Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2023

"Trẻ không làm, già hối tiếc"

 

NGƯỜI TRẺ ƠI, HÃY TỈNH NGỘ, ĐỪNG ĐỂ SAU NÀY MỚI THAN VÃN "TRẺ KHÔNG LÀM, GIÀ HỐI TIẾC"

 

Ngày nay cuộc sống quá áp lực, chúng ta thường xuyên bận rộn để gây dựng sự nghiệp, đến một ngày nào đó quay đầu nhìn lại, mới nhận ra là mình đã bỏ lỡ quá nhiều điều tốt đẹp, chỉ còn lại bao nhiêu là hối tiếc.

Thống kê toàn cầu đã đưa ra điều tiếc nuối nhất trong cuộc đời khi về già:

 

Vị trí thứ năm: 45% người hối hận vì không biết cách yêu thương bản thân

Nhiều người đánh đổi cơ thể của mình để lấy mọi thứ trước 60 tuổi và đánh đổi mọi thứ để lấy sức khỏe của mình sau 60 tuổi. Trên đời không có gì quan trọng hơn sức khỏe của chính bạn. Một cơ thể ốm yếu thì giàu đến đâu cũng chỉ tốn tiền vào chữa bệnh.

Tuy nhiên, chẳng có mấy người khi còn trẻ dành sự ưu tiên đặc biệt cho sức khỏe của mình. Cho nên, lúc còn trẻ cứ ăn uống vô độ, thức đêm thức khuya, đến khi về già mắc đủ thứ bệnh rồi mới than thân trách phận thì chẳng còn có ích gì.

 

Do đó, bước đầu tiên mà bạn cần làm chính là đầu tư vào bản thân mình, vào sức khỏe. Bởi lẽ có sức khỏe thì mới làm được những điều mình mong muốn, nếu không thì mọi thứ đều như gió thoảng mây bay.

Sở dĩ chúng ta ghen tị với tuổi trẻ là khi còn trẻ thì bất cứ lúc nào cũng có thể hối hận và làm lại, nhưng một khi đã già thì nhiều thứ không thể thay đổi. Vì vậy, tuổi còn trẻ hãy chăm chỉ học hành, vui vẻ nhân đôi, đừng để khi tuổi cao sức yếu mà thở dài, thất bại.

 

Vị trí thứ tư: 57% người hối hận vì đã không trân trọng người bạn đời

Người ta có nói "hôn nhân là nấm mồ của tình yêu" nhưng họ đâu có biết nên vợ nên chồng đã là một cái duyên trời định. Những người yêu nhau nguyện thề bên nhau là vì tình yêu, còn khi kết hôn, trân trọng nhau phần nhiều âu cũng là vì chữ "nghĩa".

Say rồi mới biết rượu nồng, yêu rồi mới biết tình hồng thâm sâu. Đánh giá về phương diện tình cảm, nhiều người cho rằng khi có được rồi thì thường không biết trân quý, "có không giữ" nên khi vuột mất mới tiếc nuối khôn nguôi.

 

Vị trí thứ ba: 62% hối hận về việc giáo dục con cái không đúng cách

Con cái là tất cả tài sản, niềm hy vọng, tự hào của bố mẹ. Chính vì thế, nhiều bậc phụ huynh chấp nhận hi sinh, chịu đựng đau thương và tủi nhục để dành cho con tất cả những điều tốt đẹp nhất.

Từ những việc nhỏ nhặt nhất, bố mẹ cũng không muốn con động tay động chân, nâng niu từng chút một, bao bọc trong nhung lụa, chiều chuộng hết mực, chỉ cần con cái sung sướng thì bố mẹ có phải chịu chịu khổ đến mấy cũng không sao cả. Nhưng tình yêu ấy lại chỉ khiến đứa trẻ trở nên ngày càng ích kỉ, yếu đuối và sẵn sàng đổ lỗi cho người khác.

Nhiều bố mẹ vì muốn con cái mình mai sau phải giỏi giang, tài năng, làm ông nọ bà kia, để nở mặt nở mày với họ hàng nên đã ép buộc, giám sát mà chẳng hề quan tâm đến cảm xúc của con.

Cách giáo dục như vậy chỉ càng khiến con áp lực, căng thẳng ở cái tuổi đáng ra phải vui chơi, khám phá thế giới và học cách sống. Bố mẹ nào chẳng yêu con hết mực nhưng yêu thế nào cũng cần phải học.

 

Vị trí thứ hai: 73% hối hận vì không có định hướng tương lai

Nhiều người khi chọn nghề hay khởi nghiệp, yếu tố đầu tiên họ cân nhắc chính là thu nhập và cuộc sống ổn định, thoải mái, còn e dè trước những cơ hội đầy thử thách. Không có áp lực thì tự nhiên sẽ thiếu động lực, không có động lực thì tiềm năng sẽ bị chôn vùi.

Do đó, định hướng bản thân rất quan trọng vì đó là quyết định chính xác nhất cho cuộc đời một người. 

Nhưng không phải ai cũng làm được vì đến bản thân mình muốn gì còn chẳng biết, làm sao định hướng được cho bản thân.

Sống trong một nền văn hóa đã quen "bố mẹ đặt đâu, con ngồi đấy", nên định hướng bản thân chắc có lẽ là một khái niệm còn khá xa lạ.

 

Vị trí đầu tiên: 92% hối tiếc vì họ đã không nỗ lực hết sức khi còn trẻ

Tuổi trẻ chỉ có một lần, nên nhiều người quan niệm rằng hãy cứ thoải mái làm những điều mình muốn để khi về già không cần phải tiếc nuối.

Làm những điều mình muốn, nhưng phải là những gì giúp ích cho bản thân. Rất hiếm những người trẻ nhận ra điều này khi chưa trải qua sóng gió cuộc đời.

 

Hầu hết đều "cố gắng" ăn chơi trác táng cho bằng bạn bằng bè, ngông cuồng, chìm đắm trong những cám dỗ mê hoặc. Cứ thế, cứ thế, cả một đời trôi qua mang đầy nuối tiếc…

Trong những năm tháng tuổi trẻ, bạn có thể gặp vô số cám dỗ, thậm chí là cạm bẫy. Đến khi bất chợt tỉnh giấc, có lẽ tóc đã điểm bạc và bạn nhận ra rằng mình chẳng có gì cả.

Hầu hết mọi người đều tuân theo thái độ phù hợp với đám đông. Khi người khác học, họ học; người khác làm việc, họ cũng làm việc; người khác giải trí và tiêu khiển thì họ cũng vậy. Đương nhiên, anh ta không thể nhận được nhiều hơn những gì người khác nhận được.

Nếu bạn muốn có được thứ mà người khác không thể có được, bạn cần phải trả một cái giá mà người khác không muốn trả, đặc biệt là khi bạn còn trẻ. Vì vậy, trong khi bạn vẫn còn thời gian, sức lực và thể lực, hãy nhanh chóng lập một kế hoạch thiết thực, rồi bắt đầu thực hiện từng bước kế hoạch này, và cuối cùng bạn sẽ thành công.

 

Theo Aboluowang

 

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2023

Mật mã của hạnh phúc cuối cùng cũng được tiết lộ

  

 Ảnh: Tiến sĩ Howard Dickinson

MẬT MÃ CỦA HẠNH PHÚC CUỐI CÙNG CŨNG ĐƯỢC TIẾT LỘ

Tiến sĩ Howard Dickinson tại khoa triết học của trường đại học Columbia đã tiến hành khảo sát với 121 người tự xưng là hạnh phúc nhất thế giới.

Cuối cùng đưa ra kết quả là trên thế giới này có hai loại người hạnh phúc nhất: Một là những người bình thường sống đạm bạc yên tĩnh, hai là những người nổi tiếng thành công.

Hai mươi năm sau, ông lại một lần nữa phỏng vấn 121 người này, kết quả khiến cho ông rơi vào trầm tư suy nghĩ…

Hạnh phúc của một người phụ thuộc vào điều gì?

Tháng 4 năm 1988, Howard Dickinson 24 tuổi. Đề mục luận văn tốt nghiệp của ông có tên là “Hạnh phúc của con người phụ thuộc vào điều gì?”

Vì muốn hoàn thành đề mục này ông đã phân phát 10.000 bảng câu hỏi cho người dân trong thành phố, trên đó có ghi chi tiết dữ liệu định danh cá nhân…

Trong hơn hai tháng, cuối cùng Howard Dickinson đã thu hồi được hơn 5.200 bảng câu hỏi hợp lệ. Sau khi thống kê, chỉ có 121 người nghĩ rằng họ vô cùng hạnh phúc.

Howard Dickinson tiến hành một cuộc khảo sát và phân tích chi tiết về 121 người này. Ông thấy rằng 50 trong số 121 người này là những người thành công trong thành phố và hạnh phúc của họ chủ yếu là do thành công trong sự nghiệp mang đến.

71 người khác là bà nội trợ bình thường, nông dân bán rau, nhân viên nhỏ trong công ty, và thậm chí là những người vô gia cư đã nhận được trợ cấp. Những người có cuộc sống bình thường đạm bạc này làm thế nào có thể sở hữu hạnh phúc lớn lao đến thế?

Qua nhiều lần tiếp xúc và trao đổi với những người này, Howard Dickinson phát hiện rằng, mặc dù nghề nghiệp của họ đa dạng bất đồng nhưng bản thân họ lại có một điểm chung.

Đó chính là họ không có yêu cầu quá cao hoặc quá nhiều đối với vật chất. Họ sống rất đơn giản và yên bình, vừa lòng với hiện tại.

Kết quả của cuộc khảo sát này khiến Howard Dickinson rất hứng khởi, vì vậy ông đã viết ra tổng kết luận văn như thế này:

“Trên thế giới này có hai loại người hạnh phúc nhất:

Một là những người sống đạm bạc yên bình, hai là những người thành công nổi tiếng.
Nếu như bạn là một người bình thường, thì thông qua việc tu luyện nội tâm, giảm bớt dục vọng bạn cũng có thể đạt được hạnh phúc.

Nếu như bạn là một người thành công nổi tiếng thì bạn có thể thông qua việc chăm chỉ, biết cách nắm bắt thời cơ mà đạt được thành công trong sự nghiệp và thứ hạnh phúc lớn lao nhất.”

Sau khi giáo sư nhìn thấy luận văn của Howard Dickinson đã vô cùng tán thưởng, phê một chữ “xuất sắc” thật lớn. Sau khi tốt nghiệp, Howard Dickinson ở lại trường giảng dạy. Thoáng chốc đã hơn hai mươi năm trôi qua, hôm nay Howard Dickinson đã trở thành một giáo sư nổi tiếng ở Mỹ.

Vào tháng 6 năm 2009, nhân một cơ hội ngẫu nhiên, ông đã lật lại luận văn tốt nghiệp năm đó.

Ông rất hiếu kỳ không biết điều gì đã xảy ra với những người cảm thấy mình “vô cùng hạnh phúc” năm đó? Có phải họ vẫn cảm thấy bản thân rất hạnh phúc hay không? Ông tìm lại địa chỉ liên lạc của những người đó, mất hơn ba tháng một lần nữa làm điều tra.

Kết quả 71 người bình thường năm đó trừ hai người qua đời tổng cộng thu lại được 69 phần bảng câu hỏi.

Những năm gần đây, cuộc sống của sáu mươi chín người này xảy ra nhiều biến hóa: Một số người trong số họ đã nằm trong hàng ngũ những người thành công, những người khác vẫn sống những ngày bình thường, và số còn lại đang sống trong khó khăn do bệnh tật và tai nạn.

Tuy nhiên, đáp án của họ vẫn như ngày nào, cảm thấy bản thân “vô cùng hạnh phúc”.

Ngược lại, 50 người thành công nổi tiếng trước kia lại xảy ra biến hóa cực lớn. Trong đó chỉ có 9 người vẫn lựa chọn giống như lúc đầu, bởi vì sự nghiệp của họ vẫn thuận lợi. Có 23 người lựa chọn “bình thường”, 16 người sự nghiệp xuống dốc hoặc phá sản lựa chọn “thống khổ”, 2 người còn lại lựa chọn “vô cùng thống khổ”.

Nhìn vào kết quả như vậy, Howard Dickinson rơi vào trầm tư vài ngày, hai tuần sau, Howard Dickinson viết một luận văn mới đăng trên tờ báo “The Post” với tiêu đề “Mật mã hạnh phúc”. Trong luận văn của mình, Howard Dickinson đã trình bày chi tiết về quá trình và kết quả của hai cuộc khảo sát.

Cuối cùng ông tổng kết: “Tất cả cảm giác hạnh phúc dựa trên vật chất đều không thể kéo dài, nó sẽ biến mất khi vật chất biến mất. Chỉ có sự yên bình và tĩnh lặng trong tâm hồn, niềm vui được sinh ra từ thân tâm mới thật sự là hạnh phúc”.

Vô số người sau khi xem xong phần luận văn này đều kinh ngạc thốt lên: “Howard Dickinson đã phá giải mật mã của hạnh phúc!”. Bài viết này thu hút sự chú ý rộng rãi, tờ báo “The Post” phải in sáu lần trong một ngày.

Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, Howard Dickinson tâm sự rằng: “Hơn hai mươi năm trước, tôi còn quá trẻ nên đã lý giải sai hàm nghĩa chân chính của “hạnh phúc”.

Hơn nữa, tôi còn đem quan niệm “hạnh phúc” không chính xác này truyền đạt cho rất nhiều học sinh của tôi. Hôm nay ở đây, tôi xin chân thành gởi lời xin lỗi đến tất cả học sinh của tôi, cũng xin lỗi “hạnh phúc”. Tất cả cảm giác hạnh phúc dựa trên vật chất đều không thể kéo dài, nó sẽ biến mất khi vật chất biến mất.

Chỉ có sự yên bình và tĩnh lặng trong tâm hồn, niềm vui được sinh ra từ thân tâm mới thật sự là hạnh phúc”.

Tất cả những chuyện bi thảm đều có liên quan đến tiền bạc, tất cả những chuyện hạnh phúc đều không liên quan gì đến bạc tiền.

Theo: ĐKN