Thứ Hai, 9 tháng 1, 2023

Chống chế và bao biện: Tật xấu chung trong giao tiếp


CHỐNG CHẾ VÀ BAO BIỆN: TẬT XẤU CHUNG TRONG GIAO TIẾP

 

Ta luôn mở tâm đón nhận bằng lời “cảm ơn” – thay vì tìm cách chống chế

Phần lớn chúng ta thường quên mất tầm quan trọng của việc lắng nghe ý kiến phê bình của người khác. Dù góp ý đó đúng hay sai, có liên quan đến bạn hay không, hãy cố gắng bày tỏ lòng biết ơn khi người đối diện thể hiện tinh thần sẵn sàng lên tiếng và đóng góp cho bạn


Khi đáp lại góp ý của người khác bằng những từ như “nhưng” và thêm vào sau đó suy nghĩ của riêng mình, chúng ta đang vô tình làm giảm đi giá trị của ý kiến đóng góp đó. Trong nhiều trường hợp, người đối diện sẽ tự hỏi: Liệu nhận xét của họ có đáng giá hay không? Bạn có thực sự quan tâm đến những gì họ nói không?

 

Nếu ai đó nói điều gì – và bạn phản hồi lại bằng những từ như “nhưng”, “tuy nhiên”… đó là dấu hiệu cho thấy bạn muốn phản biện lại đóng góp của họ. Bạn đã bao giờ tự hỏi: Tại sao có những cuộc trò chuyện ban đầu rất bình thường, mà sau đó lại biến thành một cuộc khẩu chiến? Nguyên nhân chính vì những từ ngữ tưởng như rất “vô thưởng vô phạt” này đó!

 

Thay vì phản hồi lại ý tưởng của người khác bằng những từ ngữ phủ định như “không”, “nhưng” hoặc “tuy nhiên”, bạn có thể mở đầu bằng những câu như:

“Ý tưởng của bạn rất hay. Tôi có thể chia sẻ thêm một góc nhìn khác về vấn đề được không?”

 

Lời kết

Ngay cả khi bạn không đồng ý với điều người đối diện nói, điều đó không có nghĩa là ý kiến của họ sai. Thay vì tìm cách chống chế và bao biện cho bản thân, mỗi chúng ta cần học cách lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác.

 

Điều này không chỉ giúp bạn tránh được những cuộc tranh luận không cần thiết – mà còn góp phần xây dựng phong cách trò chuyện tinh tế, làm nền tảng cho các mối quan hệ bền vững và cơ hội thành công trong cuộc sống.

Nghệ thuật tư duy thoát khỏi lối mòn

NGHỆ THUẬT TƯ DUY THOÁT KHỎI LỐI MÒN

Đôi khi chúng ta không thể hình dung ra một số điều, nhưng nếu chúng ta nghĩ về nó theo một cách khác, chúng ta sẽ bất ngờ được khai sáng và nhận được những điều thú vị.

Ông Hassan cho một doanh nhân vay 2.000$ để làm ăn. Khi thời hạn hoàn trả đang đến gần, Hassan bất ngờ phát hiện giấy nợ bị mất khiến anh vô cùng lo lắng!    

Vì anh biết rằng nếu làm mất giấy nợ, người đã vay tiền của anh ta sẽ có thể không

trả nợ, Khi Nasrekin, bạn của Hassan biết được điều này, anh ấy đã nói: "Bạn viết thư cho doanh nhân này và yêu cầu anh ấy trả lại 2500$ mà anh ấy đã vay của bạn vào thời điểm đó".

Nghe đến đây, Hassan tỏ ra khó hiểu: "Anh ấy chỉ vay tôi 2.000$. Làm sao tôi có thể yêu cầu anh ta trả 2.500$ được?" Mặc dù không hiểu nhưng Hassan vẫn làm theo.

Sau khi bức thư được gửi đi, Hassan nhanh chóng nhận được hồi âm, người doanh nhân viết trong thư: "Tôi vay của anh 2.000$, không phải 2.500$, và tôi sẽ trả lại anh khi đến hạn".

Tư duy đảo ngược khi được sử dụng tốt, nó sẽ thoát khỏi tư duy của số đông đem lại lợi ích bất ngờ.

 

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2023

Hiệu Ứng “Google”- Mặt Trái Của Sự Phát Triển Xã Hội

 

HIỆU ỨNG “GOOGLE”- MẶT TRÁI CỦA SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

Hiệu ứng google là một trong những hiệu ứng mới được các nhà tâm lý học tìm hiểu ra. Nghe tên chắc hẳn các bạn cũng biết và nắm bắt được phần nào về hiệu ứng này rồi phải không. Đó chính là hiệu ứng ám chỉ việc sử dụng và phụ thuộc quá nhiều vào google – một trong những phát minh hiện đại tiên tiến nhất của thế giới.

Hiệu ứng Google là một công bố mới trên tạp chí Science của nhà tâm lý học Betsy Sparrow và các đồng nghiệp tại Đại học Columbia.

Trong một lần sau khi tìm hiểu vài tin tức trực tuyến bà đã quay ra hỏi chồng mình rằng: “chúng ta đã làm gì khi không có Internet?”. Đây là câu hỏi Bà đã hỏi chồng và cũng tự hỏi bản thân mình.

Chúng ta không thể phủ nhận rằng sự hiện diện của Google đã làm thay đổi rất nhiều về cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin, tìm kiếm địa điểm cần thiết chỉ cần một cú click chuột trên thanh công cụ Google.

Thế nhưng liệu rằng chính sự hiện đại hóa, và sự phát triển hết mức hiện đại ấy có làm cho con người trở nên lười biếng trong việc suy nghĩ. Lười biếng trong việc ghi nhớ chính xác nội dung mình cần. Chứ không phải là ghi nhớ mình đã đọc chúng, mình có thể tìm chúng trên google.

Đây chính là tiền đề cho sự phát triển, khám phá và nghiên cứu về hiệu ứng Google của Besty Sparrow.

Besty Sparrow đã cùng đồng nghiệp thực hiện 4 nghiên cứu xoay quanh việc kiểm tra xem mọi người ghi nhớ thông tin như thế nào. Và kết quả của thí nghiệm đáng kinh ngạc.

Với những thông tin đơn giản, có thể dễ dàng tiếp cận và lưu trữ lại như lưu trữ và dễ dàng tìm kiếm trên Internet, trên google. Thì đại đa số họ đều không hề ghi nhớ nội dung mình đã tìm kiếm cụ thể là gì mà thay vào đó là ghi nhớ nguồn lưu trữ, nơi lưu trữ – google.

Với những thông tin mang tính phức tạp hơn, không thể mã hóa và truyền tải lên google thì người ta lại ghi nhớ lâu hơn.

Chính sự đối lập ấy đã vô hình chung khẳng định rằng, từ khi có sự xuất hiện của google con người rất lười suy nghĩ và ghi nhớ thông tin cụ thể. Con người đang sống trong thế giới Internet chứ không phải thế giới của sự vận động và phát triển linh hoạt.

Ứng dụng của hiệu ứng.

Hiệu ứng Google làm chúng ta tin tưởng hơn vào những gì chúng ta tìm kiếm thấy. Chứ không tin tưởng vào nhận định, cách nhìn nhận của chính bản thân mình. Do đó, để tránh mắc phải hiệu ứng Google, bạn nên học tập cách đọc có chọn lọc thông tin.

Và hơn hết là khi gặp một vấn đề gì đó, thay bằng cầm luôn smartphone lên tìm kiếm trên google thì hãy thử động não và suy nghĩ, ghi nhớ về vấn đề đó. Tâm lý của mỗi người là khác nhau, do đó cách nhìn nhận về một vấn đề cũng sẽ khác nhau

Đừng để Internet chi phối thế giới quan của bản thân. Mà hãy coi Internet là một công cụ phụ trợ cho bạn phát triển thế giới quan ấy.