Thứ Hai, 21 tháng 8, 2023

Làm sao ngừng nói “Giá như…?

 

LÀM SAO NGỪNG NÓI “GIÁ NHƯ…?

Con người có xu hướng không bằng lòng với thực tại. Họ hay nói “Giá như…!” trước những điều mà họ bỏ lỡ hoặc không thể đạt được. Điều này khiến họ bị mắc kẹt trong tư duy của chính mình. Họ mãi mãi không tìm thấy hạnh phúc khi chưa chịu bằng lòng với thực tế.

Chúng ta không kiểm soát được mọi thứ ngoài việc kiểm soát bản thân mình. Vậy sao không thôi suy nghĩ việc “Giá như..!” Và biết đâu đấy cuộc đời sẽ an bày những điều tốt đẹp hơn so với những gì mà chúng ta tưởng tượng.

Hãy dành chỗ trong cuộc sống của bạn cho những điều chưa biết và học cách lăn lộn với những thăng trầm khi chúng đến. “Người không bằng lòng với những gì anh ta có sẽ không bằng lòng với những gì anh ta muốn có.” —Socrates

Hạnh phúc hiếm khi là thứ kỳ diệu đến với chúng ta, mà nó là thứ chúng ta chọn để trải nghiệm. Bạn đang chọn gì? “Sự giàu có không bao gồm việc sở hữu nhiều tài sản, mà là việc có biết đủ hay không.” —Epictetus

Thật dễ dàng khi bạn nhìn thấy những người có hoàn cảnh và cuộc sống tốt đẹp, bạn cho rằng họ là những người may mắn. Nhưng rất khó để biết những phước lành hay bất hạnh thực sự mà họ đã trải qua. Quan trọng hơn việc so bì hay ngưỡng mộ cuộc sống của họ chẳng khác nào “là kẻ trộm của niềm vui”. Việc giảm thiểu ham muốn mới là con đường dẫn đến vận may thực sự.

Chúng ta có thể gặp bao nhiêu niềm vui, sự ngạc nhiên, vẻ đẹp và sự tốt lành nếu chúng ta chấp nhận cuộc sống đang hiện hữu trước mắt và chỉ nhằm mục đích khai thác càng nhiều tiềm năng từ nó càng tốt?

Lão tử từng nói: “Hãy bằng lòng với những gì bạn có; vui mừng trong cách mọi thứ đang diễn ra. Khi bạn nhận ra không thiếu thứ gì, cả thế giới đều thuộc về bạn. “.

Hãy tận hưởng cuộc sống của chính mình, thôi việc “Giá như” và tận hưởng hạnh phúc.

Theo The Epoch Times

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2023

Giảng dạy là một nghệ thuật hợp tác

 

GIẢNG DẠY LÀ MỘT NGHỆ THUẬT HỢP TÁC

Socrates là người đầu tiên cho rằng giảng dạy là một nghệ thuật hợp tác. Socrates so sánh cách dạy của ông với công việc của một bà mụ đỡ đẻ.

Chính bà mẹ, chứ không phải bà mụ, mới là người phải chịu đau đẻ để sinh ra đứa bé. Bà mụ chỉ hợp tác trong tiến trình sinh nở ấy, giúp cho bà mẹ sinh con dễ dàng và vệ sinh hơn mà thôi.

Nói một cách khác, thầy giáo, cũng giống như bà mụ, luôn luôn có thể không cần thiết. Trẻ con có thể được sinh ra mà không cần có bà mụ.

Kiến thức và sự hiểu biết có thể có được mà không cần có thầy dạy, qua những hoạt động hoàn toàn tự nhiên của tâm trí.

Những thầy cô nào mà tự coi mình là nguyên nhân chính hay duy nhất tạo ra sự học nơi học sinh là những người không hiểu được rằng dạy học là một nghệ thuật hợp tác.

Họ cứ nghĩ rằng họ là người sản xuất ra kiến thức hay sự hiểu biết trong tâm trí của học sinh, giống như người thợ đóng giầy làm ra đôi giầy từ miếng gỗ hay miếng da.

Chỉ đến khi nào mà thầy cô ý thức được rằng nguyên nhân chính yếu của sự học là các hoạt động xảy ra trong tâm trí của học trò, thì lúc đó họ mới làm đúng vai trò của người nghệ sĩ hợp tác.

Mặc dù hoạt động trong tâm trí của học sinh là nguyên do chính tạo nên sự học, hoạt động này không phải là nguyên do duy nhất. Ở đây người thầy có vai trò là nguyên nhân hợp tác thứ hai đóng góp vào sự học của học sinh.

Nếu, nói theo Hippocrates (ông tổ ngành Y khoa), giải phẫu là một bước đi xa rời khỏi nghệ thuật hợp tác của trị bệnh (con người không còn hợp tác với tiến trình tự nhiên để bảo vệ sức khỏe hay giúp con người mau bình phục sau cơn bệnh), thì theo quan điểm của Socrates, việc giảng dạy bằng giáo huấn, truyền thụ thay vì bằng thảo luận và vấn đáp, cũng là một bước đi xa rời khỏi nghệ thuật hợp tác của giáo dục.

 

Đạo lý dưỡng sinh và đạo về âm dương

 

ĐẠO LÝ DƯỠNG SINH VÀ ĐẠO VỀ ÂM DƯƠNG

Đạo về âm dương chính là sự tương hỗ dựa vào nhau và chuyển hóa lẫn nhau của hai phương diện mâu thuẫn đối lập.

Bất kỳ một cặp mâu thuẫn nào, nếu một bên thoát ly khỏi bên kia, không còn chịu sự ức chế của đối phương nữa, thì thời điểm mà nó bị diệt vong cũng không còn xa.

Bạn thử nhìn xem, xã hội ngày nay, các lãnh đạo đều không thích bị khống chế, thích được độc lập tự do, thích làm theo ý mình, tự tung tự tác, thế thì kết quả là gì đều có thể tưởng tượng ra được. Âm và dương chính là như thế.

Trong đại tự nhiên, khi một sự vật xuất hiện, đều có mang theo nhân tố do nó sinh ra, nhưng đồng thời cũng sẽ xuất hiện một nhân tố để khắc chế nó. Đó chính là đạo lý ngũ hành tương sinh tương khắc, cũng là đạo lý dựa vào nhau, ức chế lẫn nhau của âm dương.

Cho nên đạo lý dưỡng sinh cũng vậy, khi bạn bị bệnh, luôn tồn tại một nhân tố khiến bạn sinh bệnh, đồng thời cũng sẽ có một nhân tố ức chế nó, có thể giúp bạn tiêu trừ nhân tố gây bệnh. Tương tự như thế trong thế giới tự nhiên, tại chỗ có tồn tại rắn độc, chắc chắn khu vực xung quanh sẽ có tồn tại loại thảo dược có thể giải độc.