Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

Khúc ngâm về nhà nông của vua Minh Mạng

 

 Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng)

KHÚC NGÂM VỀ NHÀ NÔNG CỦA VUA MINH MẠNG


Vua Minh Mạng (1820-1840) - vị vua tạo ra một nước Đại Việt thịnh trị nhất thời Nguyễn - là ông vua có tài thơ và thích "chơi" thơ!. Vua Minh Mạng là một nhà thơ viết nhiều nhất về nông nghiệp, về nông dân. Đề tài này tràn ngập trong sáng tác của nhà vua với hàng trăm bài khắc in trong các tập Ngự chế thi.

Có bài thơ do vua Minh Mạng ngự chế và ngự bút treo tại hoàng cung Huế, Bài thơ có nhan đề là Vị nông ngâm (Khúc ngâm vì nhà nông). (viết năm Nhâm thìn - 1832). Bài thơ như sau:

.

Tiền tiêu hàm hỷ tế thời lâm,

Kế thử liên liên tế tế châm.

…..

Dịch thơ:

Đêm đón mưa vui trận trận qua,

Hạt tuôn từng đợt gió ngân nga.

Hắt hiu giá rét mùa xanh lá,

Lõm bõm đồng sâu áo bạc tà.

.

Mặc ấm ghi ơn người dệt vải,

Ăn no nhớ nghĩa kẻ đồng xa.

Bao đời trọng nỗi gian nan ấy,

Chẳng lúc nào ngơi tiếng ngợi ca.

.

Trở lại câu đầu tiên của bài thơ, chính trận mưa đêm trước đến đúng lúc khiến nhà vua vui mừng (Tiền tiêu hàm hỷ tế thời lâm) ấy đã dẫn dắt, gợi hứng để vua Minh Mạng viết nên “Khúc ngâm vì nhà nông”. Bởi đó là trận mưa kịp đúng mùa vụ. Bài thơ là sự chia sẻ những khó khăn, động viên nỗi vất vả của người nông dân, người thợ dệt. Nhà vua nhớ đến công lao khổ nhọc của họ để tạo ra cái ăn, cái mặc cho xã hội. Bài thơ Ngâm vịnh nghề nông của vua Minh Mạng được vua sáng tác năm Nhâm Thìn (1832). Chính trong năm này, vua Minh Mạng đã “Định lệ cày ruộng tịch điền và chăn tằm ở các địa phương”. Vì vậy thơ sinh thành ý không phải là ngẫu nhiên, mà thơ ca của vua xuất phát từ thực tiễn.

.

Thời quân chủ, thời đại của nền kinh tế nông nghiệp với phương thức canh tác chính là trồng lúa nước như ở nước ta. Hiện thực và thơ ở đây là một, chất chứa niềm ưu tư, trăn trở về thời tiết, về nông vụ và cao hơn thể hiện trách nhiệm trước đời sống xã hội của nhà vua, thấm đượm tinh thần nhân văn...

Tạp chí Hán Nôm số 2 năm 1992

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét