Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021

Lợi hại của ngôn từ lên con người

 

LỢI HẠI CỦA NGÔN TỪ LÊN CON NGƯỜI

Một trong vô vàn ứng dụng khi chúng ta hiểu được tác động tích cực và tiêu cực của ngôn từ lên thế giới con người và sự vật xung quanh đó là việc chúng ta xử lý với những tin đồn, những lời thị phi.

Những lời thị phi, những bịa đặt dối gian sẽ chết sớm nếu chúng ta bỏ mặc không để ý gì đến nó. Chúng ta còn quan tâm đến nó, dù với ác ý thì vẫn còn cấp năng lượng để nó tiếp tục sống.

Một trong những thủ đoạn chính trị của các nhà cầm quyền nham hiểm từ xưa đến nay là xóa sạch mọi ký ức của dân chúng về những nhân vật chính diện làm chính quyền e sợ. Nhất là nếu họ có thể ảnh hưởng đến dân chúng. Nhiều nhà ái quốc, các anh hùng dân tộc không bị xét xử công khai mà bị quăng vào ngục tối chết trong lặng lẽ. Hoặc nếu không thì họ bị quản thúc và bị cắt đứt mọi liên hệ với đời thường. Không hề có lời nào được đề cập đến họ trong sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng. Họ bị đối xử như chưa từng tồn tại trong cuộc đời.

Hãy cẩn trọng với những lời ta nói, những gì ta nghe và đọc

Người Huế có câu phương ngôn “lời nói đọi máu”, đọi là cái bát theo ngôn ngữ địa phương. Lại có câu “lời nói gói tội” hay “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Những câu nói ấy khuyên ta phải luôn cẩn trọng với lời nói vì ảnh hưởng lớn mạnh của nó với cả người nói và người nghe là điều không dễ kiểm soát. Những câu phương ngôn về lời nói rất nhiều nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng dành cho chúng sự đồng tình và trân trọng xứng đáng. Nhưng những thí nghiệm về tác động của ngôn từ đối với sự hình thành tinh thể nước đã cho chúng ta những lý giải mới và một góc nhìn mới.

Và vì cơ thể chúng ta cũng là nước, một bình nước di động, cho nên nó cũng phản ứng tương tự như nước dùng trong thí nghiệm của tiến sĩ Emoto. Bình nước ấy chính là vật chứa tín tức của ngôn từ. Chúng ta đọc sách gì, chúng ta nghe gì, chúng ta nói gì thì lâu dần chúng ta sẽ chính là thứ ấy.

Và vì cơ thể chúng ta cũng là nước, một bình nước di động, cho nên nó cũng phản ứng tương tự như nước dùng trong thí nghiệm của tiến sĩ Emoto. Bình nước ấy chính là vật chứa tín tức của ngôn từ. Chúng ta đọc sách gì, chúng ta nghe gì, chúng ta nói gì thì lâu dần chúng ta sẽ chính là thứ ấy.

Những lời lẽ tuyệt vời thanh tao hàm súc của Đường thi đến những ca từ mang nhiều cảm xúc, đến ngôn ngữ đời thường hoặc kể cả những dòng trạng thái (status) tưởng như vô thưởng vô phạt trên mạng xã hội Facebook đều ngầm chứa những sức mạnh có tác động không thể ngờ. Lời nói có thể nâng ta lên chín tầng xanh, khiến ta lâng lâng như cưỡi mây đạp gió, cũng có thể có sức bắn phá sát thương ghê gớm đối với tâm trí và cả thể xác.

Thời hiện đại thì những sản phẩm âm nhạc, phim ảnh mà tổng hợp cả âm thanh, hình ảnh, ngôn từ thì sức ảnh hưởng của chúng thật là ghê gớm.

Theo DKN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét