Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

Ai nuôi dạy trẻ thông minh hơn?

 

AI NUÔI DẠY TRẺ THÔNG MINH HƠN? KHÔNG PHẢI MẸ HAY BÀ, ĐÂY MỚI LÀ CÂU TRẢ LỜI XÁC ĐÁNG CỦA ĐẠI HỌC YALE

 

Mới đây, theo một cuộc khảo sát kéo dài 12 năm của Đại học Yale công bố: Những đứa trẻ tiếp xúc với cha nhiều hơn sẽ thông minh hơn, có chỉ số IQ cao, thành tích học tập tốt và giao tiếp giỏi.

 

Ai nuôi dạy những đứa trẻ trở nên ưu tú? Nghiên cứu đã chỉ ra, không phải mẹ hay bà, đó chính là việc trẻ được cha quan tâm hướng dẫn, giáo dục.

 

Trước ý kiến này, nhiều người phụ nữ gạt đi. Họ cho rằng đàn ông khi trông trẻ thường chểnh mảng, vô tình để trẻ rơi vào nguy hiểm. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng, cách chăm con nhàn rỗi của đàn ông thường sẽ giúp con cái ngoan ngoãn hơn.

 

Khi nuôi con, người mẹ có tâm lý quán xuyến, theo sát từng bước, thay con làm mọi việc.

Đứa trẻ được bao bọc trong tình yêu thương của mẹ tuy an toàn nhưng hạn chế khả năng tìm tòi và phát triển của trẻ.

 

Còn cách nuôi dạy con của người cha lại khác. Cha dạy con biết "nắm cái lớn, buông cái nhỏ", không chú ý đến tiểu tiết.

Khi chơi với con, họ đảm bảo con an toàn, còn lại để con chơi theo cách mình muốn. Như vậy đứa trẻ sẽ trở nên quyết đoán, tự lập hơn trong mọi việc.

 

So với những bà mẹ dịu dàng, tinh tế, thận trọng thì những ông bố hầu hết có tính táo bạo, ưa mạo hiểm hơn. Một điểm dễ dàng nhận thấy là khi cho con đi chơi ở công viên, các bà mẹ thường để con ở mặt đất phẳng.

 

Trong khi đó, các ông bố sẵn sàng để con chạy nhảy đuổi bắt, leo trèo khắp nơi.

Đây đều là hoạt động rất tốt cho đứa trẻ, giúp trẻ có thể lực tốt và luôn tràn đầy năng lượng.

Hơn thế, các bài tập sẽ kích thích hệ thống thần kinh trung ương của não bộ. Từ đó ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của trẻ.

Những đứa trẻ yêu thích thể thao thường hướng ngoại hơn, có chỉ số IQ và EQ cao hơn.

 

Cha là người đầu tiên dạy cho con những bài học quan trọng nhất trong cuộc sống, giúp con trở nên tốt hơn.

Sau đây là những việc người cha cần phải làm để trở thành hình mẫu cho con.

 

- Dạy cho con những kỹ năng sống quan trọng:

Cha không chỉ dạy cho con cái điều hay lẽ phải, còn phải dạy cho trẻ biết tầm quan trọng của giáo dục. Ngoài ra, cha cần dạy cho trẻ những kỹ năng sống quan trọng giúp trẻ có được thành công trong cuộc sống và tránh được mối nguy hiểm rình rập.

 

- Dạy con không được từ bỏ ước mơ:

Ước mơ là điều quan trọng nhất trên thế gian nên đừng bao giờ ngừng theo đuổi nó. Người cha cần dạy trẻ cách lên kế hoạch để không bị những rắc rối của cuộc sống làm ảnh hưởng đến hoài bão đang theo đuổi.

 

- Chia sẻ công việc gia đình:

Các ông bố nên chia sẻ một số công việc gia đình để vợ có thời gian chăm sóc con và bản thân.

Nếu người cha có thể vào bếp nấu ăn, giặt giũ và sắp xếp đồ đạc, dọn dẹp nhà cửa, trẻ cũng sẽ tự giác làm những việc tương tự.

 

Con trai thường coi cha là hình mẫu nên khi thấy cha giúp mẹ làm việc nhà, trẻ cũng sẽ làm như vậy trong tương lai.

 

- Dạy con cách đối mặt với thời điểm khó khăn:

Cha luôn có mặt đúng lúc để ở bên cạnh khi con gặp khó khăn. Người cha luôn đảm bảo sẽ làm tất cả mọi thứ có thể giúp con mình vượt qua khó khăn.

Qua đó, người cha còn dạy con biết cách đối mặt với nghịch cảnh nhờ vào lòng can đảm, dũng cảm và không khuất phục trước bất kỳ hoàn cảnh nào.

 

- Tôn trọng vợ: Các ông bố hãy thể hiện sự tôn trọng đối với người bạn đời của mình. Nếu họ làm vậy, con cái sẽ học cách tôn trọng mẹ. Dù có bất bình hay mâu thuận gì, các cặp vợ chồng cũng không nên thể hiện trước mặt con.

 

Người mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy con cũng như chăm sóc gia đình. Vì vậy, cha mẹ hạnh phúc là điều cần thiết để nuôi dạy những đứa trẻ vui vẻ, lạc quan.

Thể thao văn hoá

 

Bài học về sự công bằng

 

BÀI HỌC VỀ SỰ CÔNG BẰNG

Vo viên giấy ném vào thùng rác từng là trò yêu thích của nhiều người nhưng hầu như không ai nhận ra, đằng sau trò chơi đơn giản đó là triết lý sống vô cùng ý nghĩa.

Bắt đầu tiết học, người thầy giáo bước vào lớp và phát cho mỗi sinh viên một tờ giấy. Sau đó ông đặt một chiếc sọt rác ở trên bục giảng rồi yêu cầu các sinh viên vo tròn tờ giấy của mình vào và ném tờ giấy vào sọt rác ấy:

- Chúng ta có một cuộc thi nhỏ. Các em sẽ đại diện cho mọi loại người thuộc mọi tầng lớp của xã hội. Tất cả đều có cơ hội trở nên thành công và giàu có nếu các em ngồi tại chỗ và ném cục giấy trên tay vào đúng cái thùng rác ở trên bục này.

Các sinh viên bắt đầu ném.

 

Một số sự phàn nàn nhanh chóng xuất hiện, những sinh viên ngồi phía cuối lớp nhận ra rằng họ sẽ ít có cơ hội ném trúng hơn nên bắt đầu phản đối về "sự bất công" này. Tuy nhiên, thầy giáo vẫn không nói gì và yêu cầu các em hãy làm theo hướng dẫn.


Cuối cùng, tất cả sinh viên đều đã hoàn thành trò chơi ném giấy vào thùng rác và kết quả đúng như dự đoán: Rất nhiều sinh viên ngồi hàng trên (chứ không phải tất cả) đều ném trúng viên giấy vào thùng rác trong khi đó chỉ có một vài em ở cuối lớp ném trúng mục tiêu.

 

Lúc này, thầy giáo mới nhẹ nhàng giải thích: "Những bạn nào ngồi càng gần thùng rác thì khả năng ném trúng càng cao. Đây chính là cái mà người ta gọi là đặc quyền & lợi thế trong xã hội.

 

– Các em có nhận ra điều gì khác biệt trong trò chơi vừa rồi không? Tại sao chỉ có các bạn ngồi phía cuối lớp kêu bất công?

Ngược lại, các bạn ngồi phía trên gần như không mấy bận tâm về đặc quyền họ được hưởng mà chỉ quan tâm xem viên giấy đã rơi vùng thùng chưa. Đó chính là suy nghĩ của người giàu.

 

– Một số bạn ngồi phía sau nhưng vẫn ném trúng đích. Có thể do họ đã khéo léo hơn, có khả năng ước lượng khoảng cách, căn chỉnh lực ném và góc ném phù hợp để viên giấy rơi đúng vào sọt rác.

Hoặc cũng có thể do họ may mắn và viên giấy ngẫu nhiên rơi vào sọt.

 

–  Nhưng các em phải hiểu rằng, nếu sinh ra ở xuất phát điểm thấp và không có một biệt tài gì, bắt buộc các em phải cố gắng nhiều hơn, hoặc may mắn nhiều hơn, mới có thể đạt được sự thành công.

 

– Còn các em ngồi bàn đầu, một số em vẫn không ném trúng, đúng không? Điều có có nghĩa là gì?

 

– Các em sinh ra trong môi trường tốt hơn không có nghĩa là tất cả các em đều có kết thúc tốt hơn. Các em chỉ có xác suất tốt hơn thôi.

Nếu các em không cẩn thận, không tập trung cố gắng, những đặc quyền và lợi thế của các em có thể bị tước đi bất cứ lúc nào.

 

– Nhưng, điều quan trọng nhất có thể khiến các em mất đi tất cả hay có tất cả đó chính là THÁI ĐỘ. Cha mẹ các em có thể lo cho các em ăn học nhưng họ không thể học thay các em. Cuộc đời các em ra sao là do chính các em quyết định.

 

– Vì thế, là những người được học hành tới nơi tới chốn, việc của các em là phải nhận thức được thế mạnh của mình. Sau đó, các em hãy dùng lợi thế đó để có thể phát huy năng lực, làm giàu giá trị bản thân và đóng góp cho xã hội.

Nếu có thành công, cũng đừng quên giúp đỡ, bảo vệ những người yếu thế hơn mình nhé!

 

Cả lớp im lặng.

Thầy hỏi tiếp:

– Có bạn nào ngồi ở hai bàn cuối cùng lớp ném trúng vào rổ không?

– Dạ, không ạ!

 

Vậy tại sao mỗi lần vào lớp, các em đều cố ngồi thụt về phía sau, đùn đẩy nhau lên bàn đầu?

 

Các cơ hội trong cuộc sống không phải lúc nào cũng đến.

Nếu giả sử, hôm nay chiếc rổ này đúng là cơ hội đổi đời thật sự, việc các em cứ rúm ró đằng sau lớp học thế kia, có phải là đã chối bỏ đặc quyền của mình hay không? Mà nếu đúng cái rổ này là cơ hội thật sự, thì nó sẽ không bự như vậy đâu. Cơ hội thật sự trong cuộc sống rất khó tìm.

 

Chúng ta có gần 50 sinh viên trong giảng đường này nhưng có lẽ sự thành công trong xã hội sau này cũng có thể chỉ dành cho một vài người trong đây thôi.

 

Hãy luôn mang tâm thế sẵn sàng trong bất kì cơ hội được học hỏi nào! Không ngừng trau dồi, làm mới bản thân, tận dụng mọi cơ hội, học hỏi và cố gắng mỗi ngày, chắc chắn các em sẽ thành công!

 

Theo buzzfeed.com

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2024

Nghề chọn mình hay mình chọn nghề?

 

NGHỀ CHỌN MÌNH HAY MÌNH CHỌN NGHỀ?

Gần đây, tôi thường được nghe các em nhắc đến thành ngữ “nghề chọn mình chứ mình không chọn nghề” khi họ tâm sự về quá trình tìm hiểu ngành nghề để chuẩn bị cho lối đi của riêng mình.

 

Họ kể rằng những anh chị đi trước có người cho họ câu nói ấy, như lời khuyên ngắn gọn rằng thôi đừng lo đừng nghĩ suy nhiều nữa, chọn lựa làm chi vì sau này nghề nó chọn mình chứ mình có chọn được nó đâu.

 

Các bạn trẻ băn khoăn rằng nếu như câu nói ấy đúng, vậy thì những quyết định chọn ngành học, chọn việc làm rồi sẽ ra sao, và liệu chúng còn có ý nghĩa gì không? Chẳng lẽ cứ chọn đại và để đến đâu thì hay đến đó.

 

Tôi nghĩ mình nên nhìn về việc lựa chọn nghề nghiệp như thế này:

* Không có lựa chọn nào đúng 100%; thay vào đó, chỉ có lựa chọn phù hợp nhất với bản thân mỗi người ở thời điểm nào đó trong cuộc sống. Vì vậy, sau khi đã trải nghiệm, đã thử sức, nếu ta thấy ta không phù hợp, thì chẳng có mất mát gì để ta đi tìm một công việc phù hợp hơn.

Sẽ rất vô lý để ép bản thân phải có một đáp án vĩnh viễn cho một câu hỏi rất khó trả lời.

* Mỗi ngày có nhiều công việc mới được tạo ra, với nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ vào nhu cầu của người tuyển dụng. Vì vậy, thay vì tập trung vào “tên nghề”, ta hãy chú tâm đến những kỹ năng mà công việc ấy đòi hỏi, rồi nối chúng với những kỹ năng ta có sẵn.

Nếu ta có hơn 70% sự phù hợp, thì ta có thể nộp đơn thử vị trí đó rồi.

* Trước khi đi tìm việc làm mới, hãy cho mình một giai đoạn tĩnh để ngẫm nghĩ, phân tích, nhìn lại bản thân, đánh giá những kỹ năng mình có, hiểu rõ những đòi hỏi của mình về môi trường làm việc, về phong cách lãnh đạo mà mình ưa, về tính cách của sếp và đồng nghiệp mình thích.

Sau khi hiểu rồi, hãy bắt đầu đi tìm vị trí mới phù hợp với mình. Đừng chạy trốn khỏi một công việc khủng khiếp để vội vàng lao vào một công việc khủng khiếp không kém chỉ vì nỗi sợ không có việc làm.

Giai đoạn tĩnh này sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích, nhiều hơn so với việc bạn vội vã rải đơn xin việc đến bất cứ nơi nào đang tuyển dụng.

Trong thời gian còn ở ghế nhà trường, trong chương trình đào tạo nghề, cao đẳng, hay đại học, đừng chỉ chăm chăm vào việc học.

Hãy bỏ thời gian tham gia các hoạt động ngoại khoá – cả ở trong lẫn bên ngoài trường, các công việc thiện nguyện, làm thêm để trợ giúp kinh tế gia đình và cũng để có thêm kinh nghiệm, mối quen biết.

Khi tham gia, đừng chỉ tham gia để có cái tên trên đơn tìm việc sau này, mà hãy tham gia vì sở thích, vì động lực học hỏi, vì niềm đam mê muốn cho đi.

Chỉ khi làm vậy, bạn mới hiểu rõ về mình hơn, xây dựng một mạng lưới chuyên nghiệp tốt, để chuẩn bị cho công việc sau này.

Để kết thúc bài chia sẻ này, tôi nghĩ rằng câu nói “nghề chọn mình chứ không phải mình chọn nghề” chẳng đúng cũng chẳng sai, nó hoàn toàn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh riêng của mỗi người, và cách chúng ta diễn giải, cách chúng ta hiểu nó.

 

Bất cứ lúc nào nghe được một quan điểm khác, hãy thách thức ý tưởng ấy, hãy phân tích xem chúng đến từ đâu, đúng trong trường hợp nào, và có cần thiết để chúng làm ta nản lòng hay không.

 

Các bạn sẽ bớt lo lắng hơn khi biết rằng chọn lựa nghề nghiệp là một cuộc hành trình dài đăng đẳng, có người mất cả đời cũng chưa tìm ra, bản thân tôi thì mất 12 năm dài.

 

Điều quan trọng nhất không phải là kết quả, mà là quá trình khi chúng ta đi tìm nó. Và đôi khi sẽ hay hơn khi mình không thèm “tìm”, cứ sống thôi và từ từ nó sẽ đến.