Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên trong thời kỳ COVID-19

Một bé gái và mẹ của em ở Belmopan, Belize, trong một buổi khám tư vấn thuộc chương trình Chăm sóc Phát triển Trẻ em.

SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA THANH THIẾU NIÊN TRONG THỜI KỲ COVID-19 

NEW YORK/HÀ NỘI, ngày 5 tháng 10 năm 2021 –  UNICEF cảnh báo rằng COVID-19 có thể sẽ tác động đến sức khỏe tâm thần và thể chất của trẻ em và thanh thiếu niên trong nhiều năm tới trong một báo cáo chủ đạo được công bố ngày hôm nay.   

Theo báo cáo, đại dịch COVID-19 đã gây ra những lo ngại đáng kể đối với sức khỏe tâm thần của cả một thế hệ trẻ em và thanh thiếu niên cũng như các bậc cha mẹ và người chăm sóc. Nhưng đại dịch có thể chỉ cho thấy phần nổi của tảng băng chìm về sức khỏe tâm thần - một tảng băng mà họ cho rằng đã không được chú ý trong một thời gian quá dài. 

.

Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore chia sẻ: “18 tháng qua là khoảng thời gian dài đằng đẵng đối với tất cả chúng ta, đặc biệt là trẻ em. Những đợt phong tỏa toàn quốc và việc hạn chế di chuyển liên quan đến đại dịch đã khiến các em phải trải qua những năm tháng cuộc đời khó quên khi phải rời xa gia đình, bạn bè, trường lớp, việc vui chơi – những yếu tố then chốt của tuổi thơ. Đại dịch đã gây ra tác động đáng kể, song đó mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Từ trước khi đại dịch bùng phát, đã có quá nhiều trẻ em phải gánh chịu những vấn đề sức khỏe tâm thần chưa được giải quyết. Đầu tư của các chính phủ vào việc đáp ứng những nhu cầu cấp thiết này còn quá hạn chế. Mối liên hệ giữa sức khỏe tâm thần và kết quả cuộc sống trong tương lai chưa được quan tâm đúng mức”.

Sức khỏe tâm thần của trẻ em trong thời kỳ COVID-19 

Quả thực, đại dịch đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề. Theo kết quả ban đầu từ một cuộc khảo sát quốc tế về trẻ em và người trưởng thành ở 21 quốc gia được thực hiện bởi UNICEF và Gallup – đơn vị được đề cập trong Báo cáo Tình hình trẻ em Thế giới năm 2021, trung bình cứ 5 người trong độ tuổi từ 15-24 được khảo sát thì có 1 người cho biết họ cảm thấy chán nản hoặc hầu như không có hứng thú làm bất cứ việc gì.  

COVID-19 đã chuẩn bị bước sang năm thứ ba, và đại dịch này đang tiếp tục tác động nặng nề lên sức khỏe tâm thần cũng như điều kiện sống của trẻ em và thanh thiếu niên.

Theo dữ liệu mới nhất từ UNICEF, cứ 7 em thì có ít nhất 1 em trong tổng trong tổng số trẻ em trên toàn cầu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các đợt phong tỏa. Hơn 1,6 tỷ trẻ em phải hứng chịu những thiệt hại nhất định về giáo dục. Gián đoạn trong sinh hoạt, giáo dục, giải trí cũng như trăn trở về thu nhập gia đình và sức khỏe đang khiến nhiều người trẻ rơi vào cảnh lo sợ, tức giận và băn khoăn về tương lai. Một cuộc khảo sát trực tuyến tại Trung Quốc hồi đầu năm 2020 được trích dẫn từ Báo cáo Tình hình trẻ em Thế giới đã chỉ ra rằng khoảng 1/3 số người tham gia cho biết họ cảm thấy sợ hãi và lo âu.  

.

Sức khỏe tâm thần cũng giống như sức khỏe thể chất là một trạng thái tích cực - nó làm nền tảng cho khả năng suy nghĩ, cảm nhận, học hỏi, làm việc, xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa và đóng góp cho cộng đồng và thế giới. Có những bước và cách tiếp cận cụ thể cho gia đình, nhà trường và cộng đồng nhằm thúc đẩy, bảo vệ và chăm sóc tốt hơn cho hạnh phúc của trẻ em và thanh thiếu niên”


Nguồn: unicef.org/vietnam/

Tương lai của loài người và coronavirus

 

TƯƠNG LAI CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ CORONAVIRUS

Sự lây lan COVID-19 toàn cầu chưa được kiểm soát. Cho đến nay, hơn 239 triệu người đã bị nhiễm virus và 4,8 triệu người đã tử vong. Với mỗi lần lây nhiễm lại tạo ra những cơ hội mới cho virus đột biến.

Gần 2 năm sau đại dịch, các nhà khoa học đang nghiên cứu coronavirus thông qua bảng chữ cái của các biến thể mới: Alpha lây lan nhanh, Beta né tránh miễn dịch, và tiếp tục thông qua Gamma, Delta, Lambda và gần đây nhất là Mu.

TS Lauring: Đối với coronavirus, tiến hoá là một quá trình diễn ra dài và mối quan hệ giữa con người với SARS-CoV-2 vẫn còn sơ khai. Theo các nhà khoa học, con người rất khó có thể tiêu diệt được virus và những gì xảy ra trong vài năm tới - và nhiều thập kỷ tới - rất khó dự đoán.

Coronavirus có thể thay đổi theo nhiều cách, nhưng có ba khả năng: Nó có thể trở nên dễ lây lan hơn, trốn tránh hệ thống miễn dịch của con người hoặc nó có thể trở nên độc hại hơn, gây ra bệnh nghiêm trọng hơn.

Loài người đã thua trong vài hiệp đầu tiên bằng cách cho phép virus lây lan mà không bị kiểm soát, nhưng sau đó đã có vũ khí mạnh mẽ để chiến đấu lại: đó là các loại vaccine hiệu quả cao, được phát triển với tốc độ kỷ lục.

TS Read nhận định: "Tôi có niềm tin lớn rằng chúng ta có thể sắp xếp bất kỳ quỹ đạo tiến hóa virus bất lợi nào bằng cách cải tiến vaccine hiện tại hoặc thế hệ tiếp theo"

Sống chung cùng COVID-19

Người dân Singapore tự do đi lại trên đường phố Orchard vào trung tuần tháng 9/2021

Singapore là một “ví dụ” cho thấy rằng việc sống chung với coronavirus là khả thi, thay vì cố gắng tiêu diệt nó. Và đây có thể là con đường chắc chắn nhất để thế giới thoát khỏi đại dịch.

Đầu tuần này, Singapore ghi nhận 1.647 trường hợp nhiễm COVID-19, nâng mức trung bình hàng ngày trong 7 ngày của nước này lên 1.545 trường hợp, cao hơn bất kỳ đợt đại dịch nào trước đó. Nhưng ngay cả khi các ca bệnh tăng cao, số ca tử vong do COVID-19 ở Singapore vẫn ở mức thấp. Thành phố có 5,7 triệu dân này có trung bình 3 ca tử vong/ngày trong tuần trước.

Singapore hiện đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn 80% dân số - một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của Trung Quốc là 73%, trong khi Liên minh châu Âu và Mỹ có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ lần lượt là 65% và 55% dân số.

Sau 18 tháng chống chọi với đại dịch, Singapore đưa ra kế hoạch "sống chung với COVID-19", theo đó giảm các yêu cầu kiểm dịch và mở cửa trở lại với thế giới trong những tuần tới, trong khi trong nước 

vẫn áp dụng một số biện pháp giãn cách xã hội ngắn hạn.

Từ tháng 6, Singapore đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế đối với các cơ sở ăn uống, nơi làm việc và địa điểm vui chơi giải trí. Đến tháng 8, nhiều doanh nghiệp được phép hoạt động gần hết công suất. Vào đầu tháng 9, Singapore mở ra "các làn đường du lịch cho những khách đã được tiêm phòng", qua đó khách du lịch đã được tiêm phòng từ những nơi có nguy cơ thấp có thể vào Singapore mà không cần kiểm dịch. Singapore hy vọng có thể mở lại hoàn toàn biên giới vào cuối năm nay mặc dù dịch bệnh đang bùng phát.

Tiến sĩ John P. Ansah, trợ lý giáo sư về dịch vụ y tế tại Trường Y Duke-NUS ở Singapore cho biết: "Đợt bùng phát dịch hiện tại sẽ làm chậm quá trình tái mở cửa của Singapore và có khả năng kéo dài quá trình này".

"Chiến lược tổng thể của chúng tôi không thay đổi. Chúng tôi cam kết mở cửa lại nền kinh tế và xã hội của chúng tôi nhưng mục tiêu của chúng tôi luôn là không gây quá nhiều căng thẳng cho hệ thống bệnh viện của mình" - Bộ trưởng Bộ Tài chính Singapore Lawrence Wong cho biết.

Số ca mắc mới tăng cao song tử vong ở mức thấp, Singapore đang được coi một ví dụ tham khảo đối với các quốc gia khác, đặc biệt là những quốc gia duy trì không khoan nhượng với COVID-19, có thể vượt qua đại dịch.

Từ đại dịch trở thành bệnh đặc hữu

Các nhà chức trách nước này cho biết cho biết có 98% số người bị nhiễm COVID-19 trong 28 ngày qua ghi nhận bệnh ở mức độ nhẹ hoặc không có triệu chứng của COVID-19. 

Ông Kenneth Mak - Giám đốc dịch vụ y tế của Singapore cho biết những người được tiêm chủng ở Singapore có nguy cơ tử vong hoặc phải nhập viện thấp hơn 12 lần so với những người không được tiêm chủng.

Nhà miễn dịch học Ashley St. John thuộc trường y Duke-NUS, Singapore cho biết: "Cả thế giới sẽ chuyển sang coi COVID-19 là bệnh dịch đặc hữu. Không thể sớm loại bỏ nó bất cứ lúc nào, nhưng chúng tôi hiện có các công cụ để quản lý nó, bao gồm vaccine." 

Nhà dịch tễ học Ben Cowling nhận định: "Có khả năng số ca mắc mới tiếp tục tăng hơn nữa trong những tuần tới khi Singapore tiếp tục nới lỏng các biện pháp. Nhưng tôi hy vọng sẽ có rất ít trường hợp nhiễm trùng nặng xảy ra" .

Trong các cuộc họp giao ban sức khỏe hàng ngày gần đây, các nhà chức trách Singapore đã chuyển hướng tập trung đánh giá số ca bệnh nặng và tử vong, thay vì số ca nhiễm mới.

SKDS (Theo Fortune)

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2021

Mọi người trên trần gian đều tìm kiếm hạnh phúc

 

MỌI NGƯỜI TRÊN TRẦN GIAN ĐỀU TÌM KIẾM HẠNH PHÚC

Hạnh phúc là điều mà bất cứ ai trong chúng ta đều theo đuổi, bằng cách này hay cách khác. Có người coi thành công là hạnh phúc, có người chọn sự giàu có để hạnh phúc hay có người đơn giản chỉ tìm kiếm sự bình yên là hạnh phúc.

Có lẽ những người tìm kiếm hạnh phúc kì quặc nhất là những triết gia.

Dưới đây là định nghĩa về hạnh phúc của các nhà triết học

1. Nếu luôn cảm thấy thất vọng, tức là bạn đang sống với quá khứ. Nếu luôn lo lắng, tức là bạn đang sống với tương lai. Chỉ khi nào cảm thấy bình yên, bạn mới đang sống với hiện tại - Lão Tử, năm 600 trước Công nguyên.

Nhà hiền triết Trung Quốc cho rằng, người hạnh phúc nhất là người luôn nỗ lực đạt được thành công bằng khả năng của chính mình. Họ sống với thực tại, không lo lắng về tương lai và không nuối tiếc quá khứ.

2. Khi nghĩ đến những điều tốt đẹp, con người sẽ sống hạnh phúc hơn – Khổng Tử, năm 500 trước Công nguyên.

Theo nhà hiền triết Trung Quốc, hạnh phúc là sự thỏa mãn của bản thân, chứ không phải sao chép từ người khác.

3. Hạnh phúc là khi con người muốn đạt được những thứ nằm trong tầm với của mình. Hãy mơ những gì có thể đạt được và từ bỏ những thứ ở xa tầm với - Seneca, thế kỷ IV trước Công nguyên.

Trong cuộc sống, ai cũng có những mục tiêu nhất định và cố gắng để đạt được mục tiêu đó. Do vậy, để sống hạnh phúc, bạn hãy đặt ra những mục tiêu nằm trong khả năng của mình chứ đừng “mơ mộng viển vông”.

4. Bí mật của hạnh phúc không nằm ở việc bạn tìm kiếm nó, mà là việc bạn hưởng thụ hạnh phúc như thế nào - Socrates, năm 450 trước Công nguyên.

Hạnh phúc không đến từ những yếu tố bên ngoài như phần thưởng hay sự ghi nhận, nó đến từ chính bản thân mỗi người, sự cố gắng, nỗ lực và những thành quả mà bạn tạo ra.

5. Những người tìm kiếm hạnh phúc trên chính đôi chân của mình, chứ không phải dựa vào sự giúp đỡ của người khác, luôn là những người hạnh phúc nhất - Plato, thế kỷ IV trước Công nguyên.

Theo Plato, hạnh phúc là sự phát triển cá nhân. Đó là sự hài lòng về những thành quả mà bạn đã đạt được từ sự nỗ lực của chính bạn thân; chẳng hạn như chạy được quãng đường xa hơn, đọc được nhiều sách hơn năm ngoái…

6. Hạnh phúc phụ thuộc vào chính bạn - Aristotle, năm 300 trước Công nguyên.

Theo nhà triết học Hy Lạp cổ đại, quan điểm về hạnh phúc không giống như chúng ta vẫn tưởng. Hạnh phúc không phải là món quà mà người khác đem đến cho bạn. Đó là thứ bạn tạo ra bằng chính đôi tay và sự nỗ lực của bản thân.

7. Hạnh phúc là khi quyền lực tăng lên và bạn có thể kiểm soát mọi thứ - Friedrich Nietzsche, cuối thế kỷ 19.

Với Nietzsche, hạnh phúc có thể kiểm soát được mọi thứ xung quanh. Nhà triết học người Đức cho rằng, khi hạnh phúc đồng nghĩa với quyền lực tăng lên, bạn có thể quyết định mọi việc trong tầm tay.

8. Sự do dự trong tình yêu sẽ giết chết hạnh phúc thực sự - Bertrand Russell, năm 1800.

Với một người yêu toán học, khoa học và logic như Bertrand Russell thì hạnh phúc là thứ hoàn toàn có thể đo đếm được.

9. Hãy học tìm kiếm hạnh phúc bằng cách giảm bớt nhu cầu chứ không phải tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu - John Stuart Mill, sinh năm 1806.

Điều quan trọng nhất của hạnh phúc đó là thay vì theo đuổi sự đầy đủ về vật chất, bạn hãy giảm bớt những nhu cầu không cần thiết và dùng mọi thứ đúng mục đích.

10. Hạnh phúc giống như một con bướm, bạn càng đuổi theo nó, nó càng lẩn khỏi bạn. Nhưng nếu bạn không để ý đến nó, nó sẽ đến và đậu nhẹ nhàng trên vai bạn – Henry David Thoreau. sinh năm 1817

Luôn theo đuổi chủ nghĩa thực tế, nhà hiền triết này cho rằng, khi để mọi thứ diễn ra tự nhiên, hạnh phúc sẽ tự tìm đến.