Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2023

Tình yêu tự do: “Hai mà một” song hành “một mà hai”

 

TÌNH YÊU TỰ DO: “HAI MÀ MỘT” SONG HÀNH “MỘT MÀ HAI”

 

Thi sĩ Tản Đà đã thật trí huệ khi sáng tác hai câu thơ: "Mình với ta tuy hai mà một - Ta với mình tuy một mà hai." Những người từng yêu, bị trói buộc trong tình yêu, rồi có tự do trong tình yêu, mới thấm đẫm ý nghĩa của câu thơ này.

 

Tuy hai mà một...

Nói anh với em tuy hai mà một, nghĩa rằng đôi ta thương nhau như thương chính bản thân mình, đối xử với nhau như đối xử với chính mình. Ai ai cũng muốn bản thân hạnh phúc, và thế, khi yêu người kia, ta cũng muốn họ được hạnh phúc.

Vì vậy, khi đến với nhau, ta tuy là hai mình, hai thể xác, nhưng tâm hồn của anh và em như hòa làm một. Để ta không chia rẽ, không phân biệt đối xử, không định kiến, không tách biệt, không cô lập chính mình trong mối quan hệ ấy...

 

Thế nhưng, trong yêu đương thắm thiết, đôi khi anh và em lầm tưởng rằng "hai mà một" ấy nghĩa là cái gì của em thì là của anh, và cái gì của anh thì là của em. Bỗng dưng, tư tưởng đó khiến mối quan hệ trở thành một sự trói buộc đầy nghẹt thở.

Chính cái hiểu sai "hai mà một" này mới sinh ra thái độ ghen tuông, sân hận khi người kia không làm đúng ý mình, không chiều chuộng theo mối bận tâm của chính mình.

Lúc này, tình yêu bỗng trở thành ngục tù trói giữ hai tâm hồn.

Ở đâu có ngột ngạt, ở đó có vùng vẫy và đấu tranh. Thế nên ta mới thấy tình yêu muôn thuở luôn là gặp gỡ và chia ly, duyên hợp và duyên tan, nhưng rất nhiều trong số đó xảy ra trong đau khổ và giận dữ. Cũng chỉ vì sự lầm hiểu "hai mà một" này.

 

...Vì thế nên mới có câu thơ tiếp "Ta với mình tuy một mà hai"

Anh với em, chúng ta lắng nghe, yêu thương, quan tâm người kia như với chính bản thân mình. Để trong tình yêu, ta học được tính vị tha chứ không phải vị kỷ, hết lòng chứ không phải toan tính cho đi để nhận lại.

Đó là ý nghĩa sâu xa của "hai mà một".

Tuy nhiên, anh với em, chúng ta tuy một nhưng vẫn là hai. Hai ở đây nghĩa rằng dù tâm hồn chúng ta không phân biệt đối xử nhau nhưng nhận thức lẫn cá tính của mỗi người là mỗi khác.

Anh sẽ có những lựa chọn và sở thích khác biệt, cũng như em cũng có những đam mê và công việc khác anh.

Yêu nghĩa là tôn trọng hoàn toàn quyết định của người kia, dù đôi lúc, có lẽ, quyết định ấy khiến cả hai phải tạm xa nhau. 

 

Tôi rất thích đoạn hội thoại này trong bộ phim "The longest ride", khi Young Ira thấy người vợ bất hạnh của mình muốn rời khỏi tổ ấm mà cả hai đã nỗ lực xây dựng suốt bao năm, anh đã rất đau đớn nhưng cũng đã rất chân thành và can đảm chia sẻ điều này với vợ:

"I love you so much I just want you to be happy... even if that happiness no longer includes me." (Anh yêu em rất nhiều. Anh chỉ muốn em được hạnh phúc dù hạnh phúc đó không bao gồm anh nữa."

 

Có lẽ, đây là một trong những bộ phim mà tôi cảm nhận được ý nghĩa sâu xa của "hai mà một" lẫn "một mà hai". Tự do của em là tự do của anh, dù em chọn tự do ấy một mình.

Tôi không nghĩ ấy là một kiểu hy sinh đầy bi lụy, hay một kiểu chấp nhận đầy yếu đuối, mà là một sự can đảm và yêu thương lớn lao. Vì bạn sẽ thấy một điều rằng, người ta trói buộc nhau, luôn muốn giữ lấy đối phương trong chuyện tình cảm, vì người ta luôn sợ hãi đánh mất điều quý giá.

Sợ hãi là một sự ích kỷ và thiếu lòng can đảm. Nhưng khi người ta can đảm, người ta sẽ nhìn người mình yêu bay và tung bay trong niềm hân hoan và lòng họ sẵn sàng gửi đến lời chúc tốt đẹp cho người đó. 

 

Khi ta có thể trung hòa được "hai mà một" và "một mà hai" thì dù duyên hợp hay duyên tan, tâm hồn ta vẫn sẵn sàng đón nhận. 

