Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

Nhận diện tính cách, hành vi con người

NHẬN DIỆN TÍNH CÁCH, HÀNH VI CON NGƯỜI

Các chuyên gia tâm lý cho rằng DISC chính là một trong những công cụ nhận diện tính cách, hành vi con người hiệu quả nhất.

DISC viết tắt của 4 từ tiếng Anh: Dominance – Influence – Steadiness – Compliance (Sự thống trị, ảnh hưởng, bền vững và tuân thủ). Dựa vào các tiêu chí này, bạn có thể dự đoán và phân tích tính cách của người đối diện, từ đó có phương pháp giao tiếp phù hợp để cả hai bên đều thoải mái và không cảm thấy khó xử khi trò chuyện cùng nhau.

 

Đối với những người làm Dịch vụ như Nhà hàng – Khách sạn, một khi hiểu được nhóm tính cách theo DISC là gì, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt tâm lý khách hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp nhanh chóng đạt được doanh thu lý tưởng nhờ vào sự hài lòng của khách về sản phẩm, dịch vụ chất lượng.

 

4 nhóm tính cách DISC:

 

 Steve Jobs – CEO and Founder of Apple Inc

1. Tuýp người D (Dominance – Áp Đặt) 

Những người Áp Đặt thường có khuynh hướng thay đổi môi trường xung quanh theo suy nghĩ của riêng mình. Họ có nhiều động lực hơn từ việc dành chiến thắng, vượt qua thử thách, và đánh bại đối thủ, dù đó có phải là đồng nghiệp của mình hay không. Nhìn chung, họ là những người hướng ngoại, ưu tiên công việc hơn là các mối quan hệ.

 

Đối với những người Áp Đặt, khi làm việc với họ, các bạn nên sử dụng những “chiêu thức” sau:

  • Thẳng thắn khen ngợi họ khi họ làm tốt
  • Nêu tên họ khi những dự án họ đề cử đạt được thành công lớn
  • Khi khiển trách, hãy nêu rõ chỗ nào đúng, chỗ nào sai và hỏi họ nghĩ gì về những sai lầm họ gặp phải
  • Tránh đưa cho họ những công việc có tính chất lặp đi lặp lại
  • Cho họ cơ hội để làm việc độc lập
  • Khi giao việc, hãy giải thích rõ ràng mục đích và hướng đi của dự án

2. Tuýp người I (Influence – Ảnh Hưởng)

 

Sheryl Sandberg – COO of Facebook

Những người thuộc tuýp người Ảnh Hưởng cũng ưa thay đổi môi trường họ đang sống theo ý của họ, nhưng bằng cách thuyết phục mọi người xung quanh thay vì áp đặt họ như nhóm người Áp Đặt. Khác với nhóm người trước, cuộc sống của những người Ảnh Hưởng phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ giữa người với người. Họ cũng hướng ngoại, nhưng họ quan tâm nhiều hơn tới đồng nghiệp và bạn bè.

 

Đối với những người Ảnh Hưởng, khi làm việc với họ, các bạn nên sử dụng những “chiêu thức” sau:

  • Khen ngợi họ trước đám đông
  • Cho họ thấy mọi người xung quanh rất thích tính cách năng động của họ
  • Phê bình họ trong riêng tư Khi chê, nhớ đan xen những lời khen ngợi
  • Trong những cuộc họp, hãy hỏi ý kiến của họ và để họ tỏa sáng
  • Hạn chế giao những việc làm có tính lặp đi lặp lại

3. Tuýp người S (Steadiness – Kiên Định)

 

Marissa Mayer – CEO of Yahoo
 

Những người Kiên Định thường không hay thay đổi môi trường hiện tại. Thay vào đó, họ chọn cách hòa nhập và cố gắng hợp tác với mọi người xung quanh để cùng đạt được mục tiêu. Những người Kiên Định giữ lửa trong công việc nhờ vào sự hợp tác và tình cảm với đồng nghiệp. Họ là những người hướng nội và có xu hướng quan tâm đến con người nhiều hơn là công việc. 

 

Đối với những người Kiên Định, khi làm việc với họ, các bạn nên sử dụng những “chiêu thức” sau:

  • Tin tưởng họ tuyệt đối
  • Khen ngợi họ ở chỗ ít người
  • Cho họ biết rằng họ có tầm quan trọng cực lớn đối với nhóm
  • Khi chê, hãy khen họ trước
  • Thường xuyên cung cấp cho họ những thông tin phản hồi về hiệu quả công việc một cách nhã nhặn
  • Tạo cho họ môi trường để hợp tác

4. Tuýp người C (Compliance – Nhường Nhịn)

 

Steve Wozniak – Co-founder of Apple Inc.
 

Tuýp người Nhường Nhịn thường chấp nhận với môi trường hiện tại, quyết tâm làm việc để vươn lên. Động lực làm việc của họ là những cơ hội để phát triển và nâng cao chất lượng công việc. Họ sống nội tâm, tuy nhiên họ đặt chất lượng công việc lên hàng đầu thay vì quan tâm nhiều đến đồng nghiệp xung quanh.

 

Đối với những người Nhường Nhịn, khi làm việc với họ, các bạn nên sử dụng những “chiêu thức” sau:

  • Khen ngợi khi không có nhiều người xung quanh
  • Khuyến khích phát triển thông qua việc thúc đẩy họ làm những việc có tính chuyên môn, chi
    tiết cao
  • Khi phê bình, hãy chuẩn bị trước nội dung và tinh thần. Họ nhiều khi cảm thấy tệ và sẽ có phản
    ứng quyết liệt
  • Tạo cơ hội cho họ được bộc lộ suy nghĩ

Sau khi hiểu được DISC là gì, bạn có thể tự kiểm tra được mình thuộc nhóm tính cách nào cũng như chủ động tìm hiểu hành vi của đối phương, từ đó đạt được mục đích giao tiếp.

Bằng cách áp dụng DISC vào trong cuộc sống, mỗi người sẽ có cách điều hướng phù hợp để làm tốt công việc hơn, đặc biệt là với lĩnh vực kinh doanh Dịch vụ như Nhà hàng – Khách sạn.

 

Theo tài liệu của VietnamWork

 


Thứ Năm, 24 tháng 11, 2022

Hiệu ứng FOMO khiến bạn chạy theo đám đông

HIỆU ỨNG FOMO KHIẾN BẠN CHẠY THEO ĐÁM ĐÔNG

 

Hiệu ứng FOMO (viết tắt của Fear Of Missing Out) có thể khiến bạn cập nhật Facebook liên tục, mua sắm theo xu hướng và thậm chí hẹn hò ai đó chỉ vì không muốn dán nhãn “ế lâu năm”. Nếu hiểu được hiệu ứng FOMO là gì, bạn sẽ nhận ra mình đã chạy theo số đông từ lúc nào không hay!

 

FOMO là nỗi sợ hãi mình bỏ lỡ những điều thú vị hay ho trong cuộc sống mà người khác đang được trải nghiệm.

Một nghiên cứu mô tả hiệu ứng FOMO là cảm giác lo lắng rằng mọi người xung quanh có thể đang có những trải nghiệm hạnh phúc, vui vẻ và thú vị hơn bạn. Tâm lý lo lắng này khiến bạn luôn muốn cập nhập về hoạt động của bạn bè hoặc người khác để xem họ đang làm gì.

 

Tiến sĩ Dan Herman (Israel), một chuyên gia marketing và tác giả của tờ The Journal of Brand Management xác định hiệu ứng FOMO lần đầu vào năm 1996. Ông đã làm một số nghiên cứu và rút ra kết luận rằng hiệu ứng FOMO có thể là một trong những lý do khiến khách hàng không còn trung thành với một thương hiệu nào đó.

Vì hiệu ứng FOMO, khách hàng sẽ liên tục mua sản phẩm mới từ những thương hiệu mới để không bỏ lỡ những xu hướng thú vị.

Hiệu ứng FOMO tuy khá mơ hồ nhưng có thể gây ra những ảnh hưởng rất dễ quan sát. Nếu chú ý, bạn có thể thấy những ảnh hưởng này xảy ra mọi lúc, mọi nơi đó là:

 

1. Bạn luôn dán mắt vào màn hình điện thoại để chờ đợi bài đăng, một trạng thái hay một thông báo mới từ mạng xã hội.

2. Mất tập trung trong công việc để trả lời cuộc gọi hoặc email không liên quan hoặc không quá quan trọng. Hơn nữa, bạn cũng liên tục kiểm tra điện thoại và không tập trung làm việc vì sợ mình sẽ bỏ lỡ một cuộc gọi hoặc tin nhắn. Việc này sẽ khiến bạn khó hoàn thành tốt công việc.

3. Mua đồ xa xỉ không cần thiết

Cảm giác lo lắng muốn mua ngay những sản phẩm thời thượng là một dấu hiệu rõ ràng của hiệu ứng FOMO. Vậy nên khi thấy một sản phẩm đời mới nào, bạn không trì hoãn được thì đích thị là nó đấy.

4. Bỏ lỡ những điều quan trọng

Điện thoại và mạng xã hội có thể chen ngang cuộc họp ở công ty hay buổi hẹn hò lãng mạn. FOMO khiến bạn không để tâm tới sự nghiệp hay mối quan hệ của mình mà lại muốn cập nhập những gì mọi người đăng trên mạng xã hội.

 

5. Có quá nhiều mối quan hệ không quan trọng

Đôi khi bạn chấp nhận yêu cầu kết bạn của mọi người chỉ vì muốn có cơ hội biết thêm người mới và mở rộng mối quan hệ. và bỏ quá nhiều công sức vào những mối quan hệ không quan trọng.

7. Bạn hẹn hò chỉ để giống mọi người

Khi thấy mọi người xung quanh đang hạnh phúc trong mối quan hệ, hiệu ứng FOMO sẽ khiến bạn vội vàng tìm cho mình một mối quan hệ. Quyết định vội vàng này có thể khiến bạn không có lựa chọn đúng đắn nhất.

 

Khi đã biết hiêu ứng FOMO gây tiêu cực có thể kìm hãm bạn trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp. Bạn hãy tìm cách giảm sự lo lắng của mình và tránh các tác hại của mạng xã hội bằng một số cách sau:

 

1. Thừa nhận hiệu ứng FOMO

Khi thừa nhận mình lo lắng về việc bỏ lỡ những thứ vui vẻ đang xảy ra trên mạng có nghĩa là bạn đã thừa nhận sự bất an của mình và sẵn sàng bắt đầu đối mặt với vấn đề.

 

2. Tránh phương tiện truyền thông

Tuy rất khó khăn nhưng bạn cần ngắt kết nối với mạng xã hội để tránh những tác động tiêu cực của hiệu ứng FOMO. Tuy thời gian ban đầu, bạn sẽ cảm thấy bứt rứt và hoảng sợ khi không được cập nhập tin tức về mọi người thường xuyên nhưng cảm giác này sẽ qua đi rất nhanh.

3. Tìm thấy niềm vui ngay cả khi “lạc hậu”

Bạn có thể bỏ qua những thông tin về cuộc đi chơi, ăn uống hay du lịch mà vẫn vui vẻ chứ không hề lạc hậu hay quê mùa. Bạn làm những gì mình thích thay vì mải theo dõi cuộc sống của người khác.

4. Tận hưởng giây phút hiện tại

Bạn hãy dành hết sự tập trung vào những việc mình đang làm như nói chuyện với người bên cạnh, lái xe hay nấu ăn... Khi bạn tập trung vào giây phút hiện tại, bạn sẽ không cần lo sợ về những gì đang diễn ra trong cuộc sống của người khác.

5. Tập tính biết ơn mọi thứ

Thay vì suy nghĩ về những thứ mình muốn có, bạn hãy tập biết ơn những gì mình đang có. Khi này, bạn sẽ tránh được tâm lý tiêu cực hiệu ứng FOMO mang lại và trở nên hạnh phúc cũng như hài lòng hơn với cuộc sống của mình.

6. Đặt ra thứ tự ưu tiên

Khi biết chuyện gì quan trọng với mình, bạn sẽ không còn quan tâm tới cuộc sống của người khác nữa. Từ đó, bạn sẽ làm được nhiều việc quan trọng hơn và chạm đến thành công sớm hơn.

 

Những người thầy đáng nhớ của học sinh

NHỮNG NGƯỜI THẦY ĐÁNG NHỚ CỦA HỌC SINH

Phẩm chất làm nên sự khác biệt của người thầy đáng nhớ là sự quan tâm đối với học sinh.

Người thầy đáng nhớ luôn quan tâm sâu sắc đến tương lai của học sinh. Họ sẵn lòng dành thêm thời gian để giúp người học hiểu bài và đưa ra những hướng dẫn cần thiết.

Người thầy đáng nhớ ở bậc đại học luôn trao cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng thiết thực trong nghề nghiệp và đồng thời khuyến khích tư duy phản biện, tôn trọng sự phát triển độc lập của sinh viên.

Bên cạnh đó, người thầy còn truyền cảm hứng để sinh viên trở thành những công dân có trách nhiệm và hành xử công chính.Tri thức, khoa học bắt nguồn từ một tâm hồn tử tế và có trách nhiệm thì mới thực sự giúp ích cho cộng đồng.

Sự thật là thầy cô giáo có ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình trưởng thành của học sinh, sinh viên trong suốt những năm học. Những ảnh hưởng này vượt ra khỏi phạm vi bài giảng.

Thầy cô giáo không chỉ truyền cảm hứng và tạo động lực cho học sinh mà còn làm thay đổi hành vi, đạo đức, cách ứng xử và cả tính cách của họ. Và đó chính là lý do tại sao học sinh luôn biết ơn những người thầy đáng nhớ trong suốt quãng đời của mình.

Trích lược từ cuốn sách Lời khuyên dành cho thầy cô của Giáo sư John Vũ