MỘT XÃ HỘI ĐƯỢC COI LÀ PHÁT TRIỂN THÌ XÃ HỘI ĐÓ PHẢI VĂN MINH CẢ VỀ ĐỜI SỐNG TÂM LINH
Tiến sĩ Joseph Stieglitz, người từng đạt giải Noble kinh tế, phát biểu rằng “những khủng hoảng tài chính trong những năm gần đây có nguyên nhân sâu xa là do lòng tham của con người” Phát biểu này của một nhà kinh tế học rõ ràng ông đã thấy được bản chất của mọi vấn đề, không riêng gì khía cạnh kinh tế mà còn bao hàm các khía cạnh khác của cuộc sống.
Để đáp ứng các nhu cầu về vật chất, con người tạo ra vô số sản phẩm nhằm phục vụ các nhu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên cũng như các loài động vật đã đẩy chúng đến cạn kiệt và tuyệt chủng.
Lòng tham đã khiến con người ngày càng trở nên dung tục và thấp hèn. Một xã hội được coi là phát triển thì xã hội đó phải văn minh cả về đời sống tâm linh và tiêu thụ của cải vật chất. Giới hạn của lòng tham là vô tận, thế nên tinh thần sẽ không bao giờ được giải phóng khi mà lòng tham vẫn còn ngự trị, như chính đức Phật đã dạy nguyên nhân của khổ chính là dục tham (tanha).
Của cải vật chất mang lại cho con người những cảm giác dễ chịu, giúp con người đạt được những cảm giác thoả mãn các giác quan và cảm xúc. Rõ ràng rằng, “dục (tanha) luôn có vị ngọt”, như viên thuốc bọc đường, nếu không thấy sự nguy hiểm của việc tiêu thụ vật chất quá đà, nghĩa là không thấy được sự nguy hiểm của dục tham, chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội xa rời nó được (sự xuất ly).
Bằng con đường tâm linh, con người có thể cứu lấy cuộc đời từ những sai lầm trong việc tiêu thụ của cải vật chất, chỉ có chuyển hoá nội tâm, hướng đến lối sống vô tham thì mới giải phóng con người khỏi khổ đau, căng thẳng và bế tắc.
Như vậy của cải vật chất hoàn toàn chỉ là phương tiện, trong khi đó sự bình an của nội tâm phải là mục đích cứu cánh để xây dựng một xã hội lý tưởng. Của cải vật chất, ở góc độ nào đó, là phương tiện giúp con người thoả mãn các nhu cầu trong cuộc sống, nhưng sự bình an nội tâm chỉ có được bằng tuệ giác Phật, đó là sự chuyển hoá, áp dụng các phương pháp thực tập được đức Thế Tôn chỉ dạy thông qua giáo pháp (Dharma) của Ngài.
Khái niệm về chỉ số tăng trưởng hạnh phúc quốc gia (GNH) lần đầu được đưa ra và đã áp dụng bởi đức vua Jigme Singye Wangchuck của Bhutan năm 1972, nhằm thay thế chỉ số tăng trưởng sản phẩm quốc gia (GDP).
Với sự theo đuổi lý tưởng này, đất nước Bhutan được đánh giá là đất nước hạnh phúc nhất thế giới, mặc dù kinh tế quốc gia thì không có gì đáng kể. Với kết quả đó, chúng ta có đủ bằng chứng để minh hoạ một xã hội lý tưởng, mà ở đó, tất cả đều sống dưới sự tôn trọng tính uy nghiêm của đạo đức và chân lý (Dharma).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét