KHI NÀO TIỀN BẠC LÀM NÊN HẠNH PHÚC?
Đúng
là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều
tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới
đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
Học trò của Khổng phu
tử luôn chủ trương đi theo lối sống tinh thần thanh cao, chẳng màng đến những lợi
lộc vật chất tầm thường. Sinh ra và phát triển trong hệ tư tưởng này, toàn bộ
nội dung giáo dục nhân cách ở Châu Á bao giờ cũng đề cao các giá trị tinh thần,
còn tiền bạc - nếu có thì cũng chỉ được sách của thánh hiền nhắc qua như một
nỗi phiền toái bất khả kháng.
Người Mỹ vốn thực dụng
hơn, song không phải vì thế mà ngành nghiên cứu về hạnh phúc (Science
of Happiness) của họ ít mang cơ sở xã hội học.
Trúng
xổ số
Mỗi ngày, có không
biết bao nhiều người chơi xổ số trên quả đất này. Ai cũng mơ trúng số độc đắc
để mình "đổi đời", để mình thực sự có một cuộc sống hạnh phúc. Nhưng
các cuộc khảo sát và nghiên cứu cho thấy, trên thực tế những người trúng số độc
đắc chưa bao giờ giữ được cảm giác hạnh phúc quá 5 năm.
Cuộc sống sung túc vẫn
không làm họ thoả mãn dài dài. Từ đó xuất hiện môn nghiên cứu "Nghịch lý
của sự giàu có", một ngành nghiên cứu nghiêm túc về quan hệ giữa giá trị
vật chất và hạnh phúc cũng như nguyên nhân "bằng xương bằng thịt” có thể
đó đếm của nó, tất nhiên không bỏ qua khía cạnh tinh thần thuộc về lĩnh vực
trừu tượng.
Mỗi khi chọn con số
"may mắn" trên vé xổ số, bao nhiêu phần trăm người chỉ hy vọng trứng
số độc đắc, và bao nhiêu phần trăm chỉ thấy hạnh phúc bởi cảm giác hồi hộp trăn
trở.chờ đợi giây phút công bố kết quả?
"Mối tương quan giữa thu nhập và hạnh
phúc" là một đề tài nghiên cứu của các giáo sư xã hội học
Glenn Firebaugh (ĐH Penn- sylvania) và Laura Tach (ĐH Harvad), kết quả hoàn
toàn nằm trong xu thế của ngành nghiên cứu này, và khẳng định đầu tiên của họ
là: “Tiền bạc làm ta hạnh phúc”.
Tuy nhiên, với một
điều kiện đặt ra là la phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta.
Người có rất nhiều tiền vẫn cảm thấy bất hạnh khi những người quanh mình còn
kiếm được nhiều hơn thế.
"Cảm
giác sung sướng…”
Theo nghiên cứu trên,
so sánh, hay nói chính xác hơn là tư duy cạnh tranh đưa đến một trạng thái mà
khoa học gọi là "Hedonic Treadmill” - vòng xoáy khoái lạc. Con người một
khi có cảm giác thoả mãn vì chiếm hữu được nhiều hơn đồng loại xung quanh thì
đồng thời cũng chịu áp lực phải kiếm tiền nhiêu hơn nữa để duy trì (hoặc phát
triển) trạng thái đó - một vòng xoáy có mãnh lực ma quái.
"Trước khi đi vào nghiên cứu, chúng tôi
đã biết chắc rằng con người chúng ta thường so bì với anh chị em, đồng nghiệp
và hàng xóm. Nhưng tư duy ấy thể hiện mạnh mẽ nhất giữa những người cùng trang
lứa . Mức độ thu nhập của chúng ta thông thường gia tăng đến tuổi 55, và vạch
đích cuộc đua ngày càng lùi xa khỏi tầm mắt, nghĩa là con người ngày càng phải
dốc sức nhiều hơn để mong đạt được mục đích ấy” - đó là cách giải
thích đầu tiên mang tính biện chứng cho hiện tượng là "Hedonic Treadmill”
của nhóm Firebaugh/ Tach, và rất trùng hợp với kết quả các công trình khoa học
tương tự.
Chẳng có gì mới mẻ, từ
1906 nhà trào phúng hiện thực Aambrose Bierce đã định nghĩa “Hạnh phúc là cảm
giác sung sướng, nảy sinh ra khi thấy xung quanh… khổ hơn mình” (!)
Ít nhất thì thế giới
phương Tây cũng khái quát hóa và đưa nguyên lý cạnh tranh đó lên phương châm
phát triển, vi khi ngủ quên trên vòng nguyệt quế và không cạnh tranh thì xã hội
sẽ giẫm chân tại chỗ.
Tuy nhiên, chỉ trong
vài năm gần đây môn Science of Happiness mới có chỗ đứng bình đẳng
cạnh môn tâm lý học và xã hội học. GS Martin Seligman giảng dạy tại ĐH
Pennsylvania năm 1998 sau khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hiệp hội bác sĩ tâm lý
Hoa Kỳ đã đòi môn nghiên cứu về hạnh phúc phải được chú trọng ngang hàng như
nghiên cứu bệnh sợ hãi, hoang tưởng, trầm cảm…
Thật ra đó là môn khoa
học liên ngành, chuyên khảo cứu các khía cạnh "vô hình' của cuộc sống con
người, thế chỗ cho những mô hình tư duy rối rắm mà trước đó là đất dụng võ của
triết học tôn giáo.
Hạnh
phúc – một khái niệm đo đếm được
Người ta đang nỗ lực
phấn đấu các cơ chế hoá học và sinh học của trạng thái hưng phấn, đó tổng số
của niềm phấn khích + ý
chí + may mắn mà con người cảm nhận được trong công tác, thể
thao hay giải trí.
Kết qủa ngày càng chỉ rõ rằng hạnh phúc không phải là một
đại lượng trừu tượng như từ xưa đến nay chỉ dựa vào các nhân tố tư duy để triết
lý mò mẫm, mà có thể dùng thước đo!
Ví dụ như sau khi nghe
một truyện tiếu lâm để phá ra tiếng cười sảng khoái (và sau một liều nhỏ cocain
hoặc khi thấy số độc đắc đang lại gần) thì ở một vùng vỏ não nhất định xuất
hiện nhiều hoạt chất dopamin.
Vậy theo đó thì một
vài tư tưởng vĩ đại thực ra chỉ là đầu ra của một mớ tương hỗ giữa các phản ứng
hoá học và sinh học trong khung cảnh xã hội thích hợp? Chẳng lẽ ánh hào quang
của những bộ óc siêu việt lại dễ bị "mất thiêng" một cách đơn giản
như thế?
Kết luận suy ra từ đó,
nếu đúng, không lấy gì đáng làm ta phấn khởi: ngành công nghiệp dược phẩm mà
ngày nào đó sẽ bào chế ra viên thuốc… hạnh phúc, chẳng để chữa trị bệnh gì mà
chỉ để tạo ra một trạng thái hưng phấn nhất thời.
Còn nếu hạnh phúc quả
thật đo đếm được thì con người lại mất đi một ảo tưởng nữa. Quyền mưu cầu hạnh
phúc đầy thiêng liêng mà ông Jefferson đặt trong Tuyên ngôn độc lập của
nước Mỹ nhìn qua lăng kính của khoa tâm lý học hiện đại hoá ra cũng không
thiêng liêng lắm.
Theo TT&VH