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều do âm dương tạo thành, đều mang trong nó thuộc tính âm dương. Có ban ngày sẽ có đêm tối, có mặt trời mọc sẽ có mặt trời lặn, có cao thì có thấp, có trên thì có dưới, có động thì có tĩnh…

Đạo của trời đất, lấy âm dương tạo hóa vạn vật. Có âm dương mới có vạn vật sinh sôi không ngừng, mới có sự hài hòa có trật tự của tự nhiên.

Yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống gia đình lại chính là đạo vợ chồng.

Người chồng là dương, phải lấy ngay thẳng cương trực làm gốc. Cương trực ở đây không phải chỉ đơn thuần là cương trực công chính, cũng không phải là khăng khăng giữ ý mình, mà có ý nói nam nhân phải có tri thức và cách nhìn nhận đúng đắn trong cách đối nhân xử thế. Một người chồng như vậy mới có khả năng giữ gìn, chèo chống được gia phong và chính khí của gia đình.

Người vợ là âm, phải lấy nhu hòa mềm mỏng làm gốc. Người phụ nữ phải có phẩm tính hiền lương, dịu dàng hiền hậu. Người phụ nữ như nước, an tĩnh mà khoan thai, không nóng nảy, không dong dài, làm lợi vạn vật mà không tranh giành. Một người vợ như vậy sẽ giữ được gia đình hòa thuận, trên dưới ấm êm.

“Cô âm bất sinh, độc dương bất trưởng”, dương lẻ loi sẽ không sản sinh ra được điều gì, âm trơ trọi sẽ không thể lớn mạnh phát triển.

Nếu trong gia đình chỉ người chồng hoặc người vợ cố gắng thì sẽ khó lâu bền. Âm dương hòa hợp mới có thể hóa sinh vạn vật, vợ chồng hài hòa gia đình mới có thể hưng vượng.

Âm dương vốn là nương tựa lẫn nhau, bổ trợ cho nhau, trong âm có dương, trong dương có âm, vợ chồng cũng nên là như vậy. Trong cuộc sống hiểu được đạo lý âm dương này tất sẽ có lợi cho sự hài hòa thịnh vượng của gia đình.

 

Khi được làm bố, tôi mới thấy việc hướng về tổ tiên, gia đình quan trọng ra sao

 

KHI ĐƯỢC LÀM BỐ, TÔI MỚI THẤY VIỆC HƯỚNG VỀ TỔ TIÊN, GIA ĐÌNH QUAN TRỌNG RA SAO

 

Khi bố mất, tôi trở thành trụ cột của gia đình thì mới nhận thấy rõ sự quan trọng của việc hướng về đạo lý "uống nước nhớ nguồn".

Tiết Thanh Minh là dịp để con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên, hướng về đạo lý "uống nước nhớ nguồn”. Đây là phong tục truyền thống đối với mỗi người dân Việt Nam, với những người con xa quê thì đây là dịp để hướng về quê hương.

 

 

Sáng thứ Bảy ngày 9/4, tôi đưa gia đình đến tảo mộ cho người cha quá cố tại Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên (Mông Hóa, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình).

Nhớ về người cha quá cố mất cách đây vài năm do căn bệnh ung thư phổi quái ác, khi đó ông gần 60 tuổi.

 

Khi bố tôi mắc bệnh hiểm nghèo thì vợ tôi đang mang bầu đứa con đầu lòng, căn bệnh ung thư quái ác đã không để ông kịp nhìn thấy đứa cháu nội chào đời.

Vì vậy, khi cậu con trai được 2 tuổi thì tôi đã cho con đến Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên để thăm ông nội vào dịp Tiết Thanh Minh, tưởng nhớ đến người đã khuất và cũng là thực hiện tâm nguyện khi ông còn sống.

 

Nhớ lúc bố còn sống, ông thường đưa mẹ về Hòa Bình thăm ông nội nhưng khi đó tôi do bận rộn công việc, cuộc sống nên không để ý đến việc này. Tuy nhiên, khi bố mất, tôi trở thành trụ cột trong gia đình thì bản thân anh lại thấy sự quan trọng của đạo lý "uống nước nhớ nguồn", hướng về gia đình và người đã khuất.

 

"Đứa con trai lớn của tôi năm nay đã 5 tuổi, còn đứa nhỏ thì hơn 2 tuổi, năm nào tôi cũng cho chúng ra thắp hương cho ông nội vào mỗi dịp lễ tết. Tôi dạy bé chắp tay lạy ông, mong ông phù hộ sức khỏe, cho chúng hay ăn chóng lớn.

Sau khi thắp hương cho ông, tôi đưa gia đình về quê nội để thăm họ hàng, để chúng biết yêu quê hương, cội nguồn",

 

Cách khu vực nhà anh Hùng không xa là gia đình bà Nguyễn Thị Thu (61 tuổi, trú tại Hà Nội) cũng đi tảo mộ cho người chồng đã khuất. Bà Thu chia sẻ, một năm bà đến thắp hương cho chồng khoảng 3-4 lần, nhưng 2 năm vừa rồi do dịch bệnh thì việc đi lại, nghi thức nghi lễ cũng bị hạn chế, năm nay các gia đình tập trung về thắp hương cho ông bà đã quá cố.

Tiết thanh minh không chỉ có một ngày nhất định mà kéo dài trong khoảng 15 ngày, vì vậy có thể gọi là Tết Thanh Minh.

 

Ngày Giỗ Tổ Hùng vương (10/3 âm lịch) hàng năm cũng đúng vào dịp Tiết Thanh Minh, người dân nhân dịp này về thắp hương tại các mộ phần, hướng về cội nguồn, đó cũng là nét đẹp văn hóa của người Việt, đồng thời việc nhắc nhở cho con cháu thế hệ mai sau hướng về cội nguồn, tổ tiên, ông bà cha mẹ.

 

Chúng ta hướng về cội nguồn có thể bằng cách quan tâm đến cha mẹ, ông bà nếu mà chúng ta không trở về dịp này được, cũng có thể bớt chút thời gian để hỏi thăm. Việc dành thời gian nhất định để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà bằng cái tâm, chữ hiếu cũng có thể thực hiện được, chứ không chỉ bằng vật chất",

 

Mạnh Đoàn

 

Hình ảnh được ghi nhận tại Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên dịp Tết Thanh Minh:

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2024

Khi vợ chồng “lệch pha” trình độ

 

KHI VỢ CHỒNG “LỆCH PHA” TRÌNH ĐỘ

 

Trong một buổi sinh hoạt về giới tính, tình yêu, hôn nhân được tổ chức tại khu nhà trọ ở phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, Tp.HCM, các bạn sinh viên và công nhân đã tranh luận rất sôi nổi về vấn đề kết hôn với người chênh trình độ.

 

Đa số các nữ công nhân trẻ đều ao ước “được yêu và cưới mấy anh sinh viên ở cùng khu trọ”; trong khi đó, nhiều nữ sinh viên lại nói thẳng: “Không thích yêu các bạn học cùng lớp mà để sau khi ra trường, có việc làm, khi ấy sẽ có cơ hội chọn lựa người đàn ông hơn mình một cái đầu”.

 

Điều khá bất ngờ là không có công nhân nam nào bày tỏ ý định sẽ yêu và cưới các bạn nữ sinh viên làm vợ. Anh Nguyễn Công Minh, cán bộ quản lý một công ty ở KCX Linh Trung, Tp.HCM, đúc kết: “Đàn ông không muốn cưới vợ giỏi hơn mình nhưng cũng không muốn lấy một người vợ quá kém mình”.

 

Nhiều trường hợp, do ý thức rằng mình kém vợ về trình độ học vấn, khả năng kiếm tiền nhưng vì là "chồng" nên cái sĩ diện đã khiến người chồng không chấp nhận rằng mình thua kém vợ về nhiều phương diện.

Mỗi lúc đuối lý, anh ta lại đem cái quyền "làm chồng" của mình ra, lấn át vợ. Để giữ hạnh phúc, người vợ chọn cách chịu đựng nhưng về lâu về dài, vì người vợ không biết phải giải tỏa những nỗi ấm ức với ai nên sinh ra trầm cảm.

 

Theo bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt, sự chênh lệch trình độ giữa vợ và chồng sẽ dẫn đến những khác biệt về nhận thức, hành vi ứng xử, giao tiếp, quan niệm sống, kỹ năng sống và nhất là trong cách nuôi dạy con cái.

 

“Tuy nhiên, vẫn có khoảng 10% vợ chồng chênh lệch trình độ sống hạnh phúc. Đa số rơi vào trường hợp chồng có trình độ cao hơn vợ”.

 

Dù muốn hay không, bạn và người bạn đời của mình ít nhất phải ngang tầm về sự hiểu biết. Trong hôn nhân mặc dù tình yêu là yếu tố không thể thiếu, nhưng nếu có sự chênh lệch quá nhiều về học vấn cũng chính là sự chênh lệch về nhận thức và quan niệm sống. Nó sẽ làm cho người ta mệt mỏi, không thể chịu đựng nhau, tình yêu ngày càng phai nhạt đi.

 

Cho nên, dù rất yêu một ai đó và thực lòng muốn tiến tới hôn nhân với họ, bạn cùng đừng nên vội nhắm mắt gật bừa. Hãy bình tĩnh suy xét, tìm hiểu đối phương thật kỹ càng, để xem họ có thực sự là “một nửa” đích thực của mình, hay giữa hai người tồn tại quá nhiều điểm “lệch pha”.

Vợ chồng chênh nhau chẳng khác gì đôi đũa lệch, phải cố gắng lắm mới cùng đồng hành hết một bữa ăn.

 

Một cuộc khảo sát của Trung tâm Tư vấn Gia đình Việt trên 100 cặp vợ chồng là cán bộ, công chức tại TP.HCM cho thấy 46% người được hỏi cho rằng nên xây dựng gia đình với người có trình độ tương đương với mình; trong khi có 51% cho rằng gia đình vẫn hạnh phúc khi chồng có trình độ cao hơn vợ chút ít.

 

Hạ Uyên Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học