 

Gạo lứt nảy mầm

 

GẠO LỨT NẢY MẦM

 

Nó đơn giản chỉ là gạo lứt đã nảy mầm. Nhiều người không biết gạo lứt có thể nảy mầm. 

Tất cả chúng ta đều biết rằng ngũ cốc nguyên hạt/đậu đỗ (chưa được đánh bóng hoặc chưa qua chế biến) có lợi cho sức khỏe do giá trị dinh dưỡng cao hơn so với các loại ngũ cốc đã qua chế biến hoặc đánh bóng. Ngũ cốc nguyên hạt và đậu khi nảy mầm có thêm lợi ích sức khỏe. 

Chuẩn bị ngũ cốc nguyên hạt đúng cách trước khi nấu là một quá trình quan trọng để thu được lợi ích sức khỏe tối đa từ chúng.

 

Gạo lứt nảy mầm chứa (gamma-Aminobutyric Acid), một loại axit amin được sản xuất trong não, hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh - một chất hóa học thúc đẩy sự giao tiếp giữa các tế bào thần kinh - và giúp ngăn chặn các xung thần kinh liên quan đến căng thẳng, sức khỏe tinh thần và cảm xúc, thúc đẩy thư giãn và ngủ.

Gạo lứt nảy mầm rất giàu vitamin E, nhóm vitamin B, magie và chất xơ. Nó cũng chứa nhiều thành phần hoạt tính sinh học hơn, chẳng hạn như axit ferulic và γ-oryzanol. 

 

Thực phẩm chữa bệnh này có rất nhiều lợi ích và việc tiêu thụ hàng ngày của nó giúp giảm mỡ, thúc đẩy giấc ngủ ngon và tăng cường khả năng miễn dịch. 

Đây là một trong những thực phẩm tốt nhất trong việc ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh về lối sống như ung thư, tiểu đường, viêm khớp, bệnh tim mạch, lo âu và rối loạn thần kinh.

Gạo lứt - gạo thô - gạo trắng,

Hạt thóc gồm: lớp trấu (husk), lớp cám (bran), phôi (germ) nằm ở đầu hạt gạo. Chưa hết, còn một lớp mỏng nữa chứa nhiều chất béo (aleuron layer). Sau cùng mới tới hạt gạo trần trụi.

  • Hạt thóc bỏ lớp vỏ lớp trấu bên ngoài, phần còn lại là gạo lứt.
  • Gạo lứt chà xát để loại bỏ lớp cám và phôi, còn lại là gạo thô.
  • Gạo thô chà đi xát lại cho bóng bẩy, nghĩa là loại luôn lớp mỏng aleuron chứa chất béo (để bảo quản được lâu), gọi là gạo trắng.

Tất cả các chất bổ dưỡng của hạt gạo như các vitamin, chất xơ, chất khoáng nằm hết ở lớp cám, mảnh phôi, lớp aleuron. Loại bỏ hết các chất dinh dưỡng này thì gạo trắng lẽ ra phải gọi là gạo trần trụi mới đúng: một vẻ đẹp không nội dung.

Loại gạo nào nhiều dưỡng chất hơn?

Sự mất mát dưỡng chất do quá trình “làm đẹp” của gạo trắng cụ thể như thế này: mất 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, mất một nửa magnesium, một nửa phosphor, 60% sắt, và hầu như mất hết chất xơ và các acid béo.

Dĩ nhiên, mức dinh dưỡng của gạo thô không thể so với gạo lứt được vì gạo lứt còn cám còn phôi, nên còn nguyên mức dinh dưỡng.

Gạo lứt, nếu có thua thì chỉ thua gạo lứt nẩy mầm, nếu đem ngâm trong nước 20 giờ gạo lứt sẽ nẩy mầm. Thật đơn giản phải không bạn.

 

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2023

Xa cách

 

XA CÁCH

Nhà em cách bốn quả đồi

Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng

Nhà em xa cách quá chừng

Em van anh đấy, anh đừng yêu em!

Nguyễn Bính

Những câu thơ mang đậm chất ca dao của Nguyễn Bính cho ta một cảm giác thư thái rất lạ bởi cái chân chất, gần gũi mà vô cùng ý nhị.

Nhà em xa cách quá chừng…, “xa cách nhưng chẳng cách xa”

“Em van anh đấy, anh đừng thương em!..”, lời cầu xin vừa như một lời năn nỉ mà chan chứa đầy yêu thương!

 

“Em van anh đấy, anh đừng thương em!..”câu này chắc cô gái muốn thử lòng chàng trai. Rằng tình duyên của đôi ta đang có sự ngăn cách không gian. Em cũng không muốn vì em mà anh phải vất vả nhiều bề, nhưng trong thâm tâm cô lại muốn giục chàng để cho anh (và cả em) đỡ vất vả thì cách tốt nhất là chúng mình lo chuyện yên bề gia thất nhanh nhanh”.

Thơ Nguyễn Bính như những món ăn miền quê gần gũi quen thuộc và hấp dẫn không thể dứt bỏ được, lâu ngày không ăn là nhớ.