Thứ Tư, 5 tháng 10, 2022

Hiệu ứng hào quang, trông mặt mà bắt hình dong


HIỆU ỨNG HÀO QUANG, 

TRÔNG MẶT MÀ BẮT HÌNH DONG

 

Hiệu ứng hào quang hay còn có tên tiếng Anh khác là Halo Effect.

Thuật ngữ này lần đầu tiên được nhắc đến bởi nhà tâm lý học Edward Thorndike vào năm 1920. Ông đã tiến hành một thí nghiệm để kiểm chứng về định nghĩa này:

 

Các cán bộ chỉ huy trong một quân đội nọ sẽ đánh giá phẩm chất của lính cấp dưới. Các tiêu chí được lựa chọn bao gồm khả năng lãnh đạo, ngoại hình, trí thông minh, lòng trung thành và sự tin cậy.

 

Qua cuộc thí nghiệm, ông phát hiện ra một điều khá đặc biệt. Những đặc điểm được xếp hạng cao sẽ kéo theo nhiều đặc điểm khác cũng tăng hạng theo. Ngược lại, đặc điểm được xếp hạng thấp cũng kéo nhiều đặc điểm thấp hơn.

 

Hiệu ứng hào quang được xem là một loại thiên vị về mặt nhận thức. Chúng ta sẽ đưa ra những nhận định tổng quan về một người, một vật chỉ dựa trên một mặt của vấn đề.

Cuộc sống quanh ta có quá nhiều những trường hợp về hiệu ứng hào quang. Bạn có thể đã từng gặp như:

Ấn tượng về người nổi tiếng.

Bạn sẽ thấy những người nghệ sĩ thường có hình ảnh đẹp, ưa nhìn. Từ đó, chúng ta cũng mặc định họ là người thông minh, xuất chúng.

Sự thiên vị trong đánh giá của giáo viên. 

Ở các trường học, đánh giá của giáo viên rất quan trọng. Họ thường có suy nghĩ những người học giỏi, điểm cao thì cách cư xử cũng vô cùng tinh tế, khôn khéo. Mặc dù họ chưa hề biết hay quan sát cách sống ngoài đời của học trò.

Đánh giá nhân viên trong một công ty, văn phòng. 

Cấp trên thường đánh giá cao nhân viên ở sự nhiệt tình, năng nổ làm việc. Và rồi, dù bạn có thiếu đi một chút kiến thức hay kỹ năng thì cũng chẳng sao cả. Đánh giá hiệu suất làm việc của bạn vẫn luôn tốt.

Trong lĩnh vực kinh tế.

Trong lĩnh vực marketing để nâng cao giá trị thương hiệu., các doanh nghiệp sẽ nhìn nhận thế mạnh của mình, tập trung khai thác nó. Từ đó, dẫn dắt khách hàng tìm kiếm về thương hiệu của mình qua các kênh tiếp thị. Một thương hiệu đã được định vị sẵn, cùng với cách tiếp cận mục tiêu cụ thể giúp giá trị thương hiệu nâng cao rõ rệt.

 

Tuy nhiên, bạn cũng cần nhận thức rằng, vấn đề gì cũng sẽ có hai mặt của nó. Và hiệu ứng hào quang cũng không phải ngoại lệ. Nếu ứng dụng tốt, chúng giúp thương hiệu bạn phát triển, tăng lượt tiếp cận khách hàng. Nhưng nếu lạm dụng quá mức, vô hình chung, những đánh giá sẽ không còn khách quan. Doanh nghiệp khó có thể níu kéo khách hàng thân thiết tiếp tục mua hàng.

 

Hiệu ứng hào quang nếu được vận dụng một cách thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mạnh và bền vững. Tuy nhiên, tất cả nên được thực hiện một cách minh bạch và rõ ràng. Đừng biến chúng trở thành lớp vỏ hoàn hảo cho những sản phẩm bẩn.

Hơn ai hết, người tiêu dùng giờ đây đã thông thái và cảnh giác hơn khi mua hàng. Đừng vì một chút lợi ích nhỏ mà đánh mất giá trị thương hiệu tốn công gây dựng bất lâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét