Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

Đạo lực có hạn, hãy dựa vào nguyện lực để đột phá

ĐẠO LỰC CÓ HẠN, HÃY DỰA VÀO NGUYỆN LỰC ĐỂ ĐỘT PHÁ

Tỷ phú Lý Gia Thành và bài phát biểu kinh điển thức tỉnh sinh viên về “nguyện lực nhân sinh”

Đạo Lực là sức mạnh của tâm thức đã chuyên chú vào một mục đích, không bị phân tán bởi vọng niệm và vọng thức. Tâm lực sản sinh một năng lượng tròn đầy từ bi và trí tuệ, có công năng nhiếp phục và chuyển hóa.

“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là năng lực của ý chí tiếp sức cho ta để hoàn thành tâm nguyện.

“Nguyện lực nhân sinh”

Mỗi năm khi tham dự lễ tốt nghiệp tại Đại Học Sán Đầu, trong lòng tôi luôn cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Tản bộ ven hồ, đứng dưới chuông chân lý nghe các bạn sinh viên đọc lên nguyện vọng của mình, từng âm thanh vang dội bên tai, tôi cảm nhận được sức mạnh lý tưởng đang lan tỏa khắp nơi nơi.

Đặc biệt là ngày hôm nay, nhìn thấy các bạn sinh viên ai nấy đều phấn chấn, ví như nguồn sức mạnh trong hội trường này có thể gom lại và cất chứa trong lọ thì nhất định sức mạnh ấy, tinh thần ấy có thể kéo dài mãi tới 90 năm sau. Cảm ơn mọi người đã cùng tôi chia sẻ khoảnh khắc tuyệt vời này.

Sang năm tôi đã 90 tuổi, cả đời với biết bao khát vọng hoài bão lớn lao, nhưng thời gian lại chảy nhanh như dòng nước. Tôi cũng đã từng có thời trai trẻ, với nhiều sự nỗ lực và gian nan nên tôi hiểu rằng con đường để trưởng thành chẳng phải dễ dàng. Trong những cơ hội lớn sẽ là muôn vàn sóng lớn, kẻ ngốc sẽ chỉ gặp những thứ tầm thường, người khôn ngoan sẽ gặp những thứ vô cùng đáng giá.

Người chỉ đi theo đường mòn với tư tưởng không chịu suy nghĩ, gì cũng không biết, thì chắc chắn sẽ không có cửa trong thời đại của trí tuệ và năng lực này. Kỹ năng cơ bản của người lướt sóng là lúc nào cũng phải nhanh nhẹn, thông minh, nhạy bén, có khả năng tư duy độc lập, có khả năng tưởng tượng để tổng hợp hiện thực, số liệu, thông tin lại với nhau.

Kẻ ngốc chỉ biết “Làm”, còn người khôn ngoan có nguyện lực biến “Làm” thành “Tồn tại”. Làm sao để tôi luyện được “Nguyện lực”?  Đối nhân xử thế như thế nào? Tồn tại như thế nào?

Kẻ ngốc thường hay than vãn, bảo thủ không chịu thay đổi và sẽ bị ép buộc, bị gò bó bởi chế độ, những nghi thức rườm rà, bị những kỳ vọng không thể đạt được đè nén đến không thể thở nổi. Họ khát vọng “thắng ngay từ vạch xuất phát”, hy vọng có cha là người giàu có, cộng thêm sự xuất sắc trời phú. Cho rằng “con người có thể thay đổi đạo”, thay đổi sự phức tạp của trần thế, thay đổi được những khó khăn rối rắm không thể giải quyết, nhưng lại lựa chọn việc nghĩ rằng “Đạo có thể thay đổi con người” vì nó dễ chịu hơn nhiều.

Với tâm thái như vậy, chúng ta đã “thua ngay từ vạch xuất phát”. Những trí tuệ thời xưa của Trung Quốc sớm đã có lời cảnh báo rằng mệnh và vận của chúng ta có sự đan xen lẫn nhau, tức có tất cả, cũng có thể chẳng có gì. Hiểu “lựa chọn đúng đắn” mới có thể bảo đảm được vận mệnh của mình. Mà vận mệnh của những người thành công là tổng hợp của DNA và mơ ước, là sự tổng hợp của tâm hồn nghệ thuật và tâm trí khoa học mới có thể đưa những tiềm năng tôi luyện thành những điều xuất chúng.

Nền tảng của tính cách là ý chí, tự tạo cho mình sự kiên trì tự giác trong bản thân cùng với khả năng sáng tạo tiềm ẩn mới có đủ năng lực và ý chí để đối nhân xử thế với cuộc sống hối hả ngoài kia.

Kiên trì tự giác là sức mạnh ý chí để mài sắt thành kim. Những người hi vọng trở thành một vũ công nổi tiếng, ngày ngày đứng trước gương, nhưng chẳng cần để ý đến hình ảnh vất vả của mình trong gương, cũng không sợ mệt mỏi, chẳng sợ đau đớn, nỗ lực từng chút từng chút rèn luyện theo đuổi kỹ năng hoàn hảo cho bản thân. Trước khi lên sàn diễn, “Thân hòa cùng vạn vật, thỏa lòng mong ước”.

Tại sao ngày hôm nay tôi lại lựa chọn hình ảnh vũ công để làm ví dụ? Câu hỏi mà thi nhân Diệp Từ từng đưa ra: “Làm sao để có thể thấy được những vũ công thực sự qua những màn vũ đạo?” Lời giải đáp chính là sự cuốn hút của những vũ công đã chạm đến được người xem, lắng đọng khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng vĩnh cửu, đó mới chính là nghệ thuật phản chiếu cuộc sống. Một người càng khó khăn để vượt qua những giới hạn, theo đuổi những tiêu chuẩn càng cao thì sẽ tìm ra được những khả năng vô hạn.

Cuối cùng tôi muốn chia sẻ với các bạn rằng, năm ngoái tôi có nói chuyện với một giáo viên đã công tác nhiều năm tại Đại Học Sán Đầu, khi tôi cảm ơn thầy vì đã miệt mài dạy dỗ biết bao thế hệ sinh viên mà không hề mệt mỏi. Thầy ấy đã nói một câu của Vương Dương Minh rằng: “Thiên thánh giai quá ảnh, lương tri nải ngô sư”, nghĩa là lương tri là ngọn đèn chiếu sáng tôn nghiêm của thành công và là ý nghĩa của sự tồn tại.

Các bạn sinh viên à, đạo lực có hạn nên hãy dựa vào nguyện lực để đột phá. Tôi biết rằng các bạn nhất định sẽ luôn giữ cho mình sự khiêm tốn và một tấm lòng biết cảm ơn. Với lòng tin và khả năng tưởng tượng để theo đuổi một thế giới tiến bộ, rộng mở, xây dựng một xã hội biết quan tâm, trở thành một vũ công thực thụ.

Ngày hôm nay Đại học Sán Đầu là niềm tự hào của bạn, ngày mai hãy để Đại Học Sán Đầu vì bạn mà tự hào.


Câu sinh viên nghèo cố gắng phi thường


CÂU SINH VIÊN NGHÈO CỐ GẮNG PHI THƯỜNG

Đứa trẻ không có sự che chở mới biết cố gắng nỗ lực

Khi cha thở dài, tay run rẩy chạy đôn chạy đáo khắp nơi mượn được 4533 tệ mang đến, cậu hiểu rõ sau khi nộp học phí, tạp phí là 4100 tệ, thì số tiền tiêu vặt trong cả một học kỳ của mình chỉ còn lại 433 tệ.

Cậu cũng hiểu hơn ai hết người cha già đã cố gắng hết sức và không thể kiếm đâu ra thêm tiền để gửi cho cậu nữa.

Cha, cha cứ yên tâm đi, con còn có đôi tay, đôi chân này mà”.

Gắng kìm nén nỗi xót xa, cậu nở nụ cười an ủi người cha, rồi quay lưng đi về hướng con đường núi khúc khuỷu. Trong chốc lát nước mắt chợt bỗng tuôn rơi.

 

Với đôi dép cao su đã cũ, cậu vượt qua 120 dặm đường núi, rồi 68 tệ tiền ngồi xe, cuối cùng cũng đến được ngôi trường đại học mà cậu ước mong.

Đến trường học sau khi trừ tiền xe, tiền học phí trong tay cậu lúc đó chỉ còn lại 365 tệ cuối cùng.

Hơn 300 tệ tiền sinh hoạt phí trong 5 tháng học, phải chi tiêu làm sao để vượt qua được học kỳ này bây giờ?

 

Nhìn những bạn học ăn mặc thời trang, tai nghe MP4 đi qua đi lại xung quanh cười tươi chào hỏi cậu, cậu cũng nở nụ cười chào lại, nhưng không ai biết được rằng trong lòng cậu nước mắt đang trào dâng.

Cơm chỉ ăn hai bữa, mỗi bữa hạn chế trong 2 tệ, đó chính là mức hạn định chi tiêu của cậu.

Nhưng cho dù làm vậy, cũng không thể duy trì được đến cuối kỳ.

Nghĩ đi nghĩ lại, cậu quyết tâm chạy đến một cửa hàng bán điện thoại dùng 150 tệ mua một chiếc điện thoại cũ. Ngoài việc có thể nhận và nghe điện thoại, thì cũng chỉ có thêm chức năng nhắn tin.


Ngày hôm sau, người ta phát hiện trên các bảng thông báo ở trường có dán một tờ quảng cáo viết bằng tay có nội dung như thế này:

“Bạn có cần dịch vụ phục vụ không?

Nếu bạn không muốn đi mua cơm, đổi bình nước, mua thẻ điện thoại, vui lòng gọi đến số điện thoại này, tôi sẽ phục vụ bạn trong thời gian nhanh nhất.

Lệ phí dịch vụ trong phạm vi của trường là 1 tệ/1 lần, ngoài trường 1km mỗi lần 2 tệ/1 lần”.

 

Khi quảng cáo vừa được dán lên, điện thoại của cậu gần như đã trở thành “hotline” và reo liên tục.

Một sinh viên đẹp trai năm bốn khoa mỹ thuật là người gọi đến đầu tiên: “Anh rất lười, buổi sáng thường không muốn dậy đi mua cơm. Việc này đành nhờ em vậy!

Dạ! Mỗi buổi sáng đúng 7 giờ em sẽ mang đến tận phòng cho anh”.

Cậu vui vẻ ghi lại đơn hàng đầu tiên, rồi lại có một sinh viên khác gửi tin nhắn đến: “Cậu có thể giúp mình mua hai đôi dép lê mang đến phòng 504 không? Cỡ 41”.

 

Cậu là một người thông minh. Mới vào trường không lâu, cậu phát hiện ra một hiện tượng rất thú vị, trong trường, đặc biệt là các sinh viên năm 3, năm 4 quen “đóng đô” ngày một nhiều hơn. “Đóng đô” tức là một số sinh viên gia đình có điều kiện thường chỉ ru rú trong phòng đọc sách, chơi máy tính thậm chí đến cơm cũng không muốn đi mua.

Trong khi đó cậu lại trưởng thành ở trên vùng núi và những con đường núi gập ghềnh đã rèn luyện cho cậu một “đôi chân nhanh nhẹn”. Cậu leo lên tầng 5 tầng 6 nhanh như chớp mắt.

Buổi chiều ngày hôm đó, có một bạn sinh viên gọi điện thoại đến nhờ cậu đi ra nhà hàng ăn ở bên ngoài trường mua giúp một phần cơm 15 tệ. Sau khi tắt máy, cậu nhanh chóng lao đi như một cơn gió.

Cả đi lẫn về chưa tới hơn 10 phút.

Thực sự nhanh quá! Bạn sinh viên kia móc ra 20 tệ rồi đưa cho cậu. Cậu trả lại 3 tệ vì đã viết trong quảng cáo, ở ngoài trường thì phí phục vụ là 2 tệ.

 

Cậu bôn ba với đôi chân to dài, nhưng sự bôn ba của cậu không giống với mọi người, thoát khỏi khó khăn, bỏ qua danh dự.

Câu luôn tự nhắc nhở mình rằng làm ăn bất luận to nhỏ đều phải giữ chữ tín.

Sau này nhờ sự tín nhiệm cao này, mà khi có việc cần đặt đồ đến phòng mọi người đều nghĩ đến cậu.

Có lúc mới tan học vừa mới mở điện thoại là đã thấy hàng loạt tin nhắn yêu cầu dịch vụ phục vụ từ cậu.

 

Một buổi chiều nọ trời mưa rất to, điện thoại bỗng báo có tin nhắn, đó là tin nhắn của một bạn sinh viên nữ gửi đến.

Sau khi đọc được tin nhắn, cậu ngay lập tức đi trong mưa gió.

Dáng vẻ ướt như chuột lột của cậu khi đưa mang ô đến đã khiến cho bạn sinh viên nữ vô cùng cảm động và ôm chầm lấy cậu.

 

Đó cũng là lần đầu tiên cậu được một bạn nữ ôm. Cậu liên tục nói cảm ơn, không kìm được nước mắt tuôn rơi.

Rồi dần dần độ nổi tiếng ngày một tăng lên, việc làm ăn của cậu ngày một tốt hơn. Chỉ cần khách hàng yêu cầu, cậu nhất định sẽ phục vụ với chất lượng tốt nhất và nhanh nhất.

 

Trong nháy mắt học kỳ đầu tiên kết thúc với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cậu. Nghỉ hè về nhà, cha già vẫn còn lo lắng vì tiền học phí của con, nhưng cậu móc từ trong túi ra 1000 tệ nhét vào tay cha và nói: “Cha à, tuy cha không cho con một cuộc sống giàu có, nhưng cha đã cho con một đôi chân mạnh mẽ. Dựa vào chính đôi chân này, con nhất định sẽ học xong đại học và giành được những thành công”.

 

Sang năm mới, cậu không còn làm một mình mà còn tuyển thêm mấy bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để làm dịch vụ chăm sóc khách hàng không chỉ trong toàn trường mà còn cả ở bên ngoài.

Phạm vi phục vụ không ngừng được mở rộng, dần dần từ những đồ dùng sinh hoạt lặt vặt thành linh kiện điện tử và các sản phẩm điện tử.

 

Sau khi hết kỳ học đó, cậu không chỉ thực hiện đặt mua qua máy tính, mà trên mạng cũng có một khối lượng khách hàng lớn. Và được một công ty lớn lựa chọn làm tổng đại lý.


Sau những ngày tháng không ngừng chạy đôn chạy đáo thì cậu đã dần đến được với thành công.

Cậu nói rằng, vào năm 4 đại học cậu không chỉ muốn tốt nghiệp một cách xuất sắc mà còn muốn kiếm được một khoản tiền lớn để lập nghiệp trong tương lai. Cậu đặt mục tiêu số tiền đó là 500.000 tệ. Tên của cậu là Hà Gia Nam, một người đến từ Đại Hưng An Lĩnh, hiện tại đã học đến được năm 3 trường Đại học Sư phạm của tỉnh.

 

Đến nay tuy đã làm tổng đại lý trong trường, nhưng cậu vẫn là cậu, vẫn là một người thật thà, cần mẫn, luôn vì khách hàng mà phục vụ từ chi phí 1 tệ giống như một thanh niên luôn cố gắng nỗ lực.

 

Trong cuộc sống, mỗi người đều có một vận mệnh riêng. Có người sinh ra đã ngậm thìa bạc trong miệng nhưng cũng có người sinh ra trong cảnh nghèo hèn. Nhưng hoàn cảnh gia đình không định nghĩa được bạn là ai, mà số phận của bạn nằm trong tay bạn.

Hà Gia Nam trong câu chuyện ở trên, dù nhà rất nghèo, cậu có một công việc không “cao cấp”, “sang chảnh” dưới con mắt của người đời, nhưng bằng sự chăm chỉ, uy tín và thật thà, cậu đã gầy dựng được “thương hiệu” của mình trong lòng khách hàng, cuối cùng đã đạt được thành công dù chỉ mới năm ba Đại học.

Câu chuyện này đã gợi ý hay cho các bạn trẻ.

 

Minh Tâm