Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2021

Tình yêu là vô thường


TÌNH YÊU LÀ VÔ THƯỜNG

.

“Yêu trọn đời”, “yêu mãi mãi” là câu hứa người ta có thể thốt ra trong cơn hưng phấn và cũng là sự lừa mị ngọt ngào bậc nhất mọi thời đại. Thực ra cũng dễ hiểu, khi đã nói yêu nhau, ai cũng kỳ vọng tình yêu ấy bền lâu, vững chãi qua năm tháng, đặc biệt là phụ nữ. khi bước vào một cuộc yêu, chẳng mấy ai nghĩ đến chuyện chia tay.

.

Nhưng bạn cũng cần chấp nhận một sự thật rằng, trái tim không là bất biến. Tình yêu giữa hai kẻ xa lạ cũng có… hạn sử dụng. Tình yêu cũng vô thường, biến đổi và vì là một sinh thể, nó có thể khỏe mạnh, lớn lên, hoặc cũng có thể lụi tàn, chết đi vào một ngày nào đó. Nó tuyệt nhiên không phải là ngọn lửa vĩnh cửu như ai đó kỳ vọng, mà nếu có, nó cũng có thể cần đổi người thổi lửa.

.

Nghĩ mà xem, đôi lúc chúng ta còn cảm thấy ghét chính mình, phát ngấy mình theo kiểu “chán không buồn nói”, sao có thể ngây thơ tin rằng có một người sẽ yêu mình mãi mãi (mà không bao giờ đứt đoạn hoặc xao nhãng)?

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

Giá trị của lời cảm ơn

 

GIÁ TRỊ CỦA LỜI  CẢM ƠN

Tử các giao dịch buôn bán cho đến những cuộc trò chuyện cá nhân. Phần lớn chúng ta đều mong muốn được người khác cảm ơn và thừa nhận công sức từ những việc nhỏ nhặt nhất.

Trong một dãy phố ở Chicago, có hai sạp báo cách nhau chỉ mười bốn thước và cùng bán những loại báo và tạp chí giống nhau.

Người chủ của sạp báo thứ nhất rất kiên nhẫn và chịu khó, ông nhiệt tình nói “Cảm ơn” với bất kì ai đến mua báo kể cả trong lúc cao điểm hoặc đông khách nhất. Còn người bán báo kia thì lạnh lùng hô “Người kế tiếp” hoặc “Anh/chị muốn đọc gì?”

 Suốt gần một năm, nhờ câu “Cảm ơn” mà mỗi ngày người bán báo thứ nhất đạt được doanh số gấp bốn lần so với người thứ hai dù cả hai người có lượng khách hàng tiềm năng tương đương nhau. Người đi đường sẵn sàng đi bộ thêm mười bốn thước nữa – kể cả khi họ đang vội – chỉ dể được nghe tiếng “Cảm ơn” Tử người bán báo thứ nhất!

* Lời cảm ơn không chỉ đem lại những niềm vui, giúp mối quan hệ của người với người trở nên vị tha và chân thành hơn.

Lời cảm ơn tưởng chừng như một đứa trẻ lên ba cũng có thể thốt lên được ấy lại đóng một vai trò vô cùng to lớn, nó thể hiện nếp văn hóa ứng xử lịch sự trong giao tiếp hằng ngày của chúng ta. Hơn nữa, đó còn là một chất keo kết dính mọi người lại với nhau, là sợi dây vô hình gắn kết những mối quan hệ trong xã hội.

Để thành công trong thời hiện đại

 

ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG THỜI HIỆN ĐẠI

Owen D. Young Từng khuyên rằng:” Người nào có khả năng đặt mình trong hoàn cảnh người khác, thấu hiểu được những suy nghĩ tâm tư của họ thì không cần phải lo lắng về bất kỳ điều gì của tương lai; vì người đó chắc chắn sẽ thành công.”

Lời khuyên này đặc biệt đúng với phụ nữ thời nay – những người được trời ban cho sự nhạy cảm cao độ, đã và đang ngày càng khẳng định vị thế quan trọng của mình trong công sở cũng như trên thương trường.

Trong một khu dân cư ở bang Ohio nước Mỹ, có một cửa hàng bán đồ dùng học tập và văn phòng nọ đã đổi chủ đến bảy lần trong bốn năm. Mỗi một người chủ đó đã đến đây, cố gắng thu hút và giữ chân khách hàng bằng đủ cách: các chương trình khuyến mãi, giảm giá và quà tặng liên tục, trình bày lại các tủ kính và kệ trừng bày thật bắt mắt. Nhưng tất cả họ vẫn thất bại trong việc tăng doanh số.

Khách háng vẫn cứ thích đến mua ở một chuỗi cửa hàng bách hóa cách xa chỗ đó bốn trăm nét. Người chủ thứ tám của cửa hàng học cụ là một đôi vợ chồng. Người chồng là thương binh, gặp khó khăn trong việc giao tiếp. Người vọ nổi bật với nụ cười tỏa nắng và có khả năng nhớ tên tất cả các khách đến mua hàng bất kể là người mới hay khách quen. Cũng như những người chủ trước, những ngày đầu bán hàng của đôi vợ chồng này rất vắng khách. Nhưng chính câu chào của bà vợ đã dần dần tạo nên sự khác biệt.

Đó không phải là một câu “ Chào buổi sáng” vô hồn như chúng ta thường nghe. Đó là những câu chào khác nhau được dành riêng cho từng khách như “Xin chào Julie!” hoặc “Buổi sáng tốt lành nhé ông Brown!” Bà ấy cá nhân hóa mối quan hệ của mình với từng khách hàng và ông chồng bắt chước làm theo. Bất kỳ khách nào đặt chân vào cửa tiệm của ông bà cũng cảm thấy mình được chào đón niềm nở và trở thành người quan trọng, mặc dù có thể họ chỉ đến đó để mua vài thứ đồ lặt vặt hoặc dùng bốt điện thoại. Thế là tiếng lành đồn xa.

Ngày nay, với những nguyên tắc liên quan đến đối nhân xử thế, sản phẩm và dich vụ càng lúc càng đồng nhất với nhau hơn. Mọi cuộc cạnh tranh trên thương trường cũng như trong cuộc sống thực chất đều là những cuộc ganh đua xem ai là người có thể thâm nhập sâu hơn vào tâm trí đối phương, người nghe, khách hàng, bệnh nhân, khán giả, v.v... Và bạn sẽ không thể làm được điều này nếu không nắm bắt được đúng hướng cảm xúc của đối tượng mình nhắm đến.