Sẽ thật ấm áp khi sống trong một thế giới dạy ta cách bao dung với trẻ em; và còn tốt hơn nếu ta học được cách rộng lượng hơn với phần con trẻ trong một người lớn.
Suy nghĩ cho rằng trong nhiều thời khắc quan trọng, chúng ta vẫn luôn cư xử như trẻ con nghe có vẻ lạ lùng, thậm chí hạ thấp mình hay thật tuyệt vọng, bởi bề ngoài rõ ràng ta là người trưởng thành. Nhưng, yêu với lòng rộng lượng nghĩa là nhận ra phần tâm hồn luôn bị trói buộc trong suy nghĩ từ hồi mới chào đời.
Nhìn người bạn đời theo cách này sẽ có ích trong những lúc khó khăn khi người yêu nổi giận bất thường, cáu kỉnh hay hung hăng. Khi người yêu không đủ trưởng thành như ta mong đợi, và ta thô bạo gắn cho họ cái mác “cư xử trẻ con” mà không hề để ý, ta cứ nghĩ mình đang tiến gần với một lý tưởng, nhưng rồi ta nhận ra đó chỉ là một lời buộc tội, mà trong khi điều cần làm là chấp nhận một nét tính cách rất bình thường của con người.
Nét trẻ con còn sót lại trong người yêu của ta không phải tội lỗi hay thiếu sót đặc biệt, mà là một đặc tính bình thường mà ai cũng có. Trưởng thành không chỉ là một trạng thái hoàn chỉnh vì thời ấu thơ vẫn luôn tồn tại trong ta, dù nhiều hay ít. Vì thế, ta cần tiếp tục bao dung với những người trưởng thành như cách ta đối xử với con trẻ.
Đối xử dịu dàng với phần con trẻ bên trong người yêu không có nghĩa là xem họ như một đứa bé, nghĩa là khoan dung để hiểu được điều họ thật sự muốn nói đằng sau lời mắng nhiếc “Đồ tồi tệ” có thể mang nghĩa rằng: công việc thật mệt mỏi và mình đang cố tỏ ra mạnh mẽ và độc lập hơn những gì tôi thật sự cảm thấy; hay lời trách móc “anh/cô chẳng hiểu tôi!” có thể thật sự nghĩa là “tôi rất sợ và giận giữ mà chẳng hiểu tại sao, làm ơn hãy hiểu tôi.”
Tất nhiên, cư xử trưởng thành với một người lớn có tâm hồn trẻ con khó hơn chơi với một đứa trẻ thật sự rất nhiều. Bởi lẽ những gì trước mắt ta không phải là đứa trẻ. Người lớn còn gặp nhiều khó khăn hơn gấp bội vì phải sống trong hình hài trưởng thành, nên thường xuyên quên mất rằng bên trong mình vẫn chưa hoàn toàn lớn.
Người yêu của ta có thể cao lớn và đã đi làm như một người đã trưởng thành, nhưng đôi khi hành vi của họ có thể không giống vậy. Khi họ cư xử tệ hại, dù không nói nhưng suy nghĩ thật sự của họ là: “Mình vẫn còn là đứa trẻ, và giờ đây mình cần được ôm vào lòng. Mình cần cậu hiểu thật ra điều gì đang làm mình mệt mỏi, như cách mọi người vẫn hiểu cho mình khi mình còn là đứa trẻ, khi lần đầu tiên mình biết thế nào là tình yêu.”
Luôn không thích bị đối xử như một đứa trẻ, rồi ta quên mất rằng đôi khi thật may mắn khi được ai đó hiểu thấu phần trẻ con trong tâm trí của mình, và gắn bó, bao dung cho đứa trẻ đang thất vọng, giận dữ, cô lập hay bị tổn thương ấy.
Thậm chí chỉ mới gần đây, con người mới có xu hướng yêu thương trẻ con. Quan niệm hiện nay là kết quả của những nỗ lực không ngừng suốt 150 năm, với sự đóng góp của các nhà tâm lý học, nhà văn và nhà giáo, để bổi đắp tình thương yêu và củng cố thái độ mà ngày nay là chuyện bình thường với ta.
Trong lịch sử, con người từng thờ ơ và khắt khe với trẻ con: vì nghĩ rằng mắng mỏ và hách dịch mới là cách dạy dỗ đúng.
May mắn thay, chúng ta yêu trong bối cảnh lịch sử và hành động theo những gì xã hội bảo với chúng ta rằng đấy có thể là cách đúng đắn để cư xử.
Sự thay đổi sâu sắc trong ý tưởng về cách người lớn nên đối xử với trẻ em có thể là cảm hứng cho việc học cách yêu thương khác biệt trong thế giới người lớn nói chung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét