Hiển thị các bài đăng có nhãn Tam lý. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tam lý. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2023

Định luật Festinger 10:90


ĐỊNH LUẬT FESTINGER 10:90

Bạn không thể khống chế được 10% sự việc trước đó, nhưng lại hoàn toàn có thể dùng thái độ và hành vi của mình để quyết định 90% sự việc phía sau.

 

Một buổi sáng, sau khi thức dậy, Festinger đi rửa mặt và tiện tay tháo chiếc đồng hồ đắt tiền của mình để cạnh bồn rửa mặt.

Vợ anh, sợ đồng hồ bị nước làm ướt, nên đem đặt nó lên bàn ăn. Con trai anh khi tỉnh dậy, lúc tới bàn ăn lấy bánh mì, không cẩn thận đã làm rớt chiếc đồng hồ xuống đất và khiến nó bị hư hỏng.

 

Do vô cùng yêu thích chiếc đồng hồ, nên Festinger đã đánh con trai một trận thật đau. Không những thế, Festinger còn trút cơn thịnh nộ lên vợ anh. Cảm thấy vô lý, người vợ phân trần rằng, vì sợ nước làm ướt đồng hồ nên mới làm như vậy, nhưng Festinger gắt gỏng nói đó là chiếc đồng hồ không ngấm nước.

 

Hai vợ chồng cãi nhau kịch liệt. Vì quá tức giận, Festinger đã không ăn bữa sáng và ngay lập tức lái xe tới công ty. Tuy nhiên, gần tới công ty, anh nhớ ra mình quên mang cặp và quay xe trở về nhà.

Khi về tới nhà, anh không thể mở cửa, vì chìa khóa lại để trong cặp.

Trong khi đó, vợ anh đã đi làm và con trai anh cũng đã tới trường. Không còn cách nào khác, Festinger đành gọi điện thoại cho vợ để lấy chìa khóa.

 

Trên đường về nhà mở cửa cho chồng, do vội vã, chị vợ đã va quệt vào một sạp hoa quả và phải bồi thường cho chủ sạp một khoản tiền rồi mới được đi.

Sau khi lấy được cặp, Festinger đã đến công ty muộn 15 phút. Anh bị sếp phê bình và tâm trạng anh rất tồi tệ. Không những thế, trước khi tan sở, vì một việc rất nhỏ, anh lại cãi nhau với đồng nghiệp.

 

Vì phải về nhà đưa chìa khóa cho chồng, người vợ đã vuột mất giải thưởng chuyên cần cả tháng. Còn con trai anh, ngày hôm đó có giải thi đấu bóng chày, mà trước đó, cậu bé hy vọng sẽ đoạt ngôi quán quân. Nhưng vì bị cha mắng, nên tâm trạng không tốt, cậu bé đã không phát huy được khả năng và bị loại ngay từ vòng một.

 

Trong câu chuyện trên, chiếc đồng hồ bị vỡ là 10% sự việc chúng ta không thể kiểm soát được trong cuộc sống và một loạt việc xảy ra sau đó chính 90% còn lại. Do mọi người trong câu chuyện đều không kiểm soát được 90% này, nên ngày hôm đó đã trở thành “ngày xui xẻo” cho cả gia đình.

 

Giả sử, sau khi 10% sự việc không thể kiểm soát xảy ra, Festinger không làm những gì như đã làm, mà thay vào đó là một thái độ khác. Chẳng hạn, anh an ủi con trai: “Đừng quá lo lắng về chiếc đồng hồ. Cha sẽ mang đi sửa”. Với thái độ này, con trai anh sẽ vui vẻ, vợ anh cũng thoải mái, bản thân Festinger cũng không bị phiền muộn và những rắc rối sau đó sẽ không xảy ra.

 

Từ câu chuyện trên, nhà tâm lý học người Mỹ Festinger đã có một đúc kết rất nổi tiếng được gọi là “Định luật Festinger”. Theo ông, 10% sự việc xảy ra trong đời là không cách nào kiểm soát được, nhưng 90% còn lại của cuộc sống được quyết định bởi thái độ, phản ứng của chính bản thân mình.

 

Bởi vậy, điều quan trọng không phải bạn gặp chuyện gì, mà là cách bạn phản ứng trong hoàn cảnh ấy ra sao.

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023

Hiệu ứng tâm lý bất ngờ từ Chú Mèo Vẫy Tay

HIỆU ỨNG TÂM LÝ BẤT NGỜ TỪ CHÚ MÈO VẪY TAY GIÚP GIA CHỦ KIẾM THÊM ĐƯỢC NHIỀU TIỀN

 

Chắc hẳn chúng ta đã nhìn thấy tượng chú mèo thần tài dễ thương vẫy tay đón khách ở nhiều cửa hàng, nhà hàng. Những chú mèo này có tên là Maneki Neko, tức là mèo vẫy tay theo theo tiếng Nhật. Và chú mèo Maneki Neko này cũng được xem là linh vật may mắn của người Nhật Bản.

 

Vậy những chú mèo thần tài như vậy chỉ là để trang trí cầu may hay có tác dụng thực sự nào khác. Một số nhà khoa học đã làm nghiên cứu và chứng minh rằng chú mèo có tác dụng kéo khách, giúp tăng doanh thu thực sự chứ không chỉ là vật trang trí.

 

Từ thời tiền sử, chúng ta phải chú ý tới những thứ chuyển động để sống còn. Những thứ chuyển động có thể là 1 con hổ, 1 con rắn hay là kẻ thù đang ẩn nấp có thể gây nguy hiểm.

Ngoài ra còn có thể là con mồi để săn bắt. Vì thế, theo bản năng con người, chúng ta bị hấp dẫn, thu hút bởi những thứ chuyển động.

 

 

Nếu đi ngang qua 1 cửa tiệm bình thường, chúng ta thường không để ý tiệm đó bán gì. Nhưng nếu ngay cửa tiệm có một chú mèo vẫy vẫy tay thì trong vô thức chúng ta sẽ chú ý đến cửa tiệm đó. Từ đó hình thành các nhu cầu, hoặc gợi nhớ các nhu cầu mua sắm có sẵn trong ta.

Như vậy, tượng chú mèo vẫy tay thực sự có ích chứ không phải chỉ để trang trí. Các nhà khoa học cũng gợi ý rằng để khai thác tác dụng của chú mèo, thì chúng ta nên để Maneki Neko ở nơi khách hàng dễ thấy nhất mà không cần phải vào tiệm.

Nếu tiệm có cửa kính thì nên đặt chú mèo sát cửa kính, nếu tiệm không có cửa kính thì nên đặt chú mèo ở bên ngoài để mọi người đi ngang qua tiệm có thể nhìn thấy.

 

Ngoài ra, nếu trong cửa tiệm có mặt hàng nào đó đặc biệt, chúng ta nên đặt chú mèo thần tài vẫy tay ngay cạnh mặt hàng đó. Chú mèo sẽ giúp thu hút thêm sự quan tâm của khách hàng với món hàng đó.

Và tất nhiên là chúng ta phải dùng tượng mèo có động cơ để cánh tay vẫy lên vẫy xuống nhé. Nếu dùng tượng mèo tĩnh bình thường thì nó chỉ là trang trí thôi, chứ không mang lại hiệu ứng tâm lý.