Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Những đại dịch châu chấu kinh hoàng nhất lịch sử nhân loại


Đại dịch châu chấu là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho mùa màng và người dân ở khắp nơi trên thế giới, trong suốt lịch sử lâu dài của nhân loại.

Vào khoảng năm 1.600 trước Công nguyên, ngọn núi lửa Santonin (cách bờ biển Địa Trung Hải của Ai Cập chừng 70 km) bùng nổ dữ dội, một lượng lớn nham thạch và tro phủ kín một vùng rộng tới 30 km2. đã làm đàn châu chấu, vốn sinh sống xung quanh Biển Đỏ, đã tập trung về Ai Cập. Chúng di chuyển với tốc độ kinh hoàng vì được sự trợ giúp của gió sa mạc.

Các đàn châu chấu có khả năng di chuyển từ vài km cho tới trên 100 km mỗi ngày, hay 3.500 km mỗi tháng, tương đương với một cơn bão cấp 12. Trong thảm họa châu chấu sa mạc năm 1988, đàn châu chấu đã vượt Đại Tây Dương từ Mauritania đến vùng biển Caribbean, bay 5.000 km trong 10 ngày. Các đàn châu chấu có thể san phẳng bất cứ những gì chúng gặp.


 Bức tranh tái hiện cảnh người dân Kansas, Mỹ, đốt lửa để chống châu chấu. Ảnh: Kansas Historical Society

1874, khắp vùng đồng cỏ nước Mỹ bỗng tối sầm lại do đại dịch châu chấu khắp các bang Nebraska, Kansas, Dakota, Iowa và một số nơi khác. Nhiều người đã so sánh nó với bão tuyết, Số lượng châu chấu ước tính lên tới 12 nghìn tỷ con, khối lượng mùa màng thiệt hại trên 27 triệu tấn. 

Thế kỷ 20 có rất nhiều đại dịch châu chấu như các năm 1926-1934, 1940-1948, 1986-1989... Chúng tràn vào một diện tích đất rộng 30 triệu km2 tại khoảng 60 nước (20% diện tích đất trên hành tinh), chén sạch mọi cánh đồng ngô, khoai mì và các loại cây lương thực khác trong vùng.

Tại Việt Nam, nhiều tài liệu đã ghi nhận có "bão châu chấu" vào thời vua Tự Đức (1838-1840) làm mùa màng thất bát.

Thế kỷ 20 - 21

- Thảm họa châu chấu ở Nga năm 2001
Tháng 6/2001, Cộng hoà Dagestan phía bắc nước Nga đã phải điêu đứng trước thảm họa châu chấu hàng trăm triệu con tràn qua và tàn phá một vùng nông nghiệp rộng lớn.
Chỉ trong vòng 1 tuần, lũ côn trùng này đã phá huỷ hơn 28.300 ha đất đồng cỏ. Củ cải đường và ngũ cốc bị hư hại nặng nề. Hơn 80.000 ha đất trồng đã bị châu chấu hoành hành và diện tích nhiễm sâu hại tăng cao.
Ngoài ra cùng thời điểm đó các khu vực lân cận như cộng hoà Georgia, Azerbaijan và Kazakhstan và Trung Quốc cũng chịu chung thảm họa châu chấu kinh hoàng này.



- Đại dịch châu chấu ở Tây Phi năm 2004
Những nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất chính là Senegal và Mali. 42 đàn châu chấu đổ bộ vào đất nước này. chúng có thể tiêu diệt hoàn toàn một mùa vụ chỉ trong vài phút.

- Đại dịch Châu chấu ở Australia năm 2010
Tháng 4/2010, vô số đàn châu chấu đã tung hoành trên một khu vực ở phía đông xứ sở chuột túi, phá hoại hoa màu. Đại dịch châu chấu này đã phá hủy diện tích lên tới gần 500.000 km2,

- Đại dịch châu chấu tại Madagascar năm 2013
Ngày 26/3/2013, Cơ quan Lương nông quốc tế (FAO) đưa ra báo động về tình trạng trầm trọng của nạn châu chấu ở Madagascar. Hàng tỷ con châu chấu tràn ngập trên phân nửa quốc gia này, sau đó lan sang nhiều nước khác trong khu vực như Ai Cập, Israel.
3/2013 Chính phủ Israel ban bố cảnh báo đối với dịch châu chấu sau khi những đàn châu chấu khổng lồ bay rợp trời tại Ai Cập.

- Đại dịch châu chấu ở Madagascar năm 2014
Trong 5 năm qua, bầy châu chấu khổng lồ đã thường xuyên càn quét ở hòn đảo ngoài khơi bờ biển Đông Nam của châu Phi này, tàn phá cây trồng và các nguồn cung cấp thực phẩm khác chỉ trong vòng vài giờ. năm 2014, Hà Nam, Trung Quốc cũng xuất hiện

- Cột lốc xoáy châu chấu cao hơn 300m ở Bồ Đào Nha năm 2014
Bắc thành phố Lisbon, Bồ Đào Nha, cột lốc xoáy cao tới 305m do châu chấu đỏ tạo nên khi chúng di chuyển.

- 8/2015 Bộ Nông nghiệp Nga đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp khi hàng triệu con châu chấu tấn công miền Nam nước này. Có ít nhất 800.000 ha cây trồng đã bị đàn châu chấu tàn phá, đây là lần đầu tiên sau 30 năm khu vực này bị châu chấu tấn công. 10% diện tích hoa màu đã bị thiệt hại.


- 1/1916 Hàng trăm triệu châu chấu ồ ạt tấn công Argentina đay là nạn châu chấu tồi tệ nhất 60 năm qua ở quốc gia Nam Mỹ này.

- 6/2019 Dịch châu chấu nghiêm trọng nhất trong 70 năm qua đang hoành hành tại Vương quốc Sardinia, một đảo tự trị của Italy nằm trên Địa Trung Hải.


- 2/2020 Dịch châu chấu bùng phát ở châu Phi

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã đưa ra cảnh báo toàn cầu rằng dịch châu chấu sẽ gây ra tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng. FAO cảnh báo rằng nếu không kiểm soát được tình hình trước mùa khô vào tháng 6/2020, số lượng châu chấu có thể tăng gấp 500 lần.
Dịch châu chấu lần này bắt đầu ở châu Phi và sau đó bay qua Biển Đỏ tiến vào châu Âu và châu Á. Bầy châu chấu đã đến Pakistan và Ấn Độ, chỉ còn cách Trung Quốc một bước.


2/2020 Somalia đã trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Phi ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do dịch châu chấu gây mối đe dọa lớn đối với an ninh lương thực.

Pakistan đã ban bố tình trạng khẩn cấp. bởi một cuộc xâm lược kép của châu chấu châu Phi và châu chấu Iran, tạo ra một trận dịch châu chấu chưa từng thấy ở nước này trong vòng 27 năm qua. Các quan chức Pakistan nói rằng lũ châu chấu hiện đang diệt sạch khoảng 35,000 khẩu phần ăn mỗi ngày.

- Ấn Độ, 400 tỷ con châu chấu đã tấn công đất nước này, khiến một lượng lớn cây trồng bị phá hủy và dịch châu chấu đã lan sang các nước khác. 700,000 binh sĩ Ấn Độ đóng quân tại đất nước này đã phải rút quân vì thiếu lương thực, điều này đã giúp trực tiếp giảm bớt áp lực cho Pakistan.
Dịch châu chấu sẽ làm giảm 30% – 50% sản lượng lương thực của Ấn Độ, điều này đã làm gia tăng sự lo ngại cho chính phủ Ấn Độ. Thậm chí thủ tướng Ấn Độ Nerendra Modi đã tặng một nhành ô liu cho Pakistan để yêu cầu đình chiến.

Theo trang China News, hãng “Thông tấn xã Trung ương” của Trung Quốc, dịch châu chấu đang tấn công khu vực phía nam Ethiopia thuộc miền đông châu Phi và một phần của Kenya với số lượng châu chấu được xem là lớn nhất trong nhiều thập kỷ. các chuyên gia lo lắng như “ngồi trên đống lửa”.

Các chuyên gia nói rằng không thể xem thường nạn châu chấu này, “Vân Nam Trung Quốc từng có ghi chép về dịch châu chấu châu Phi. Nếu châu chấu tiếp tục di chuyển theo hướng Đông tới Myanmar thì rất có thể chúng sẽ tạo ra mối đe dọa cho Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Việt Nam”.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét