Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2020

Ăn chay trong quá khứ, hiện tại và tương lai


Các tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo và Phật giáo đã khuyến khích con người thực hành lối sống chay tịnh. Nhà triết học người Hy Lạp, Pythagoras, được coi là cha đẻ của chủ nghĩa ăn chay vì đạo đức. Lối sống của Pythagoras được một số nhân vật có tầm ảnh hưởng áp dụng,

Vào năm 1847, xã hội ăn chay đầu tiên được hình thành ở Anh. Hội ăn chay Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1850 và Hội Ăn chay Đức được thành lập vào năm 1867, theo sau là sự xuất hiện của nhiều hội ăn chay khác tại nhiều quốc gia khác nhau. Liên đoàn Ăn chay Quốc tế được ra đời ở Dresden vào năm 1908; Hội Ăn chay thuần đầu tiên được thành lập tại Leicester, Anh, vào năm 1944, và Liên đoàn Ăn chay châu Âu xuất hiện tại Brussels trong năm 1985.



Năm 2018, một gia đình ở Hà Nội đã tổ chức tiệc cưới cho con gái bằng mâm cổ thuần chay. 


Đến đầu thế kỷ 21 đã có một sự thay đổi về mô hình. Những định kiến trước đây về việc ăn chay dẫn đến suy dinh dưỡng đã được thay thế bằng các bằng chứng khoa học chứng minh rằng chế độ dinh dưỡng chay có khả năng làm giảm nguy cơ mắc hầu hết những bệnh hiện đại nhất.

Ngày nay, chế độ ăn chay đã trở nên phổ biến ở mức độ quốc tế. Người ta cho rằng ngày càng có nhiều người chọn ăn chay và ăn chay thuần là bởi các mối quan tâm đến sức khỏe, cũng như những vấn đề liên quan đến đạo đức, môi trường, và xã hội. Tuy nhiên, những người ăn chay vẫn chỉ là thiểu số ở tất cả các quốc gia ngoại trừ Ấn Độ 35 % Trong số những người ăn chay thì có khoảng 10% là ăn chay thuần; số lượng người ăn thuần chay đang tăng nhanh hơn so với số lượng người ăn chay thường.

Tương lai của xu hướng ăn chay là hết sức hứa hẹn, vì dinh dưỡng bền vững là yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự thịnh vượng của con người.
Ngày càng có nhiều người không muốn các loài động vật phải chịu ảnh hưởng và họ cũng không muốn khí hậu bị biến đổi, họ muốn tránh những bệnh có thể phòng ngừa và muốn đảm bảo một tương lai đáng sống cho các thế hệ sau.

Hiện nay, phong trào ăn chay được ủng hộ bởi rất nhiều người đứng đầu trong các lĩnh vực như hội họa, khoa học, âm nhạc, và thể thao. Ngoài sự gia tăng số lượng người ăn chay thường và ăn chay thuần thì ngày càng có nhiều người tại các nước phương Tây đang tích cực giảm việc tiêu thụ thịt.



 Giày cho mùa đông không cần lột da hay vặt lông một loài vật nào.  Ảnh: New York Times

Tương lai của việc ăn chay
Tương lai của xu hướng ăn chay hết sức hứa hẹn. Một mặt là vì ngày càng có nhiều vụ bê bối thực phẩm liên quan đến các loại thức ăn có nguồn gốc động vật. Điều này khiến người tiêu dùng mất lòng tin vào các sản phẩm này. Mặt khác, nhận thức của công chúng về những ảnh hưởng tích cực dài hạn của một lối sống chay tịnh cũng cao hơn trước. Dưới đây là 4 lý do cụ thể giúp lý giải vì sao tương lai của chế độ ăn chay lại hứa hẹn:
1.    Lý do về mặt đạo đức, phẩm hạnh, tôn giáo, và tâm linh: đây là những người không còn muốn động vật phải chịu đựng một cuộc sống khốn khổ chỉ để thỏa mãn khẩu vị và lòng ham muốn của những người ăn thịt. Việc sản xuất động vật công nghiệp phải chấm dứt. Nông nghiệp hữu cơ nên được hỗ trợ và ủng hộ.
2.    Lý do sinh thái, kinh tế, và chính trị: đây là lý do của những người không muốn phá hủy nền tảng của sự sống trên hành tinh của chúng ta, hoặc không muốn làm biến đổi khí hậu. Chất thải và tình trạng dư thừa cần được giữ ở mức độ tối thiểu. Một nguyên tắc thận trọng mới là cực kỳ cần thiết.
3.    Lý do sức khỏe và vệ sinh: những người này không muốn mắc phải các bệnh không truyền nhiễm, liên quan đến dinh dưỡng mà có thể ngăn chặn nữa. Nguy cơ mắc các bệnh đương thời có thể được giảm thiểu một cách đáng kể nhờ vào lối sống chay tịnh.
4.    Lý do bền vững và hòa bình: những người chuyển sang ăn chay vì lý do này muốn một chất lượng cuộc sống bền vững, kết hợp với trách nhiệm vì chính bản thân, con cái, và các thế hệ tương lai của họ. Trường hợp này đòi hỏi chánh niệm của mỗi người.

Chế độ ăn chay trỗi dậy
Tầm quan trọng của chế độ ăn chay và thuần chay đối với hành tinh của chúng ta đã được thảo luận rất nhiều năm gần đây. Trong suốt một thập kỷ qua, chế độ ăn chay đã trở thành xu hướng chủ đạo trong phần lớn các quốc gia trên thế giới. Theo một cuộc thăm dò của Hiệp hội Vegan, hiện có 600.000 người ăn chay ở Anh và hàng triệu người trên toàn cầu áp dụng chế độ ăn chay (thường xuyên hoặc ngẫu nhiên vài ngày trong tuần). Số lượng đăng ký kỷ lục cho phong trào “Veganuary” : không dùng rượu và thịt đỏ đến hết tháng 1 – mỗi năm, từ 3.300 năm 2014 lên 250.000 vào năm 2019.

Albert Einstein đã tóm gọn quan điểm của ông về tương lai một cách hết sức tài tình: “Với kẻ yếu, nó là điều không thể đạt được; với người hay sợ hãi, nó là điều chưa biết; với những ai dũng cảm, nó là cơ hội.” Chúng ta đang bị thử thách và có bổn phận phải chấp nhận trách nhiệm đối với những cơ hội cố hữu trong lối sống chay tịnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét