KINH TẾ HỌC PHẬT GIÁO
Những đặc trưng chính của Kinh tế học Phật giáo
.
1. Kinh tế học Trung đạo: hiện thực hoá phúc lạc chân chính
Trong Kinh Phật, hiểu biết về sự điều độ được gọi làmattannuta. Mattannuta là sự xác định đặc trưng của kinh tế học Phật giáo. Hiểu biết sự điều độ có nghĩa là hiểu biết một lượng tối ưu, biết được bao nhiêu thì “vừa đủ”. Đó là một nhận thức về điểm tối ưu mà trong đó việc làm tăng tiến phúc lạc chân chính trùng hợp với kinh nghiệm mãn nguyện. Điểm tối ưu hoặc điểm cân bằng đạt được khi chúng ta trải qua sự thoả mãn đáp ứng được nhu cầu chất lượng sống hoặc phúc lạc.
.
Chẳng hạn việc tiêu thụ hoà hợp với Trung đạo, phải được cân bằng với một số lượng phù hợp để đạt được hạnh phúc chứ không phải là thoả mãn các dục vọng. Nó trái ngược với phương trình kinh tế học cổ điển về việc tiêu thụ tối đa dẫn đến thoả mãn tối đa, chúng ta có phương trình tiêu thụ khôn ngoan dẫn đến phúc lạc thực sự.
.
2. Kinh tế học Trung đạo: không làm hại mình và sinh linh khác
Một ý nghĩa khác của thuật ngữ “Độ lượng” là không làm hại mình và người khác. Đây là một nguyên tắc quan trọng khác và được sử dụng trong Phật giáo như là một tiêu chuẩn cơ bản của hành động nhân tính, mà không chỉ liên quan đến tiêu thụ, mà là đến toàn bộ hành vi của con người.
Về vấn đề này có thể lưu ý rằng trong Phật giáo “không làm hại người khác” không chỉ áp dụng cho con người mà cho tất cả mọi sinh linh.
.
Từ quan điểm Phật giáo, các nguyên tắc kinh tế liên quan đến ba khía cạnh tương hỗ của tồn tại con người: con người, xã hội và môi trường tự nhiên. Kinh tế học Phật giáo phải hoà hợp với toàn bộ quá trình nhân quả, và để làm được điều đó nó phải có một mối quan hệ chính xác với tất cả ba lĩnh vực đó, và đến lượt mình, chúng phải hài hoà và tương hỗ lẫn nhau.
Hành vi kinh tế phải xảy ra theo cái cách là nó không làm hại mình (bằng việc làm suy thoái chất lượng sống) và không làm hại sinh linh (bằng cách gây ra những vấn đề xã hội hoặc mất cân bằng môi trường sinh thái).
.
Thời đại ngày nay đang nổi lên vấn đề môi trường tại các nước đang phát triển. Người ta đang lo lắng về các họat động kinh tế bắt buộc phải sử dụng các hoá chất độc hại và các nhiên liệu hoá thạch. Những hành vi như vậy làm hại đến sức khoẻ các cá nhân và đến phúc lợi xã hội và môi trường. Chúng có thể bao gồm trong đoạn sau: “hại mình, hại sinh linh” và đã trở thành một vấn nạn đối với loài người.
.
Nguồn: Buddhist Economics
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét