Thứ Ba, 11 tháng 7, 2023

Cụ ông 256 tuổi tiết lộ bí quyết trường thọ

CỤ ÔNG 256 TUỔI TIẾT LỘ BÍ QUYẾT TRƯỜNG THỌ

Cụ Li Ching-Yun sinh ra và mất đi tại tại ngôi làng Kaihsien thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Tuy nhiên, dựa vào nhiều tài liệu, hồ sơ thì vào năm 1930, giáo sư người Trung Quốc, Wu Chung-Chien của trường Đại học Thành Đô đã phát hiện ra “giấy chứng sinh” của Hoàng gia cũng như những bức thư chúc thọ của các Hoàng đế nhà Thanh, cho thấy rõ Li được sinh ra vào năm 1677 (năm Khang Hy thứ 17) tại huyện Kỳ Giang (tỉnh Tứ Xuyên).

Vào các năm 1827 và 1877, triều đình nhà Thanh đã cử hành lễ mừng thọ 150 tuổi và 200 tuổi cho cụ một cách long trọng. Trong các bức thư chúc mừng này còn khẳng định: cụ Li Ching-Yun là chuyên gia thảo dược, lão võ sư kiêm cố vấn chiến thuật, đồng thời cũng là một bậc thầy khí công danh tiếng lẫy lừng Trung Quốc thời đó. 

Cụ Li năm 10 tuổi đã từng đi khắp nơi như Cam Túc, Thiểm Tây, Tây Tạng, An Nam, Tây An và Mãn Châu để hái thuốc. Trong 100 năm đầu tiên, ông tiếp tục theo đuổi nghiệp này, sau đó chuyển sang bán thảo dược do người khác hái về. Cụ bán các loại thảo dược như linh chi, kì tử, nhân sâm, hà thủ ô v.v., đồng thời cụ cũng dùng những loại thảo dược này cùng với rượu gạo làm đồ ăn thức uống sống qua ngày.

Trong gần 40 năm, cụ chỉ ăn các loại thảo dược như linh chi, kì tử, nhân sâm, hà thủ ô và uống rượu gạo để sống. Năm 1749, khi cụ 71 tuổi, cụ đã gia nhập quân đội với danh nghĩa võ sư. Cụ Li rất được mọi người yêu quý, cụ đã từng kết hôn 23 lần, sinh được hơn 200 người con.

251 tuổi vẫn trẻ, dẻo dai như tuổi 60

Năm 1927, ông nhận lời mời của tướng Yang Sen (Trung Hoa dân quốc) tới huyện Tứ Xuyên làm khách trong nhà. Ngay từ khi mới gặp mặt cụ Li, tướng Yang Sen hết sức ấn tượng và khâm phục trước sự trẻ trung, sức dẻo dai và tài nghệ võ thuật của cụ. Khi ấy, tướng Yang Sen tự hỏi mình: “Làm thế nào mà cụ Li tuổi đã cao như vậy rồi mà vẫn trẻ khỏe như đang thời trung niên vậy nhỉ? Chẳng lẽ cụ có thần dược”. Bức chân dung nổi tiếng về cụ được chụp trong thời gian này.

Sau khi trở về được một năm, cụ Li mất. Một số nói rằng, cái chết của cụ là do nguyên nhân tự nhiên, nhưng cũng có người bảo, trước khi mất cụ Li nói với người nhà: “Tôi đã làm xong những việc mà tôi cần phải làm, tôi sắp sửa trở về nhà (tạ thế)”. Quả thật sau đó một thời gian ngắn, ông tịch.

Sau cái chết của cụ Li, tướng Yang Sen có những điều tra về ngày tháng năm sinh của cụ Li. Mục đích của cuộc điều tra này nhằm làm sáng tỏ sự trường thọ kỳ lạ của cụ Li. Không lâu sau đó, tướng Yang Sen đã viết những phát hiện của mình liên quan đến tuổi đời, cuộc sống sinh hoạt của cụ Li trong một báo cáo. Bài viết mang tựa đề “Câu chuyện có thật về một người đàn ông 250 tuổi”, trong đó mô tả “Li Ching-Yun mắt rất sáng, cao khoảng 2m, bước chân mạnh mẽ, nước da hồng hào đầy sức sống”.

Năm 1933, sự ra đi của Li Ching-Yun đã được báo chí khắp thế giới đưa tin, bao gồm cả những tờ báo uy tín nhất thế giới đương thời như tạp chí Time và New York Times. Căn cứ vào một tài liệu có đề cập đến đời sống hôn nhân của người đàn ông nhiều tuổi nhất thế giới này, người ta biết được ông Li đã tiễn 23 bà vợ về suối vàng và đang sống với đứa con thứ 24 - khi đó đã ngoài 60 tuổi.

Khi cụ sắp qua đời, cụ đã nói: “Ta đã hoàn thành toàn bộ những việc phải làm trên đời này rồi.” Lời nói cuối cùng của cụ liệu có hàm ý bí quyết trường thọ trong đó không? Cụ thường bị mọi người hỏi bí quyết trường thọ. Bí quyết trường thọ của cụ Li là:

“Luôn giữ cho tâm được tĩnh, đứng ngồi ngay ngắn, đi lại nhẹ nhàng uyển chuyển như chim, ngủ tỉnh như chó giữ nhà”.

Khi được lãnh chúa Wu Pei Fu (Ngô Bội Phu) mời đến nhà riêng để chia sẻ về bí quyết trường thọ cụ cũng từng trả lời như vậy.

Cụ Li luôn giữ tâm trí thoải mái, kết hợp kỹ năng thở để tạo ra bí quyết trường thọ của riêng mình. Ngoài ra thói quen ăn uống cũng có tác dụng rất lớn trong vấn đề giữ gìn tuổi thọ của cụ. Tuy nhiên trong ghi chép của người đời, bí quyết lớn nhất của cụ vẫn là giữ cho tâm được tĩnh.

Theo DKN

5 ngôn ngữ tình yêu, với nhiều người cả bố mẹ thì nó lạ lắm

5 NGÔN NGỮ TÌNH YÊU, VỚI NHIỀU NGƯỜI CẢ BỐ MẸ THÌ NÓ LẠ LẮM

Tình yêu không chỉ được thể hiện qua lời nói. Có rất nhiều cử chỉ, hành động giúp con người bày tỏ tình cảm và sự quan tâm lẫn nhau.

“5 Ngôn Ngữ Tình Yêu” (The 5 Love Languages) là cuốn sách nổi tiếng của Gary Chapman, trình bày về những cách thức phổ biến giúp con người thể hiện tình yêu thương. Có những người sẽ thích nghe những lời nói ngọt ngào, hay có những người chỉ tin vào “real love" thông qua hành động, không phải ai cũng “hiểu” được tình yêu của người khác nếu họ không truyền đạt bằng đúng “ngôn ngữ" của đối phương.

Đặc biệt với cha mẹ và con cái, dù ai cũng biết tình cảm dạt dào mà cha mẹ hoặc con cái dành cho mình ra sao, khi ngôn ngữ tình yêu của mỗi người khác nhau, những hoài nghi và mâu thuẫn vẫn có thể xuất hiện. Đôi khi, cả hai cùng có chung ngôn ngữ tình yêu, nhưng cách thể hiện lại… chẳng liên quan gì với nhau cả.

5 ngôn ngữ tình yêu: Bạn thuộc loại nào?

Năm ngôn ngữ tình yêu mô tả năm cách mà chúng ta đón nhận và thể hiện tình yêu. Đó là những lời yêu thương, thời gian bên nhau, sự gần gũi cơ thể, cử chỉ (hành động) chu đáo và quà tặng.

Chính vì vậy việc hiểu ngôn ngữ tình yêu của đôi bên dẫn đến sự hài lòng trong mối quan hệ lành mạnh.

 

1. Lời yêu thương (Words of Affirmation)

Lời yêu thương là 1 trong 5 ngôn ngữ tình yêu, thể hiện qua những lời nói tích cực, tin nhắn ngọt ngào:

* Những lời khen ngợi hoặc sự đánh giá cao

* Nhật kí yêu thương

* Những tin nhắn hỏi thăm để đối tác biết rằng bạn quan tâm đến họ

* Quan tâm đến những gì đối phương đang nói

* Công nhận sự nỗ lực và thành tích của họ

* Sự khích lệ, động viên

* Chia sẻ một kỷ niệm, thư từ, ảnh, có ý nghĩa đối với tình yêu của hai bạn

* Nghe những điều tích cực

Những người có ngôn ngữ tình yêu này thường dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những lời nói không tử tế hoặc những lời chỉ trích gay gắt.

 

2. Cử chỉ, hành động chu đáo (Acts of Service)

Việc thể hiện tình cảm bằng hành động, giúp đỡ những điều nhỏ nhặt cũng mang nhiều ý nghĩa cho người thuộc ngôn ngữ tình yêu này. Một số biểu hiện như:

* Đối tác giúp bạn đảm nhận một số trách nhiệm. Dù đó là công việc mà họ không thích như việc nhà, nội trợ, nhưng họ vẫn sẵn sàng chia sẻ, gánh đỡ cho bạn.

* Thay vì lời nói suông, đối tác hành động theo cam kết và thực hiện mọi việc.

* Hành động từ đối phương giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn một chút hoặc giúp giảm bớt khối lượng công việc, áp lực cuộc sống.

* Người yêu có những hành động thực tiễn mà không cần phải hỏi hoặc nhắc nhở.

 

Với những người có nhu cầu này, tình yêu là một động từ và việc người yêu hỗ trợ, giúp đỡ là điều hạnh phúc họ muốn.

 

 

3. Thời gian bên nhau (Quality time)

Trong 5 ngôn ngữ tình yêu, nhu cầu cùng trải ngiệm, dành thời gian bên nhau là ngôn ngữ tình yêu mãnh liệt của một số người. Cụ thể như:

* Yêu thích những trải nghiệm mới và những ý tưởng về các buổi hẹn hò.

* Mong muốn sự chú ý hoàn toàn của đối tác dành cho mình (như không kiểm tra điện thoại khi nói chuyện).

* Không chỉ là lượng thời gian dành cho nhau mà còn là chất lượng: Bao gồm giao tiếp bằng ánh mắt, sự hiện diện, tập trung lắng nghe và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ.

* Tham gia chung các hoạt động để họ tận hưởng thời gian bầu bạn với nhau: Cùng chơi môn thể thao chung, cùng đi du lịch,…

4. Quà tặng (Gifts)

Trong 5 ngôn ngữ tình yêu: “Quà tặng” thể hiện qua việc người nhận quà hạnh phúc khi đối phương tặng món quà có ý nghĩa đằng sau đó:

* Những món quà nhỏ thể hiện sự quan tâm như ly cà phê hoặc chiếc bánh sô cô la.

* Khi đối tác làm bạn ngạc nhiên với món quà mà không có lý do.

* Món quà mà đối tác đã suy nghĩ rất nhiều: như máy rửa mặt chăm sóc da, một cuốn sách bạn yêu thích,..

* Những món quà thể hiện người đó thực sự hiểu bạn, như chàng trai tặng chiếc tất ong nghệ mà cô gái thích nhất trong phim me before you.

5. Sự gần gũi cơ thể (Physical touch)

Ngôn ngữ tình yêu này thể hiện qua mong muốn có sự gần gũi cơ thể (không nhất thiết là quan hệ tình dục). Họ trân trọng:

* Ngôn ngữ cơ thể trong tình yêu: Những cái chạm trìu mến như nắm tay, ôm ấp hoặc chạm nhẹ vào mặt, cơ thể họ.

* Kết nối an toàn: Sự gần gũi về thể chất cho phép họ cảm thấy được kết nối an toàn với đối tác.

Lưu ý, ngay cả đối tác có nhu cầu gần gũi, không phải lúc nào họ cũng muốn được chạm vào hoặc chỉ gần gũi theo những cách nhất định.

Hơn nữa, bạn không nên ép đối phương tham gia vào các hoạt động thân mật mà họ không thoải mái. Điều này cần có sự đồng ý từ hai bên.

 

Nếu bạn đang gặp vấn đề trong mối quan hệ tình cảm, việc hiểu và thực hiện những ngôn ngữ tình yêu của đối phương sẽ là chiếc phao cứu sinh, có thể đưa mọi thứ trở lại đúng hướng.

 

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2023

Đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm

ĐÀN ÔNG XÂY NHÀ ĐÀN BÀ XÂY TỔ ẤM

Ngạn ngữ phương tây có câu: “Mọi người đàn ông đều phải cưới vợ. nhưng không phải sau đó, tất cả mọi đàn ông đều hạnh phúc”. ngạn ngữ phương Đông có câu: “Hôn nhân là sự bắt đầu của hiện thực chứ không phải bắt đầu một câu chuyện cổ tích”.

Giới tính là sự phân chia của tạo hoá. tạo hoá làm ra đàn ông và đàn bà khác nhau như hai thái cực. Sức hút của hai thái cực đó đã kéo họ lại thành một cặp. nhưng để cho “cặp đôi - hai trong một” này tồn tại, “chung sống hoà bình” thì chính họ phải là người quyết định chứ không phải ai khác. cả hai đều phải chung tay.

Đàn ông xây, đàn bà cũng xây. Một người xây nhà, một người xây tổ ấm. nhà và tổ ấm không phải là một.

Nhà là “chỗ ở riêng, thường cùng với gia đình” và người đàn ông, khi xây dựng gia đình, phải có sứ mệnh nhận trách nhiệm tạo dựng cái khung làm nên nền tảng một “tế bào xã hội” (gia đình nhỏ).

Đó là nơi ở, với những nguyên tắc sống, rường cột đạo lí mà anh ta sắm “vai” chính, vì đàn ông trong nhà bao giờ cũng được coi là “xương sống”, là trụ cột. nhưng họ có một người đồng hành đặc biệt. Đó là người bạn đời của họ. người phụ nữ là “một phần tất yếu của cuộc sống” vì chỉ có họ thì mái nhà kia (dù có to đẹp đến mấy) mới trở thành mái ấm.

Muốn vậy, bạn đồng hành này phải chìa cánh tay chia ngọt sẻ bùi trong mọi nơi mọi lúc. cuộc đời không phải là bài ca một giai điệu. có cấy có trồng, có trồng có ăn, có khó mới nên... người phụ nữ chính là nhân tố quan trọng xây dựng gia đình.

Họ còn là “huấn luyện viên”, là “bác sĩ tâm lí”, thậm chí là “bảo mẫu”. chính bản thân họ góp phần làm nên tổ ấm. Mà tổ ấm chính là một giá trị của cuộc sống.

Xây tổ ấm, tức là tạo dựng nên một gia đình hạnh phúc. công việc này, chắc chắn không phải là một điều dễ, càng không phải là chuyện một sớm một chiều. Khi có sự hoà thuận, hết thảy mọi gian nan rồi cũng sẽ qua. thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn mà!

Vậy mà, sứ mệnh này lại đặt vào vai người phụ nữ. cô con gái lấy chồng, gánh giang sơn nhà chồng trong đó có giang sơn nhà mình. Họ không những phải chăm chỉ, tận tuỵ, tháo vát mà điều quan trọng là họ phải có lòng yêu người, yêu cuộc sống. chính tình yêu chứ không phải bất cứ một điều gì khác làm nên sức mạnh.

người ta thường nói: “Một người đàn ông hạnh phúc là một người sáng sáng muốn đến công sở và chiều chiều muốn trở về nhà”. Sự nghiệp của họ là cần, là quan trọng. nhưng muốn vậy, đằng sau họ phải có một tổ ấm. Đó là một gia đình ấm êm, hạnh phúc.

“Đằng sau một người đàn ông thành công có một người phụ nữ. Và đằng sau một người đàn ông thất bại cũng vẫn chỉ là người phụ nữ đó thôi”. Hai trong một (hai con người, hai giới tính, hai bổn phận...), đó chính là điều làm nên triết lí của cuộc sống về sự hoàn thiện.