Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

Đại danh họa người Tây Ban Nha - Pablo Picasso (1881 - 2011)


Năm 1897, Picasso ( năm 16 tuổi ) gởi tác phẩm "Khoa học và nhân ái" (Science et Charité ) đến dự cuộc triển lãm Madrid. Và kết quả thật bất ngờ, tác phẩm được bằng danh dự, điều đó giúp cậu quyết theo con đường hội họa suốt đời.

năm 1900 Picasso sang Paris (Pháp), vùng đất này chưa cảm nhận được tinh thần trong tranh của cậu, Picasso sống vất vưởng tại xóm Montmartre, vật lộn với đói và rét. Hình ảnh hiện lên trong các bức tranh của cậu luôn luôn có dáng dấp của những kẻ nghèo hèn, rách rưới.

Vào năm 1905, một sự kiện đột biến đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống nội tâm của chàng trai trẻ Picasso.

Ở cột máy nước đường Ravignan, Picasso đang ôm siết trong tay một con mèo nhỏ chỉ còn da bọc xương mà chàng vừa nhặt được bên đường. Cái máy phun nước ra, và trong khi chàng lom khom đưa bình hứng, nước bắn tung toé xuống đường, dội ngược lên, làm ướt gấu váy và đôi chân Fernande . Nàng nhìn chàng, mỉm cười, ánh mắt loé lên cái nhìn là lạ khi thấy chàng mặc chiếc áo được mua ở chợ trời với giá 1 quan 45 xu.

Chàng trai thấp, mập mạp đó ngẩng đầu lên và chạm phải một khuôn mặt đẹp tuyệt vời với đôi mày đầy dặn, đôi mắt màu hạnh nhân, cái miệng có đôi môi dầy mọng đỏ. Ấp a ấp úng mãi chàng mới cất tiếng được :

-Thưa cô. .. tôi. .. tôi muốn tặng cô một món quà.
- Ông cứ tặng.
- Đây, cái này đây. .. Con mèo - Chàng trao con mèo cho nàng.
- Cám ơn ông. - Nàng nói, giọng lộ vẻ xúc động thật sự.
- Cô đến thăm xưởng vẽ của tôi một ngày gần đây chứ ?
- Vâng, tôi sẽ đến.

Nàng giữ đúng lời hứa. Nàng đến và ở lại đấy trong căn phòng trọ của Picasso ở đường Ravignan. Picasso đã yêu nàng với tất cả những tình cảm nồng nàn của một chàng trai 24 tuổi với chất của một nghệ sĩ. Nàng quả là giấc mộng vàng của chàng. Nàng đẹp đến nỗi lịch sử nghệ thuật chỉ gọi nàng dưới biệt danh "Người đẹp Fernande ".
Nàng tên là Fernande Olivier (do tên của người chồng đã ly dị ), còn nhũ danh của nàng là Bellevallée.

Giống như khi Victor Hugo yêu nàng Juliette, Picasso không cho Fernande ra khỏi nhà. Nếu Hugo đối xử độc tài với người yêu vì nghĩ rằng sẽ giúp cho Juliette xóa nhòa quá khứ "trăm ong ngàn bướm" đã qua thì Picasso yêu nàng như tín đồ cuồng say trước mối tình thiêng liêng đầu đời.

Chàng tự nguyện làm tất cả việc nhà thay cho nàng. Khi nhà buôn tranh Sagot ( trước làm hề ở gánh xiếc ) trả cho chàng 15 xu một bức vẽ, chàng liền đi chợ mua những thứ nàng ưa thích nhất. Đương nhiên là những vật dụng, thức ăn phù hợp với túi tiền của hai người lúc đó. Chàng thích chải tóc cho nàng, nấu ăn, quét nhà.

Nếu xem bức tranh "Người đàn bà ngủ" chúng ta sẽ thấy một người đàn ông ngồi kề bên giường của một người đàn bà ngủ, có cái nhìn như say đắm, như bị mê hoặc, đó chính là Picasso.

Và hai năm sau, một tuyệt phẩm ra đời bằng chính tình yêu của chàng : bức "Chân dung Fernande ". Picasso đem bức tranh treo cạnh chiếc áo của Fernande mặc ngày lần đầu hai người gặp nhau. Chiếc áo được xếp gọn, đặt trên đầu tủ ngăn giữa hai lọ sứ màu xanh cắm hoa giả. Picasso ngắm tới ngắm lui hàng tháng trời.

Một hôm, bạn chàng - nhà thơ Max Jacob trông thấy hỏi :
-    Đây là cái gì ?
-    Picasso trả lời ngắn gọn :
-    Nếu yêu thì anh sẽ hiểu.

Sau đó, Picasso đem giấu biệt bức tranh, cất vào tủ gắn trong tường để chiêm ngưỡng riêng.

Trong con người Picasso hội họa và tình yêu luôn song hành. Khi tình yêu tạm thời trong trạng thái cân bằng thì chàng lao đầu vào sáng tác.
Sau tám năm yêu đương mặn nồng, mối tình đầu của Picasso tắt lịm một cách đau đớn vì nàng Fernande Olivier bị cơn bệnh lao hiểm nghèo cướp mất năm 1917.

