Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2023

Giao Tiếp Bằng Mắt Qua Những Tình Huống Cụ Thể

GIAO TIẾP BẰNG MẮT QUA NHỮNG TÌNH HUỐNG CỤ THỂ

Trong Kinh Doanh Và Buôn Bán 

- Khi phê bình/phản hồi ý kiến cho một nhân viên. Đừng ngồi đối mặt trực tiếp khi nói chuyện với họ vì sẽ làm tăng thêm cảm giác đe dọa và giống như một cuộc thẩm vấn.

Thay vào đó, hãy ngồi đối diện với họ một góc 45 độ và đặt tay thuận viết bài của bạn gần với họ nhất. Vị trí góc này sẽ giúp bạn có thể liên tục thay phiên nhìn vào mắt nhân viên và giấy tờ làm việc trước mặt bạn một cách tự nhiên hơn.

- Khi cố gắng bán hàng. Nếu bạn là một nhân viên bán hàng, giao tiếp bằng mắt với khách hàng tiềm năng là cực kì quan trọng để xây dựng lòng tin và mối quan hệ, và nó cũng rất hữu ích nếu bạn biết để ý vào lúc họ giao tiếp mắt với bạn.

Họ sẽ thường nhìn bạn khi bạn nói điều gì đó khiến họ đặc biệt quan tâm, vì thế hãy tạm dừng một tí và khai thác sâu hơn vấn đề hoặc tính năng của sản phẩm đó.

Trong buổi phỏng vấn xin việc

Khi phỏng vấn, trong những yếu tố ảnh hưởng bất thành văn thì giao tiếp bằng mắt là yếu tố quan trọng thứ hai chỉ sau cách ăn mặc. 

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những nhà tuyển dụng “thường sẽ đánh giá những ứng viên phỏng vấn là đáng tin cậy và lôi cuốn khi mức độ giao tiếp mắt của họ duy trì ổn định hoặc cao hơn những người lảng tránh ánh nhìn ra chỗ khác”.

Chạm Mắt Với Người Lạ Trên Đường

Giao tiếp mắt với những người lạ ở trên đường không chỉ là một bài luyện tập tuyệt vời giúp cho việc giao tiếp mắt với người bạn quen hiệu quả hơn, mà nó còn giúp tạo ra nhiều cơ hội hẹn hò nữa,

Theo Well Michael Ellsberg, có một vài bí quyết để giao tiếp thành công bằng mắt với những người lạ trên đường, và về cơ bản chúng đều xoay quanh một thực tế là bạn không muốn ánh mắt của mình khiến những người khác cảm thấy bị đe dọa.

Đầu tiên, anh ấy khuyến khích bạn nên giữ nét mặt bình thản và ánh mắt dịu dàng - cả hai cơ mắt và mặt phải được thư giãn - tuyệt đối không dùng ánh mắt nhìn như tia laze. Thứ hai, đừng bắt đầu với ai đó ở quá xa, bạn nên cố gắng giao tiếp bằng mắt với người ở gần bạn khoảng 4-5 bước chân.

Cuối cùng, chỉ nhìn vào mắt họ trong giây lát- thời gian của một bước chân hoặc chỉ đủ lâu để thấy được màu mắt của họ. 

Khi Nói Chuyện Với Đàn Ông 

Giao tiếp bằng mắt tạo ra kích thích tâm lý và vật lý, làm tăng hoạt động của vùng não trước trán, tăng tốc độ nhịp tim và tốc độ thở. Đối với đàn ông, phản ứng tâm lí này có thể tạo nên một cuộc trò chuyện mạo hiểm mang tính đối đầu. 

Vì vậy khi bạn muốn nói chuyện với một người đàn ông về một điều gì đó quan trọng, hãy làm song song cả hai việc như khi cùng nhau đi dạo, hay lúc cùng nhau làm môt việc gì đó.

Giao tiếp bằng mắt với các quí cô

Giao tiếp bằng mắt là một trong những cách tuyệt vời nhất để xây dựng sự thu hút với các quý cô và nó cũng rất có ích trong bất kì giai đoạn nào của mối quan hệ:

Khi giao tiếp mắt với cô ấy trong buổi gặp gỡ đầu tiên, mặc dù bạn có thể nghĩ rằng bản thân rất khô khan và không hề hấp dẫn, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ hấp dẫn của bạn bị tác động bởi những thứ như nét mặt, và tất nhiên, là cả việc bạn có nhìn về hướng đối phương hay không.

Chỉ cần nhìn thẳng vào mắt cô ấy và mỉm cười là đã khiến bạn trông hấp dẫn hơn rồi. Và khuôn mặt hấp dẫn nhất để thu hút nàng là một khuôn mặt bình thản (đừng thể hiện sự căng thẳng, đặc biệt là ở quai hàm) với đôi mắt nhìn thẳng vào cô ấy, và một nụ cười tự nhiên.

Nếu cố ấy bắt gặp ánh mắt của bạn, đừng là người đầu tiên nhìn sang hướng khác. Hãy nhớ rằng, người giữ được ánh nhìn lâu hơn là người có nhiều quyền lực hơn; nhưng không phải là kiểu cố khẳng định sự vượt trội theo nghĩa đen đâu nhé - mà chỉ là cho thấy sự tự tin của bạn thôi.

Khi bạn nhìn vào một người phụ nữ, cô ấy sẽ thường nhìn đi chỗ khác, bất kể cô ấy có thích bạn hay không. Nhưng cái cách mà cô ấy nhìn đi chỗ khác sẽ thay lời muốn nói rằng liệu nàng có thực sự muốn làm quen với bạn hay không:

 

  • Nếu cô ấy nhìn xuống và sau đó nhìn lại bạn trong vòng 45 giây, thì nhiều khả năng là cô ấy thích bạn đấy. Đây là dấu hiệu cho thấy chắc chắn bạn không cần phải thả thính cô nàng nữa- chỉ cần tới bắt tay chào hỏi và giới thiệu bản thân thôi.

 

  • Nếu cô ấy nhìn đi chỗ khác theo chiều ngang, thì có nghĩa là cô ấy cũng không chắc rằng bản thân có thích bạn không. Hãy mỉm cười và chủ động giao tiếp mắt với cô ấy thêm một lần nữa để xem phản ứng của cô ấy.Nếu cô ấy nhìn lên trên, thì nghĩa là cô ấy không thích bạn. Cô ấy chỉ đơn giản là vô tình đảo mắt trúng bạn thôi.

Chú ý: Tầm quan trọng của việc giao tiếp mắt và cách thực hiện nó có thể sẽ khác nhau giữa các nền văn hóa. 

 

Tác giả: Brett & Kate McKay

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2023

Ghen tuông có đáng sợ không?


GHEN TUÔNG CÓ ĐÁNG SỢ KHÔNG?

 

Ghen tuông là yếu tố không thể thiếu trong tình yêu. Nhưng ghen tuông mù quáng sẽ giết chết tình yêu và có thể gây ra rất nhiều hệ xấu cho cuộc sống của người đó.

Người ghen tuông nghĩ mình đang yêu, nhưng thật ra người đó chỉ muốn tìm sự an toàn nội tại cho chính mình mà thôi.

Trong cuộc sống, chúng ta chắc không ít lần đã chứng kiến một cơn ghen phớt nhẹ hay một trận cuồng ghen đầy phong ba bão táp.

 

Gần đây nổi lên tình trạng đánh nhau, bạo hành, bạo lực, sát hại nhau giữa vợ và chồng, những cặp đôi đang yêu, những đôi sắp cưới với lý do là Ghen.

Ghen tuông là một đại họa chết người của nhiều gia đình. Sự ghen tuông có thể đi từ trạng thái nhẹ cho đến mức trở thành rõ ràng là một tâm bệnh lý thực thụ.

Người "được yêu" bị chiếm hữu một cách tuyệt đối và bị gò bó suốt cả cuộc đời.

 

Ngoài ra, hành vi gây chiến gay gắt, gàn dở, hung tợn... liên tục sẽ xuất hiện để chống lại bất cứ thứ gì có thể làm xao lãng người "được yêu" như: học tập cá nhân, công việc làm, sách vở, giải trí phim ảnh, bạn bè, việc làm đẹp... mà ngay cả ý nghĩ thầm lặng nhất.

Một người ghen tuông không chấp nhận người "được yêu" có thể suy nghĩ hay mơ mộng một mình, vì nó có thể làm cho người "được yêu" thoát ra khỏi cái vòng kềm kẹp mà người ghen tuông đang nhốt người kia vào.

 

Ghen tuông là sự độc quyền tuyệt đối. Nó đối xử với người được yêu không khác gì một "đồ vật" tầm thường, và cấm đoán đối tượng có một cuộc sống cá nhân chủ động.

Sự ghen tuông luôn là một triệu chứng của sự yếu kém tinh thần và là sự nghèo nàn cảm tính. Người ghen tuông muốn lấp đầy một khoảng trống nội giới, thường hay chứa đựng các mặc cảm tự ti.

 

Giam giữ trong tinh thần thường xảy ra và cả thể chất cũng vậy. Nhưng muốn chiếm hữu một cái gì đó dẫn đến sự đòi hỏi một hành động để giữ nó. Mà việc này người ghen tuông không thể nào làm được.

Vì thế người ghen tuông phải khởi phát một sự độc đoán nhằm ngăn chặn bất cứ sự trốn chạy nào.

Người ghen tuông nghĩ mình đang yêu, nhưng thật ra người đó chỉ muốn tìm sự an toàn nội tại cho chính mình mà thôi.

 

Sự ghen tuông ở người trưởng thành là triệu chứng của một thiểu năng tâm lý. Đối với họ, những tình trạng không an toàn về tinh thần rất mạnh và nhiều đến mức mà chỉ một cái búng tay nhẹ cũng có thể để lộ một vực thẳm xúc cảm mà sự yếu đuối của người đó không tài nào lấp đầy được.

Do vậy sự độc tài và sức mạnh bền chặt là giải pháp duy nhất đối với họ, bất kỳ sự "trốn chạy" nào của người được yêu đều có thể gây ra các nỗi lo, nỗi sợ hãi, ám ảnh, mà có khi cả một sự hận thù khủng khiếp.

 

Sự ghen tuông là sự chuyên quyền ở dạng cấp tính, tạo ra nhiều sự mất cân bằng mới: ám ảnh, định kiến, giải thoát cảm xúc và dục vọng, nghiền ngẫm tâm thần... gây nhiều tổn hại về tinh thần và thể xác của người bị giam giữ.

 

Ghen tuông mù quáng có thể gây ra rất nhiều hệ xấu cho cuộc sống của những người đó. không ít các vụ án đã xẩy ra chỉ vì ghen tuông quá mức.

Bản thân mỗi người trong tình yêu cần phải học cách tin tưởng và tôn trọng nhau, nếu không đạt được điều này sẽ rất khó đi cùng nhau đi được đến chặng đường cuối cùng của hạnh phúc.

Con người luôn có khuynh hướng chạy trốn khổ đau để đi tìm an lạc

 

CON NGƯỜI LUÔN CÓ KHUYNH HƯỚNG CHẠY TRỐN KHỔ ĐAU ĐỂ ĐI TÌM AN LẠC

 

Con người luôn có khuynh hướng chạy trốn khổ đau để đi tìm an lạc, không biết rằng chính những khổ đau dạy chúng ta nên người, từ khổ đau mà con người lớn hơn.

Nếu chưa bao giờ quán chiếu về đau khổ, về nỗi tuyệt vọng thì làm sao bạn có khả năng cảm thông, có khả năng thương yêu? Mà không có khả năng cảm thông, không biết thương yêu thì làm sao có hạnh phúc được.

 

Nhờ tiếp xúc được với khổ đau, lắng nghe khổ đau thì ta mới làm phát hiện được cái hiểu biết và cái thương yêu. Hiểu biết và thương yêu là chất liệu làm nên hạnh phúc.

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh