Thứ Năm, 25 tháng 5, 2023

Giải mã tình yêu - tình yêu dưới góc nhìn tâm lý học


GIẢI MÃ TÌNH YÊU - TÌNH YÊU DƯỚI GÓC NHÌN TÂM LÝ HỌC

Tình yêu là một cảm xúc cơ bản của con người, nhưng hiểu được nó xảy ra như thế nào và tại sao không hẳn là điều dễ dàng. Trên thực tế, trong một thời gian dài, nhiều người cho rằng tình yêu đơn giản là một thứ gì đó quá nguyên sơ, huyền bí và thiêng liêng mà khoa học chưa bao giờ hiểu hết được.

Sau đây là bốn trong số các lý thuyết chính được đề xuất để giải thích tình yêu và các ràng buộc tình cảm khác.

 

1. YÊU VỚI THÍCH:

Nhà tâm lý học Zick Rubin đề xuất rằng tình yêu lãng mạn được tạo nên từ ba yếu tố:

- Sự gắn bó

- Sự quan tâm

- Sự thân mật

 

Rubin tin rằng đôi khi chúng ta cảm nhận được rất nhiều sự cảm kích và ngưỡng mộ đối với người khác. Chúng ta thích dành thời gian cho người ấy và muốn ở bên cạnh người ấy, nhưng điều này không nhất thiết phải đủ điều kiện là tình yêu. Thay vào đó, Rubin gọi điều này là thích.

 

Mặt khác, tình yêu sâu sắc hơn, mãnh liệt hơn và bao gồm một mong muốn mạnh mẽ về sự gần gũi và tiếp xúc thể xác. Những người "thích" tận hưởng sự bầu bạn của nhau, trong khi những người đang "yêu" quan tâm nhiều đến nhu cầu của người kia như họ làm của riêng họ.

 

2. YÊU TRẮC ẨN VỚI YÊU ĐAM MÊ:

Theo nhà tâm lý học Elaine Hatfield và các đồng nghiệp của bà, có hai loại tình yêu cơ bản: Yêu trắc ẩn và Yêu cuồng si.

 

Yêu trắc ẩn được đặc trưng bởi sự tôn trọng, gắn bó, tình cảm và sự tin tưởng lẫn nhau. Tình yêu trắc ẩn thường phát triển từ cảm giác hiểu biết lẫn nhau và sự tôn trọng chia sẻ dành cho nhau.

 

Yêu đam mê được đặc trưng bởi cảm xúc mãnh liệt, hấp dẫn tình dục, lo lắng và tình cảm. Khi những cảm xúc mãnh liệt này được đáp lại, mọi người cảm thấy phấn chấn và thỏa mãn. Tình yêu không được đáp lại dẫn đến cảm giác chán nản và tuyệt vọng. Hatfield cho rằng tình yêu đam mê là nhất thời, thường kéo dài từ 6 đến 30 tháng.

 

3. MÔ HÌNH BÁNH XE MÀU TÌNH YÊU:

Trong cuốn sách Màu sắc của tình yêu năm 1973, nhà tâm lý học John Lee đã so sánh phong cách tình yêu với bánh xe màu sắc. Cũng giống như ba màu cơ bản, Lee gợi ý rằng có ba phong cách tình yêu cơ bản:

 

EROS: Thuật ngữ eros bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "đam mê" hoặc "gợi tình." Lee cho rằng kiểu tình yêu này bao gồm cả niềm đam mê thể xác và tình cảm.

 

LUDOS: Ludos xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "trò chơi". Hình thức tình yêu này được quan niệm là vui tươi và vui vẻ, nhưng không nhất thiết phải nghiêm túc. Những người thể hiện hình thức tình yêu này không sẵn sàng cho sự cam kết và cảnh giác với quá nhiều sự thân mật.

 

STORGE: Storge bắt nguồn từ thuật ngữ Hy Lạp có nghĩa là "tình cảm tự nhiên." Hình thức yêu thương này thường được thể hiện bằng tình yêu thương gia đình giữa cha mẹ và con cái, anh chị em và các thành viên trong gia đình. Loại tình yêu này cũng có thể phát triển từ tình bạn, nơi những người có chung sở thích và cam kết dần dần nảy sinh tình cảm với nhau.

 

4. LÝ THUYẾT TAM GIÁC VỀ TÌNH YÊU:

Nhà tâm lý học Robert Sternberg đề xuất lý thuyết tam giác cho thấy rằng có ba thành phần của tình yêu:

- Sự cam kết

- Sự đam mê

- Sự thân mật

 

Sự kết hợp khác nhau của ba thành phần này dẫn đến các kiểu tình yêu khác nhau.

Ví dụ, kết hợp sự thân mật và cam kết sẽ dẫn đến tình yêu từ bi, trong khi kết hợp đam mê và sự gần gũi dẫn đến tình yêu lãng mạn.

 

Theo Sternberg, những mối quan hệ được xây dựng trên hai hoặc nhiều yếu tố sẽ lâu bền hơn những mối quan hệ dựa trên một thành phần duy nhất.

Sternberg sử dụng thuật ngữ tình yêu trọn vẹn để mô tả sự kết hợp giữa sự thân mật, đam mê và cam kết.

Trong khi loại tình yêu này là mạnh mẽ và lâu dài nhất, Sternberg cho rằng loại tình yêu này rất hiếm.

 

ST

 

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2023

Vì sao các cặp yêu nhau thường trông giống nhau?


VÌ SAO CÁC CẶP YÊU NHAU THƯỜNG TRÔNG GIỐNG NHAU?

Ở bên nhau thời gian dài, nhiều cặp đôi có xu hướng bắt chước biểu cảm, dáng vẻ của người kia, dẫn tới ngoại hình ngày càng tương đồng.

Theo chuyên gia hẹn hò Nadia Bokody, khoa học có nhiều giả thuyết về lý do một cặp yêu nhau có vẻ ngoài tương đồng, chung phong cách hay cùng tỏa ra một kiểu năng lượng.

 

Một trong những cách giải thích phổ biến nhất là hiện tượng được gọi là "hiệu ứng tiếp xúc quen thuộc", dựa trên thực tế là chúng ta có xu hướng phát triển sự yêu thích đối với những thứ cảm thấy quen thuộc, gần gũi.

Theo News.com.au. Khi chúng ta càng tiếp xúc nhiều với một thứ gì đó (ví dụ như hình ảnh phản chiếu của chính bản thân), bộ não càng xử lý nó dễ dàng hơn, vừa ý hơn,

 

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Perception, mọi người được yêu cầu đánh giá mức độ hấp dẫn của các khuôn mặt khác nhau, một số đã được chỉnh sửa mang các đặc điểm quen thuộc với họ.

Những người tham gia không chỉ liên tục cho các khuôn mặt quen thuộc điểm cao hơn mà còn cho biết họ thấy những gương mặt ít quen thuộc hấp dẫn hơn sau khi được xem nhiều lần.

 

Điều này cũng có thể làm sáng tỏ việc một người chúng ta thấy dễ thương trong buổi hẹn hò đầu tiên có thể trông càng hấp dẫn khi ta tiếp tục gặp họ.

Nghiên cứu cũng có thấy các cặp đôi bắt đầu trông giống nhau theo đúng nghĩa đen khi ở bên nhau trong một thời gian dài. Điều này xảy ra ngay cả khi ban đầu họ trông không giống nhau.

 

Một bài viết đăng trên PLOS One đã kiểm tra ảnh chụp của những người khi mới kết hôn và sau đó 25 năm, phát hiện ra rằng hầu hết cặp vợ chồng càng trông giống nhau ở các bức ảnh về sau.

 

Đây là điều xuất hiện ở khá nhiều cặp đôi bên nhau lâu năm và có khả năng đó là kết quả của thứ gọi là bắt chước đồng cảm, xảy ra khi những người có mối quan hệ gắn bó bền chặt - do đó có mức độ đồng cảm dành cho nhau cao hơn - có xu hướng sao chép lại các cử động trên khuôn mặt của người kia dẫn đến việc phát triển cơ mặt tương tự nhau theo thời gian.

 

Đối với một số cặp vợ chồng, hiệu ứng này rất rõ rệt, đến mức khiến nhiều người nghĩ rằng hai người là anh chị em.

 

Ngoài ra, một số yếu tố khác như chung môi trường, chế độ dinh dưỡng, cũng có khả năng khiến các cặp đôi trở nên tương đồng về ngoại hình hơn.

 

Theo Zing

Bà giáo đã đổi đời cho các học trò?

BÀ GIÁO ĐÃ ĐỔI ĐỜI CHO CÁC HỌC TRÒ?

Một giáo sư đại học đã đưa các sinh viên lớp Xã hội học của mình đến khu nhà ổ chuột ở Baltimore để lập hồ sơ nghiên cứu về hoàn cảnh của 200 cậu bé sống ở đó.

Sau chuyến đi, giáo sư yêu cầu các sinh viên viết bài thu hoạch nhận định về tương lai của từng cậu bé. Và các sinh viên đều kết luận rằng: các cậu bé này “không có cơ hội phát triển”.

Hai mươi năm sau, một giáo sư Xã hội học khác tình cờ xem lại hồ sơ nghiên cứu trước đó. Ông yêu cầu các sinh viên của mình tiếp tục công trình ấy để điều tra số phận sau này của những cậu bé đó.

Ngoài 20 trường hợp các cậu bé đã chuyển đi nơi khác hoặc không biết tin tức, các sinh viên nhận thấy rằng có 176 trong số 180 trường hợp còn lại đều thành đạt trên mức bình thường; tất cả họ đã trở thành những luật sư, bác sĩ hay các doanh nhân thành công.

Vị giáo sư rất đỗi ngạc nhiên, ông quyết định tìm hiểu kỹ hơn mọi chuyện. Rất may, những cậu bé ngày xưa vẫn sinh sống tại các khu vực lân cận nên ông có thể tiếp xúc với tất cả.

Câu hỏi ông đặt ra là: “Đâu là nguyên nhân cho sự thành đạt của bạn ngày hôm nay?”. Trong tất cả các trường hợp, câu trả lời luôn đi kèm với sự xúc động: “Đó là nhờ một người thầy của tôi.”

Người thầy đó vẫn còn sống nên vị giáo sư quyết tâm đi tìm và hỏi người phụ nữ tuy cao tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn ấy rằng phép lạ nào đã giúp bà cứu các cậu bé thoát khỏi khu nhà ổ chuột và đạt được những thành công như ngày hôm nay.

Đôi mắt của bà chợt sáng lên và với một nụ cười dịu dàng trên môi, bà nói: “Điều đó rất đơn giản. Vì tôi có niềm tin vào những cậu bé đó.”

– Eric Butterworth

Khi tin rằng bạn có thể thành công, thì chắc chắn bạn sẽ thành công.

– Maxwell Maltz

Hãy trao tặng tình yêu thương ở mỗi nơi bạn đặt chân đến: trước hết là ở ngay chính căn nhà của bạn.

Hãy yêu thương con cái, người bạn đời của bạn, và cả những người hàng xóm…

– Mẹ Teresa

Hãy đừng để người nào đến với bạn rồi ra đi mà không cảm thấy vui tươi và hạnh phúc hơn.

Theo: Love; The One Creative Force