Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020

Trong một thế giới liên tục có những điều "bất ổn"


Thế giới hiện đại đang phải đối mặt với quá nhiều vấn đề về môi trường, về kinh tế, về con người … Thật khó có thể định nghĩa "bình thường" trong một thế giới liên tục có những điều "bất ổn" như vậy.

Bệnh viện dã chiến chống COVID-19 lớn nhất Anh chỉ mất 9 ngày hoàn thành tại trung tâm triển lãm Excel thủ đô London. Bệnh viện Nightingale có sức chứa 4.000 bệnh nhân, được thành lập với mục đích nhằm giảm tải sức ép đối với các bệnh viện khác đang bị quá tải do bệnh nhân mắc COVID-19

Không gian bệnh viện có diện tích hơn 87.000 m2 được chia thành hơn 80 khu điều trị, mỗi khu gồm 42 giường bệnh với đầy đủ thiết bị y tế cần thiết, trong đó có máy trợ thở.

Trong cảnh khốn cùng và nỗi sợ hãi về một thảm hoạ, chúng ta để lộ ra những sợ hãi bản năng khác. Nỗi sợ thiếu thốn được châm ngòi khi "ngày tận thế" đến gần nhanh chóng và biến thành cơn hoảng loạn, tạo nên bao cuộc tranh giành hàng hóa, đồ tích trữ. Ở những đất nước giàu có nhất, chúng ta vẫn không khỏi đau xót khi nhìn thấy hình ảnh người già bật khóc tuyệt vọng khi đứng nhìn những kệ hàng trống trơn.


Những nỗi sợ vẫn được sinh ra và nối dài, ngày càng khiến con người đánh mất sự cân bằng và lạc quan. Nhưng chính Coronavirus đã cho chúng ta thấy thế giới hiện đại ngày nay đang phải đối mặt với những gì, và chúng ta cần làm những gì để sửa chữa nó.

Đây là một dịp để chúng ta thay đổi lối sống, tạo cho mình những thói quen mới. Chúng ta quan tâm đến vệ sinh cá nhân hơn, chăm lo đời sống tinh thần nhiều hơn, học cách tìm niềm vui và sự an toàn ở những giá trị bên trong, thay cho những hào nhoáng bên ngoài. Ta trở về nhà và tìm thấy giá trị của một nơi trú ẩn. Thay vì sợ hãi, hãy thể hiện mình là một người có ý thức, một người văn minh trong xã hội nhưng không hề nhún nhường. Hãy lạc quan và đối mặt với mọi thử thách bằng một trái tim tươi sáng, đầy yêu thương.

Tân Hoa xã và Worldometers: Tính tới 14 giờ 15 phút ngày 4/4 (theo giờ Việt Nam) số ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới đã tăng lên thành 1.119.217 người, trong đó 59.235 người đã tử vong.
.
Các quan tài chứa thi thể nạn nhân tử vong vì Covid-19 được đặt theo từng hàng tại bãi đỗ xe của nhà tang lễ Collserola ở Barcelona. (Ảnh: Getty)

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

Việt Nam được có độ hài lòng cao nhất với chính phủ đối phó với dịch Covid-19


Một cuộc khảo sát quốc tế đầu tiên về phản ứng của người dân đối với chính phủ của 45 quốc gia trong việc kiểm soát và phòng bệnh Covid-19, đây là khảo sát công chúng quy mô nhất về Covid-19 với mục đích là tìm hiểu cách nhìn của công dân toàn cầu về các động thái của chính phủ.

Hôm 31/03, ông Christoph Dölitzsch, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Chuyên sâu của Viện nghiên cứu Dalia Research có trụ sở tại Đức công bố kết quả khảo sát được ngày 30/03 :

Theo xếp hạng người dân hài lòng, khảo sát của Dalia: Tỷ lệ hài lòng cao nhất trong số 45 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới tham gia vào nghiên cứu tập trung vào nhận thức của người dân về phản ứng của chính phủ đối với dịch bệnh.
Việt Nam là quốc gia có độ hài lòng cao nhất thế giới về phản ứng của chính phủ đối với dịch bệnh với 62% người tham gia cho rằng Chính phủ phản ứng phù hợp (right amount).
Việt Nam (62%) theo sau là Argentina (61%), Áo (58%), Singapore (57%) và Nam Phi (56%) trong danh mục này.
Gần một nửa thế giới (43%) nói rằng chính phủ của họ đang làm quá ít để đối phó với dịch bệnh. Tuy nhiên, công dân ở 8 trong số 45 quốc gia được khảo sát tin rằng trung bình chính phủ của họ phản ứng thái quá và làm 'quá nhiều' để đối phó.
Khi Mỹ vượt qua Trung Quốc về số lượng các trường hợp được xác nhận, 19% dân số Hoa Kỳ tin rằng chính phủ đang làm 'quá nhiều' để đối phó.
Pháp và Tây Ban Nha cho rằng phản ứng của chính phủ của họ là "quá ít" (tương ứng 64% và 66%).
Với tổng cộng 32.631 ý kiến phản hồi từ 45 quốc gia tham gia từ 23/03 đến 27/03, kết quả khảo sát của Dalia cho thấy gần ½ người tham gia muốn chính phủ mạnh tay hơn nữa đối với bệnh dịch.
Bà Stephanie Clapham, Giám đốc Nghiên cứu của Dalia, cho biết trong thông cáo rằng bà hy vọng “những dữ liệu này sẽ hữu dụng đối với chính phủ và các doanh nghiệp để đưa ra các quyết định sáng suốt trong giai đoạn bất ổn.”

Máy trợ thở mang trí tuệ Việt đẩy lùi dịch Covid-19


Trần Ngọc Phúc, cha đẻ của máy thở Hummingbird đang góp một phần trí tuệ Việt với thế giới để đẩy lùi dịch Covid-19.

Trần Ngọc Phúc, đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Sinh năm 1947 tại Huế, ông Phúc sang Nhật du học từ năm 1968 và tốt nghiệp kỹ sư Đại học Tokai ở Kanagawa.

Năm 1982, ông phát minh máy hô hấp nhân tạo dao động cao tần số Hummingbird (HFO) cho trẻ em sinh non. Hummingbird đã vượt qua 7 đối thủ đến từ các nước trên thế giới, giành giải Nhất trong cuộc thi chế tạo máy thở nhân tạo tại Đại học Harvard do Viện Y tế Hoa Kỳ tổ chức. Đây là chiếc máy hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh tốt nhất thời điểm đó.

Ông Trần Ngọc Phúc sau đó đã sáng lập ra Metran, một công ty chuyên về các thiết bị y tế, đặc biệt là các loại máy thở. Sản phẩm của Metran hiện phổ biến tại hầu khắp các bệnh viện ở Nhật và nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo ông Trần Ngọc Phúc, 80% bệnh nhân dương tính với Covid-19 có thể tự phục hồi được. 15% bệnh nhân cần đến các loại máy trợ thở nhẹ và 5% cần sử dụng phổi nhân tạo.

Theo một nghiên cứu tại Anh, nước này có khả năng phải cần đến 40.000 máy thở trong trường hợp xấu. Tại Nhật, con số này là 80.000.

Chiều 30/3, trong phiên họp của Chính Phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nói về việc cần chuẩn bị lượng máy thở đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân Covid-19.
Trong đó, Thủ tướng nhắc đến ông Trần Ngọc Phúc, người phát minh ra máy trợ thở cho trẻ sinh non ở Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam giải quyết vấn đề thiếu hụt trang bị này trong ngành y tế.

Máy trợ thở mang trí tuệ Việt

Ông Trần Ngọc Phúc hiện là chủ tịch của Metran, công ty chuyên phát triển thiết bị thở sử dụng trong ngành y tế. Những thiết bị của Metran nhận được sự đánh giá cao từ nhiều tổ chức uy tín trên thế giới.

Theo nhà phát minh Trần Ngọc Phúc, trong thời gian tới, loại máy Composβ-EV sẽ được thiết kế và cải tiến lại để phù hợp và bệnh nhân. Máy này đang được thử nghiệm tại các trường Đại học ở Nhật Bản, đang được Bộ Y tế và Bộ Công thương hỗ trợ để có giấy phép lưu hành.
Loại máy này sẽ hỗ trợ Việt Nam rất nhiều. Chúng tôi sẽ lược bớt một số tính năng không thật sự cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sản xuất loại máy này.

Loại máy thứ hai từ Metran là loại máy trợ thở có tên JFlo. Máy trợ thở này có ưu điểm gọn nhẹ gấp 10 lần các loại máy khác, vận hành không cần chuyên gia. Bên cạnh đó, bệnh nhân khi thở bằng máy vẫn có thể ăn uống, nói chuyện bình thường.
Đây là một công trình nghiên cứu mà Metran được chính phủ Nhật tài trợ để nghiên cứu sản xuất cho Việt Nam. Dự kiến đưa ra thị trường vào tháng 10 năm nay. Hiện nay, máy này các chức năng đã sẵn sàng và đang được thử nghiệm. nếu có thêm nguồn vốn từ các nhà tài trợ, thời gian ra mắt loại máy trợ thở gọn nhẹ này có thể giảm xuống khoảng 2 tháng.

Hiện có 16 quốc gia liên hệ công ty ông Phúc để chuyển giao công nghệ sản xuất máy trợ thở trong đó có Mỹ, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Đài Loan…
Trong 3 tháng tới, Metran có thể đáp ứng 10.000-15.000 máy thở cho Việt Nam. Điều này khả thi đến 91%. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức.

 Trần Ngọc Phúc, người sáng lập công ty thiết bị y tế, Metran, có trụ sở tại Nhật Bản, kiểm tra máy thở. -VNA / VNS Photo Thành Hữu

 loại máy Composβ-EV, sẽ hỗ trợ Việt Nam rất nhiều. Chúng tôi sẽ lược bớt một số tính năng không thật sự cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sản xuất loại máy này.

Máy trợ thở cá nhân JFlo với ưu điểm gọn nhẹ và dễ sử dụng. Đây là một công trình nghiên cứu mà Metran được chính phủ Nhật tài trợ để nghiên cứu sản xuất cho Việt Nam.