Một bức vẽ của Pablo Picasso vào năm 1941. Bức tranh mô tả Dora Maar, nhân tình của danh họa, với một con mèo đang ngồi ở trên vai của Dora. Bức tranh này là một trong những những bức tranh nhất thế giới , với giá hơn 95,triệu USD 

Bolga Koklova, một ngôi sao của đoàn múa Ba Lê Diaghilev (ở Nga) đến như một vị công chúa có liều thuốc giải sầu thần diệu, nàng đã cho Picasso uống những mật ngọt tình yêu vương giả, giúp chàng gượng dậy, thoát khỏi nỗi buồn xa bạn, mất người yêu đầu đời.

 Olga Khokhlova diễn viên ba lê người Nga kết hôn với Picasso năm 1917.

Họ cưới nhau và sống cuộc sống huy hoàng, khác hẳn thời trước nghèo rách mồng tơi ở Montmartre. Nhưng hình như không có gì vĩnh cửu trong các mối tình của giới nghệ sĩ, họa chăng nó chỉ tồn tại trên trang giấy như một nhân chứng, một ấn tích của cuộc đời họ. Nó chỉ tồn tại trong thơ ca và những tác phẩm nghệ thuật khác. Còn giữa thực tại ngổn ngang của con người, tình yêu của họ là những chiếc lá vàng đã hết thời kỳ xanh tươi. Những mối tình bay theo gió, lượn lờ giữa đất trời rồi tan mất trong cát bụi thời gian. Năm 1933, Olga ly thân và 22 năm sau nàng từ giã cõi đời,

Sau mỗi giai đoạn sáng tác của Picasso, người ta đều nhận ra những bóng dáng đàn bà. Lịch sử nghệ thuật "xanh hồng, lập thể, siêu thực … " của Picasso đã ghi nhận tên tuổi năm người yêu và hai vợ của chàng. Cho dù là hôn thê hay nhân tình, họ cũng là những mẫu vẽ, những đối tượng thẩm mỹ sâu sắc khiến Picasso rung động và sáng tạo những họa phẩm tuyệt vời.

sự thể hiện “tính nữ” - sự dịu dàng, trong sáng tạo của Picasso. Thay thế cho mạch cảm xúc căng cứng, đứt gãy (bức Điệu múa - 1925) là những đường nét tròn trịa hoàn chỉnh. Thân hình phụ nữ trong tranh Picasso giờ đây vừa rắn rỏi lại vừa dịu dàng.

Những lúc rảnh rỗi, nằm vắt tay lên trán, Picasso nghĩ ngợi mông lung về cuộc đời tình ái của mình. Nàng Fernande là mối tình thiêng liêng nhất của ông, rồi những bóng đàn bà khác loáng thoáng qua đời ông, ngắn ngủi nhưng cũng mang lại nhiều dư âm hạnh phúc.

Đến tuổi 90, Picasso mới nhận thức được một điều, rằng mình đã tìm được một người đàn bà là nửa tâm hồn mình, người tình cuối cùng và hiện nay là vợ ông. Picasso yêu người đàn bà này với tất cả những rung động còn sót lại của một trái tim đã đập suốt gần một thế kỷ.

Một đêm nọ Picasso dùng cơm ở một tiệm ăn tại Lavandou, gặp một cô gái chạy bàn là đồng hương và cùng tên với ông. Cô ta kể cho Picasso nghe về cảnh nghèo khổ, túng quẫn của gia đình cô, ông khách cảm động nhưng trong túi thì chỉ có 10 ngàn quan cũ. Ngay lập tức khách họa sĩ này lấy rượu vang đỏ pha với tàn thuốc lá, vẽ một mạch la liệt lên mấy tấm khăn ăn. Nửa đêm, ông khách ngừng tay, thế là cô hầu bàn đủ tiền mua nhà cho mẹ và đồ nữ trang quý giá cho mình.


Nude, Green Leaves and Bust Nhân vật chính là Marie-Therese Walter, người tình của Picasso. Bức tranh ra đời đầu năm 1932 với giá 106,5 triệu USD.
Picasso giờ đây đã trở thành triệu phú nhờ tài năng nghệ thuật của mình.

Có người hỏi Picasso rằng ông suy nghĩ gì về hội họa. Picasso trả lời : " Có những họa sĩ biến vầng mặt trời thành một vết màu vàng. Nhưng có những họa sĩ khác biết dùng nghệ thuật và trí tuệ của mình để biến một vệt màu vàng thành vầng thái dương ".

Tính đến ngày nay, Picasso đã lập được một kỳ lục sáng tạo phi thường, xét cả về lượng cũng như về chất. Có người ước tính là Picasso đã cống hiến cho những người yêu nghệ thuật 50 ngàn bức vẽ10 ngàn tranh sơn dầu1.000 tác phẩm điêu khắc1.000 đồ gốm2.000 đồ vật và 500 bức tranh khắc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét