CẦN QUAN TÂM TỚI "MẶT TRÁI" CỦA THIỀN ĐỊNH VÀ CHÁNH NIỆM
Nguyên tắc của chánh niệm là sống nhiều hơn “cho hiện tại”, dành ít thời gian hơn cho những căng thẳng đã qua trọng quá khứ và không lo lắng các vấn đề tương lai. Việc luyện tập này sẽ giúp cho con người nhận ra và vượt qua những suy nghĩ tiêu cực và sẵn sàng đón nhận những niềm vui nho nhỏ.
Thiền định và chánh niệm được quảng bá bởi những ngôi sao nổi tiếng Gwyneth Paltrow và Russell Brand, những người khẳng định chúng giúp con người giải toả stress và sống cho hiện tại. Việc luyện tập các phương pháp này dựa trên thiền định phương Đông cổ xưa.
Tuy nhiên, nghiên cứu tâm lý tại Anh và Mỹ cho việc áp dụng cách thức này có thể gây hưng cảm, trầm cảm, ảo giác và rối loạn tâm thần.
Có một nghiên cứu khác ở Mỹ chỉ ra rằng 60% những người từng thiền định đã bị ít nhất 1 trong số các tác dụng phụ sau: hoảng loạn, trầm cảm và rối loạn.
Và 1 trong số 14 người tin rằng có những ảnh hưởng tiêu cực của phương pháp này là Miguel Farias, trưởng nhóm nghiên cứu hành vi, niềm tin và não bộ của trường ĐH Coventry University và nhà nghiên cứu tâm lý học của ĐH Surrey là Catherine Wikholm.
TS. Farias cho rằng sự thiếu vắng của những nghiên cứu thống kê nghiêm túc về những tác dụng phụ của thiền định là 1 “scandal”.
Ông nói: “Giả định rằng các nhà nghiên cứu về thiền định đều cho rằng đây là phương pháp tốt. Đó chỉ là một tư duy hạn hẹp. Làm thế nào để biết một kỹ thuật có thể cho phép bạn nhìn thấy bên trong và thay đổi nhận thức thực tế của bạn lại không tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn?
Câu trả lời là nó không thể và vì vậy tất cả các nghiên cứu thiền định đều cần đánh giá không chỉ các tác động tích cực mà cả các tác động tiêu cực.
Còn bà Wikholm cho rằng: “Thật khó để có 1 cái nhìn cân bằng khi các phương tiện truyền thông luôn tràn ngập những bài viết về lợi ích của thiền định và chánh niệm.
Chúng ta cần ý thức rằng những báo cáo về lợi ích thường được thổi phồng trong khi các nghiên cứu không phát hiện ra những lợi ích nào đáng kể và chưa hết, những tác dụng tiêu cực lại càng hiếm khi được nói tới trên các phương tiện truyền thông.
Quả thực, tháng trước, 1 nghiên cứu đăng tải trên The Lancet cho thấy luyện tập chánh niện có thể hiệu quả như 1 loại thuốc hiện đại có tác dụng điều trị trầm cảm.
Hay một nghiên cứu tại Anh đã đo hiệu quả của yoga và thiền định đối với tù nhân bằng cách tổ chức lớp học thiền định kéo dài 90 phút mỗi tuần ở 7 nhà tù thuộc bang Midlands và sau 10 tuần như vậy sẽ tiến hành đo chức năng nhận thức của họ.
Kết quả cho thấy chức năng này cao hơn so với nhóm đối chứng. Tâm trạng của tù nhân được cải thiện, tình trạng stress và suy giảm tinh thần giảm nhưng những gì tìm thấy chỉ là mặt tích cực của kỹ thuật quản lý tinh thần.
Nhân Hà Theo Dailymail