Tự truyện cuộc đời Osho* – “Những
ai muốn hiểu tôi, sẽ phải tự tìm đến với tôi”
·
Có một ông, ông ta
vốn được biết đến như là vị thánh nổi tiếng nhất ở Punjab*, người
được mệnh danh là Sư Tử của Punjab – Baba Hari Giri. Ông ấy không hề
biết tôi là ai và chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên trong buổi hội
nghị tôn giáo ấy khi tôi là người diễn giảng ngay sau ông ấy – buổi
hội nghị tập trung ít nhất 100.000 người. Và tội nghiệp ông già ấy
vì đã giảng ngay trước tôi, vì sau đó khi tới lượt tôi, tôi đã chỉ
trích bài giảng của ông ấy, từng luận điểm một. Ban tổ chức gần như
đóng băng hoặc đông cứng như người chết, bởi vì người đàn ông đó là
người rất được tôn trọng tại Punjab. Hàng ngàn người sẵn sàng chết
vì ông ấy, trong khi tại Punjab người ta chưa hề biết tôi chút nào.
Buổi hội nghị ấy là lần đầu tiên tôi tham gia ở Amritsar* – nơi mà
hàng năm đều diễn ra những hội nghị tôn giáo giảng về kinh Vệ đà.
Đạo Sikhs có nhiều mối liên kết với đạo Hindu và ngôi đền
Vàng ở Punjab là ngôi đền quan trọng nhất của người đạo Sikh.
Tôi đã chống lại
bài giảng của ông ấy một cách toàn bộ, thậm chí đến từng điểm nhỏ
đến nỗi ban tổ chức còn sợ bạo loạn có thể xảy ra và tôi thì vẫn
không có một ai bên cạnh cả.
Trong bài giảng của
ông ấy, một câu chuyện cổ trong kinh Vệ-đà đã được giảng lại. Câu chuyện
kể về 10 người mù vượt qua một con suối lớn mùa nước lũ và sau khi
vượt qua con suối, để chắc chắn mọi người đều an toàn và không ai bị
nước cuốn trôi đi mất, 10 người mù đó quyết định đếm lại số lượng
người của họ. Nhưng con số tổng luôn chỉ dừng lại ở 9, bởi lý do
người đếm luôn quên mất chính mình. Bất kể là ai đếm cũng chỉ dừng
lại ở 9. Có một người đàn ông ngồi gần đó trông thấy mọi chuyện và
đã lại gần giúp đỡ 10 người mù này, anh ta gợi ý mọi người xếp
thành hàng và anh ta sẽ đếm bằng cách dùng cây gậy đập vào đầu ai
bao nhiêu cái thì người đó đọc to số đó lên. Rốt cuộc họ cũng đếm
được 10 người và những người mù này đã vô cùng hạnh phúc vì sau
cùng họ cũng tìm ra được người bị thất lạc.
Đây là một câu
chuyện rất cổ của kinh Vệ đà đã được kể trong hàng thế kỉ. Không
một ai đã từng nảy lên bất cứ câu hỏi nào về nó. Tôi nói với mọi
người “Câu chuyện này hoàn toàn ngu ngốc, bởi vì ngay từ đầu, làm
sao họ biết được họ có mười người? Họ có đếm trước khi họ vượt con
suối không? Nếu có thì làm sao mà họ có thể quên cách đếm được?
Nếu họ không đếm thì sao họ biết họ có 10 người? Và Hari Giri phải
trả lời cho tôi điều này, nếu không thì hãy dừng việc kể những câu
chuyện ngu ngốc như vậy và đừng nói chúng là những thứ thuộc triết
học vĩ đại nữa.”
Nghe vậy ông ta đã
trở nên rất giận dữ vì biết không hề có câu trả lời nào khả dĩ cho
câu hỏi này cả. Nếu những người đó có thể đếm trước khi vượt suối
thì họ cũng có thể đếm sau đó, nếu họ không biết đếm thế thì đơn
giản họ không thể biết họ là 10 người. Ông ấy đã bước xuống khỏi
bục giảng và đơn giản là trốn mất, tôi nói “Chạy trốn không giúp
ích gì cả, tôi sẽ thảo luận về từng điểm trong bài giảng của ông.
Ông được mệnh danh là Sư Tử cơ mà, nếu ông không có chút gan nào như
vậy thì niềm tự hào của Punjab phải làm sao đây? Hãy quay lại.”
Nhưng ông ta không
quay trở lại, thế nên tôi nói với mọi người “Người này là Sư Tử của
Punjab sao? Tôi sẽ ở đây 10 ngày và trong 10 ngày đó thách thức vẫn
còn, tôi sẽ đợi ông ấy và sẵn sàng tranh luận bất cứ lúc nào nếu
ông ấy dám.”
Một vấn đề quan
trọng là tôi không hề chống lại những thông điệp bản chất của
Upanishads*. Nhưng bởi vì những gì mà các lãnh đạo tôn giáo đang
hướng người ta tới lại không phải vấn đề bản chất chút nào. Họ chỉ
làm quan trọng hóa những điều vô lý vớ vẩn bởi vì những điều vô lý
vớ vẩn đó giúp họ khai thác tín đồ dễ hơn. Những thông điệp thuộc
bản chất thì không giúp họ khai thác người ta được chút nào cả.
Mười ngày đó tôi
đã thuyết giảng trong hội nghị, tôi thuyết giảng về những điều bản
chất của kinh Veda, và hàng ngàn người ở đó chỉ đơn giản im lặng
lắng nghe, thậm chí không từng có ai đứng dậy để ủng hộ lão Sư Tử
của họ, đến ban tổ chức cũng ngạc nhiên về điều đó, và tôi bảo với
họ rằng những gì họ được dạy cho tới giờ không có gì thuộc đúng
bản chất cả, chỉ toàn là rác rưởi.
Bản chất thật sự
luôn chỉ là một cho dù nó có được nói qua kinh Vệ đà hay Thiền định
hay Sufism hay những bài hát của Baul hay Kabir. Điều đó không thành
vấn đề. Nếu bất cứ ai đã từng thật sự chú ý, kinh nghiệm qua thì
người đó nhất định sẽ đồng ý với tôi.
Có một điều đã
xảy ra, tôi được tôn thờ trong một ngôi đền của Amritsar bởi những
người Sikhs như là một vị thầy của họ. Họ chỉ đã có mười vị thầy
và người đàn ông mà giới thiệu tôi tới buổi hội nghị ấy nói rằng
họ có thể chấp nhận tôi như đấng thứ mười một của họ.
Nhưng giờ thì họ thậm chí sẽ không để tôi bước chân vào ngôi đền đó nữa. Bởi vì…
Nhưng giờ thì họ thậm chí sẽ không để tôi bước chân vào ngôi đền đó nữa. Bởi vì…
Trong lần đầu tiên
đó tôi đã giữ lại nhiều điều mà không nói hết. Và tôi có nhắc đến
một cuốn sách nhỏ – Japuji* – khỏi nói người Sikhs đã hoàn toàn hạnh
phúc thế nào bởi vì chưa từng có một Sikh nào từng bận tâm tới
cuốn sách đó. Và cái ý nghĩa mà tôi trao tới cho cuốn sách nhỏ đó
họ thậm chí chưa từng nghĩ tới nữa. Nhưng chuyện xảy ra sau đó 2 năm,
trong một buổi họp vẫn ở đền Vàng đó, tôi đã nói rằng “Tôi lưu ý
rằng chỉ có mỗi Nanak là đấng đã thực sự giác ngộ – master, còn
chín vị còn lại chỉ là những người thầy bình thường – teachers.” –
Và thế là đã đủ để họ sẵn sàng giết tôi. Tôi nói “Bạn có thể
giết tôi, nhưng nếu vậy các bạn đang giết chính vị thầy thứ 11 của
các bạn.”
Tôi không có mong
muốn chết một chút nào cả. Điều đó không có nghĩa rằng tôi muốn
sống mãi mãi. Nó đơn giản là chừng nào cuộc sống này đang còn, thì
tôi sẽ tận hưởng nó; nếu cái chết tới, tôi cũng sẽ tận hưởng cái
chết nữa. Dù vậy, tôi cũng sẽ không định đi đến Jerusalem khi biết
chắc chắn rằng người ta đang chuẩn bị cho một vụ đóng đinh ở đó.
Điều đó đã xảy ra
ở Amritsar khi tôi vừa rời khỏi tàu hỏa, tôi đã bị bao vây. 200 người
Hindu cuồng tín yêu cầu tôi quay trở lại tàu hỏa và không được xuống
Amritsar. Những người mà chịu trách nhiệm đến đón tôi thì chỉ 20-25
người bởi vì theo lịch thì cuộc họp sẽ diễn ra ngay thời điểm ấy
để tôi chỉ có đủ thời gian cho một tách trà trước khi bước lên diễn
thuyết, thế nên tất cả mọi người đều đã có mặt ở chỗ họp, khoảng
mười ngàn người. Trong khi 25 người này thì đang phải cố gắng bọc
lấy tôi để tránh trường hợp 200 người cuồng tín kia có thể làm hại
tôi. Và tôi có thể thấy trên gương mặt của 200 người Hindus cuòng tín
ấy không gì khác hơn mà chỉ là những kẻ sát nhân.
Người quản lý nhà
ga – mà sau này là một trong những người mà tôi rất yêu quý – ông ấy
đã gọi đến đền Vàng của những người Sikhs “Đây là tình huống khẩn
cấp: Chúng tôi không thể di chuyển đoàn tàu được, bởi vì những người
này muốn ông ấy quay lại tàu mà ông ấy thì không định làm điều đó,
thế nên xin hãy gửi thêm bảo vệ của ngôi đền đến đây.” Và họ đã
đến, vơi những thanh kiếm sắc nhọn chĩa ra và đám đông băt đầu phân tán
bởi vì họ sợ rằng nếu họ cứ tiếp tục, việc tàn sát có thể xảy
ra. Và đó là lần đầu tiên mà tôi phải được hộ tống để đến cuộc
họp – được bảo vệ từ mọi phía bằng những thanh kiếm trần – để vào
trong thành phố.
Tôi nói “Đây là lần
cuối cùng của tôi ở thành phố này”.
Họ nói “Tại sao?”
Tôi nói “Bởi vì tôi không muốn chuyện ngớ ngẩn này xảy ra thêm lần nào nữa”. Và đó không chỉ là lần cuối cùng tôi tới thành phố đó, tôi ngừng luôn việc di chuyển tới tất cả các thành phố khác. Tôi nói “Từ lúc này, những người nào mà muốn nghe và hiểu tôi thì họ sẽ tìm đến với tôi, còn những người nào mà không muốn hiểu tôi nói – trên thực tế, tại sao tôi lại nên đến quấy rầy cuộc sống của họ? Nếu họ không muốn tôi vào thành phố của họ… Nó quả thực là thành phố của họ: Nếu họ muốn giữ cái sự ngu dốt đó mãi mãi thì họ có tự do để giữ nó, và tôi tôn trọng quyết định của họ. Tôi không thể ép buộc họ đến với sự khai sáng được. Cứ để họ ở trong sự tối tăm ấy vì đó là sự lựa chọn của họ. Tại sao tôi lại nên làm phiền họ?”
Họ nói “Tại sao?”
Tôi nói “Bởi vì tôi không muốn chuyện ngớ ngẩn này xảy ra thêm lần nào nữa”. Và đó không chỉ là lần cuối cùng tôi tới thành phố đó, tôi ngừng luôn việc di chuyển tới tất cả các thành phố khác. Tôi nói “Từ lúc này, những người nào mà muốn nghe và hiểu tôi thì họ sẽ tìm đến với tôi, còn những người nào mà không muốn hiểu tôi nói – trên thực tế, tại sao tôi lại nên đến quấy rầy cuộc sống của họ? Nếu họ không muốn tôi vào thành phố của họ… Nó quả thực là thành phố của họ: Nếu họ muốn giữ cái sự ngu dốt đó mãi mãi thì họ có tự do để giữ nó, và tôi tôn trọng quyết định của họ. Tôi không thể ép buộc họ đến với sự khai sáng được. Cứ để họ ở trong sự tối tăm ấy vì đó là sự lựa chọn của họ. Tại sao tôi lại nên làm phiền họ?”
Và ngày đó trở
thành một quyết định lớn: Tôi không định đi đâu để thuyết giảng tìm
người của tôi nữa, nếu họ muốn, tự họ sẽ tìm đến tôi.
Osho’s life and
teaching
------------
*
Osho (1931 – 1990) là một nhà huyền môn, bậc thầy tâm
linh người Ấn Độ, và lãnh đạo của Trong những năm 1960, ông đã đi
khắp Ấn Độ như một diễn giả công chúng và là nhà phê bình thẳng thắn đối với
chủ nghĩa xã hội, Thánh Gandhi, và đạo Hindu chính thống. Ông cũng chủ
trương một thái độ cởi mở hơn với tình dục, và vì thế mà ông có biệt danh là đạo
sư tình dục ở Ấn Độ và cả trên báo chí quốc tế, tuy vậy càng ngày thái độ cởi mở
này càng được xã hội chấp nhận.
* Punjab là một vùng đất rộng lớn tại Pakistani và
Ấn độ.
* Amritsar là nơi có Đền Vàng và là một trung tâm văn hóa
và tinh thần của tôn giáo Sikh
* Đây là một loại thánh điển rất quan trọng của
Ấn Độ giáo
* Có lẽ là cuốn sách Kinh Japuji
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét