Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

Bộ sáu lý luận gia vĩ đại về phương pháp giáo dục

BỘ SÁU LÝ LUẬN GIA VĨ ĐẠI VỀ PP GIÁO DỤC

1. Ứng dụng Tháp tư duy Bloom của Benjamin Bloom :

Benjamin Bloom, Nhà Tâm Lý Học của trường Đại học Chicago Hoa Kỳ đã đưa ra Học thuyết 6 bậc thang đo nhận thức hay còn gọi là Bloom: Các bậc thang nhận thức đi từ thấp đến cao: Nhớ, Hiểu, Vận dụng, Phân tích, Đánh giá, Sáng tạo

2. Ứng dụng Hoạt động cảm giác và vận động giúp phát triển trí khôn cho trẻ của Jean Piaget

Jean Piaget, nhà Tâm lý học và triết học Thụy sỹ, đồng thời là Giám đốc của Văn phòng Giáo dục Quốc tế đã kết luận ngay từ trong nôi, trẻ đã chứng tỏ hoạt động cảm giác và vận động mang tính trí khôn, chuyển dần thành tư duy cụ thể rồi đến trừu tượng.

Kích thích Tư duy của trẻ nhanh nhất với nguyên tắc  “Chơi và trải nghiệm con đường tốt nhất của học tập”

3. Ứng dụng Tính mềm dẻo bộ não của Eric Jensen

Eric Jensen, Tiến sĩ Giáo dục nhấn mạnh là cách thức học tập có thể chuẩn bị cho bộ não học tập trong tương lai và cách thức học tập phải phát huy được hết mọi khu vực của não bộ vì vậy cần phải sử dụng cả cách thức Thị giác, Thính giác, Ngôn ngữ.

4 Ứng dụng Phát triển Ngôn ngữ của Lev Vygotsky

Lev Vygostkly Nhà Giáo dục học đã chỉ ra rằng: Mối quan hệ giữa suy nghĩ và lời nói không phải là một sự việc mà là một quá trình, là quá trình chuyển động tới lui từ suy nghĩ tới ngôn ngữ và từ ngôn ngữ tới suy nghĩ. Trong lớp học của Vygotsky, học sinh xây dựng kiến thức thông qua tương tác với bạn bè và giáo viên. Học sinh có thể tự xây dựng các vùng phát triển gần (ZPD) qua những trò chơi hoặc những cuộc thảo luận trong lớp.

5. Ứng dụng Mỗi người khác nhau có cách học tập khác nhau của Mel Levine

Mel Levine, Chuyên gia giáo dục và bác sĩ nhi khoa nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ cho rằng “mỗi người khác nhau có cách học tập khác nhau”. Cha mẹ và nhà trường cần khuyến khích trẻ phát huy thế mạnh và bỏ qua những điểm yếu. Cách thức này giúp trẻ đạt được những thành công và cảm thấy tự tin thay vì luôn bực bội và thất bại.

6. Ứng dụng Trí thông minh đa dạng của Howard Gardner                           

Howard Gardner, Tiến sĩ Giáo dục nhận định rằng: Mọi người có nhiều cách khác nhau để suy nghĩ và học tập. Ông đã xác định và mô tả được 8 loại khác nhau của trí thông minh như Thông minh ngôn ngữ; Thông minh logic – toán học; Thông minh thể chất; Thông minh về không gian; Thông minh về giao tiếp xã hội; Thông minh nội tâm; Thông minh âm nhạc; Thông minh về tự nhiên. Ngoài ra, ông cũng đề xuất việc bổ sung của một loại thứ 9 mà ông gọi là “Thông minh sinh tồn”.

Với nền tảng hội tụ những Nghiên cứu khoa học vĩ đại của 6 nhà Khoa học lỗi lạc, mỗi đứa trẻ có thể thích thú việc học tập theo cách riêng của chúng và tìm được con đường đi tới thành công. Trẻ tự tin bước vào tương lai vững chắc khi học tập trong môi trường được xây dựng dựa trên nền tảng 6 nghiên cứu khoa học vĩ đại giúp trẻ PHÁT TRIỂN TƯ DUY VÀ KỸ NĂNG HỌC TẬP.

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2021

Ba giai đoạn của y khoa

BA GIAI ĐOẠN CỦA Y KHOA

Y khoa Cơ giới  (Mechanical medicine)

Đứng về phương diện sức khỏe, Y khoa đã đi qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trước hết, chúng ta đã từng có một quan niệm hơi máy móc về y học. chúng ta chưa thấy sự liên hệ của tâm đối với thân. Quan niệm đó gọi là quan niệm Y khoa Cơ giới. (Mechanical medicine).

Chúng ta cứ nghĩ rằng chỉ cần sửa chữa những gì trong phạm vi của thân thể là chúng ta có thể đem lại sức khỏe. Chúng ta không chú trọng nhiều tới cái khía cạnh tâm lý.

Khi bệnh nhân tiếp cận các bác sĩ, cái cảnh thường gặp xưa nay là : "Cởi áo ra; thở vào đi; thở ra đi; há miệng ra và lè lưỡi ra cho tôi xem, nói "à" đi". Khám xong thì "Đây là toa thuốc, mua và về uống đi v.v..."

Có nhiều triệu chứng đau nhức và khó chịu trong thân đã phát hiện từ cái tâm của chúng. có những ung thư, có những ung nhọt, sức khỏe của chúng ta đang xuống dốc, chúng ta cứ tưởng là tại chúng ta thiếu sinh tố, thiếu cái này, thiếu cái khác hoặc tăng sinh cái này, cái khác. Kỳ thực những triệu chứng đó có thể phát hiện từ những cái bế tắc, những điều lo lắng, những nỗi khổ đau ở trong tâm của ta.

Y khoa cơ giới chỉ nhìn bệnh ở nơi thân mà thôi, hướng phát triển của nó là phát minh ngày càng nhiều loại dược liệu mới có hiệu lực ngày càng cao, hệ thống máy móc chẩn bệnh, xét nghiệm, điều trị ngày càng phức tạp tinh vi…Y khoa cơ giới ngày càng phụ thuộc vào thuốc và hê thống máy móc, Nó đang bị giới hạn rất lớn do quan niệm chật hẹp của nó, vì nguyên nhân bệnh tật con người đâu chỉ do nơi thân mà còn ở tâm. Ngày nay Y khoa phương Tây bước đầu đề cập đến tâm bệnh, trong khi Y học phương Đông đã thực hiện cả ngàn năm nay.

Ngày nay Y khoa đã tiến bộ rất nhiều. Y khoa đã thấy rằng sức khỏe của thân thể rất tùy thuộc vào sức khỏe tâm thần của chúng ta.

Y khoa Thân tâm (Psychosomatic medicine)

Gần đây chúng ta đã có một quan niệm về y khoa rộng rãi hơn, gọi là Y khoa thân tâm, thân và tâm là một có thể dịch là Psychosomatic medicine. Con người là một hợp thể của thân tâm, Khi Y khoa tiến tới chỗ thân tâm là một, tức là đã công nhận rằng tâm có ảnh hưởng tới thân

Nếu mình lo lắng quá thì mình có thể đau bao tử. Nếu mình đau bao tử thì mình trở nên bi quan, hai cái có ảnh hưởng lẫn nhau. Cho nên một bác sĩ thông minh là một bác sĩ biết nhìn cả hai mặt của con người để chữa trị. Anh chàng bị bệnh ngoài da mà chữa hoài không lành đó, nếu bày cho  anh ta cách định tâm, bày cho phương pháp buông thả, thì có thể anh sẽ hết bệnh mà khỏi phải uống thuốc hay bôi thuốc gì cả.

Ngành Y khoa cơ giới gọi là Mechanical medicine đang được thay thế bằng Psychosomatique medicine trong vòng 40 năm nay. Một bước tiến rất lớn của nền y học. Ngày nay, chúng ta đang ở ngưỡng cửa giai đoạn thứ ba của Y khoa - Y khoa cộng nghiệp.

Y khoa cộng nghiệp (Collective Karma)

Ngày nay, chúng ta đang ở ngưỡng cửa giai đoạn thứ ba của Y khoa. Chúng ta đã tìm thấy rằng có những yếu tố chữa trị ngoài cả thân lẫn tâm! Bệnh tật của chúng ta có thể tới từ một nguyên do không phải từ tâm hay từ thân của chúng ta.

Ảnh hưởng đó có thể đến từ một đối tượng rất xa ta, trong không gian cũng như trong thời gian. Tới từ trong không gian, ví dụ người thương của chúng ta ở quê nhà không có hạnh phúc, thì ở đây chúng ta bệnh!

Tới từ trong thời gian. Ví dụ hôm nay chúng ta bệnh, thì có thể các đời trước, tổ tiên của chúng ta đã làm một điều không lành! Hoàn cảnh thời gian và không gian có ảnh hưởng tới ta như vậy đó, rất lạ lùng, rất dễ sợ!

Giai đoạn y khoa thứ ba này, tạm đặt tên là Y khoa Cộng biểu, Collective manifestation, hay Cộng nghiệp, Collective Karma, hoặc là Cộng thức, tức là Tâm thức cộng đồng, Collective conciousness.

Vì tâm thức cộng đồng bệnh cho nên chúng ta bệnh theo. Mà tâm thức cộng đồng của xã hội ngày hôm nay đang bệnh lắm! Những nguyên do của bệnh hoạn nằm ở trong tâm, trong thân, và chúng còn nằm ở trong một môi trường lớn lao hơn, đó là môi trường của Tâm thức Cộng đồng.

Nếu mình cứ để cho cái tâm và cái thân của mình bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cái tư duy của cộng đồng kia, bởi những niềm tin kia, bởi cái quan niệm kia thì mình bị trói buộc dẫn đến bệnh tật. Trái lại đó thì những người biết rằng hạnh phúc của họ không tùy thuộc vào cái hư danh, vào nghề nghiệp thời thượng, vào lối sống thời đại, thì họ có sức khỏe, họ rất thảnh thơi.

Vì vậy cho nên trong giai đoạn Y khoa Cộng nghiệp này, bác sĩ phải biết cầu nguyện cho bệnh nhân. Tại vì cái năng lượng của bác sĩ, cái chánh niệm của bác sĩ và cái tình thương của bác sĩ, có liên hệ trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân. Bác sĩ không còn có thể làm việc với tư cách của một cái máy nữa.

Trong giai đoạn thời nay, bác sĩ phải làm khác đi. Bác sĩ phải biết nói: Tôi sẽ cầu nguyện cho anh, tôi sẽ cầu nguyện cho chị, chúng ta ngồi đây, chúng ta thở đi, chúng ta dừng cái tâm của chúng ta lại cho nó an tịnh. Thế nào sức khỏe của anh, của chị cũng sẽ tăng tiến, bệnh tật của anh, của chị cũng sẽ thuyên giảm.

Bác sĩ Larry Dossey: Khi chữa bệnh, bác sĩ không chỉ chữa trị bằng cái kiến thức về y khoa của mình, mà còn phải chữa bằng trái tim của mình, bằng sự cầu nguyện của mình nữa.

Cái mà bác sĩ Larry Dossey gọi là vệ tinh viễn thông hay Thượng đế, là cái Nhất tâm. Trong cái Nhất tâm đó, có những khối năng lượng rất lớn.

Như vậy trong lịch sử Y học, giai đoạn đầu của y khoa là Y khoa Cơ giới. Giai đoạn thứ hai là Y khoa Thân tâm, và giai đoạn hiện tại mà y khoa đang vươn tới là Y khoa Nhất tâm.

Y khoa ngày nay phải đi tìm nguồn gốc của bệnh tật ở trong cái tâm thức cộng đồng. Bác sĩ học sáu năm ở trường Y khoa không đủ, tại vì tại trường Đại học Y khoa người ta không dạy phép chẩn bệnh bằng cách đi thám hiểm trong vùng tàng thức. Tuy rằng các bác sĩ tâm lý có được dạy về phương pháp chẩn bệnh trong vùng vô thức, nhưng vùng vô thức chỉ là một phần nhỏ của A-lại-gia thức mà thôi.

Sống trong một môi trường bệnh hoạn, bị ảnh hưởng cách suy tư, nói năng, và hành động tiêu cực của môi trường ấy, sớm muộn gì ta cũng ngã bệnh. Muốn hết bệnh, ta phải cương quyết ly khai môi trường ấy, tìm tới một môi trường lành mạnh, thực tập sống một cuộc sống lành mạnh, đi trên đường hướng thiện thì ta mới được bảo hộ, và mới có cơ hội trị liệu.

Những viên thuốc, những chai thuốc mua ở nhà thuốc không đủ sức trị liệu chứng bệnh của chúng ta. Những phương pháp luyện tập mà bác sĩ dạy cho chúng ta, cũng vẫn chưa đủ trong việc trị liệu.

Bác sĩ phải tìm tới tâm thức cộng đồng và giúp ta đi vào một tâm thức cộng đồng lành mạnh thì sự chữa trị mới thêm phần hiệu lực.

Sự ga lăng trong tình yêu

SỰ GA LĂNG TRONG TÌNH YÊU

 

Theo tiêu chuẩn thông thường ở Việt Nam, con trai theo đuổi con gái một cách ga lăng, lịch sự là người sẵn sàng đưa đi đón về, là kẻ sau buổi hẹn hò hỏi cô bạn gái đã ăn cơm chưa, tặng bó hoa được lựa chọn cẩn thận vào ngày lễ tình nhân hay sinh nhật, và nói chung làm hết mình để khiến cô ấy cảm thấy thoải mái và đặc biệt nhất có thể.

Với tình yêu ga lăng, có chiều sâu của nó, nhưng đang trên đà mai một trong thế giới ngày càng thực dụng. Cũng có thể nói, sự ga lăng có xu hướng bị thương mại hoá và dần mất đi ý nghĩa. 

Đầu tiên phải nói đến xu hướng tình yêu ngày càng “thân mật", ngày càng bớt hình thức. Đây là kết quả tất yếu của quá trình bình đẳng giới, đã thu hẹp “khoảng cách" giữa nam và nữ rất nhiều.

Một trong những hệ quả là giới trẻ ngày một tự do trong việc thể hiện sự khát khao. Nhiều người trẻ bắt đầu tự tin tỏ ra khêu gợi trong mắt người khác, hay dũng cảm nói ra những gì mình muốn. Những người can đảm nói ra thì được xem như sống vô tư, tình cảm. Người ngược lại thì bị xem là ngại ngùng, nhút nhát.

.

Công nhận thái độ này rất thú vị. Và công nhận nó RẤT thực tế nữa. Ai thấy mình có tình cảm với kẻ khác thì không cần phí mấy tháng trời để gây ấn tượng nữa. Không cần dằn vặt bản thân mãi rằng liệu mình có đủ hấp dẫn đối tượng hay không. Con trai không cần cưa đổ cô gái họ thích. Con gái cũng không cần chờ xem chàng trai mình để ý có quan tâm đến mình không hay chảnh choẹ để gây sự chú ý. Thay vào đó, những người này chỉ cần tỏ ra thích thú, thể hiện rõ họ sẵn sàng yêu và xem đối tượng phản ứng như thế nào.

.

Từ góc nhìn lãng mạn kiểu cũ, tình yêu kiểu mới này chắc nghe có vẻ hấp tấp, nếu không muốn nói là vô vị? Và đó là vì sự lãng mạn (một phần quan trọng trong tình yêu) nằm chính ở chỗ giai đoạn “để ý đến-bắt đầu có tình cảm” được kéo dài bởi những cử chỉ ga lăng từ phía đàn ông. Về một mặt chúng hé lộ tình cảm của con trai dành cho con gái một cách tương đối đẹp (có ưu điểm lớn là giúp bày tỏ tình cảm chân thật vốn có gì khá khó nói). Mặt khác, chúng cũng che giấu tình cảm đó (hành vi mang tính hình thức cũng là cách tránh nói trực tiếp mình muốn gì ở đối tượng).

.

Có thể nói đối với cả hai người, đó là cách bày tỏ tình cảm mập mờ. Chỉ có một phần có nhược điểm rõ ràng là tạo ra sự hoài nghi. Cô gái được theo đuổi có thể nghi ngờ “phía sau tấm màn" liệu có tình cảm chân thành? Người con trai chủ động theo đuổi có thể nghi ngờ tình cảm của mình, nếu thực sự có, liệu có được đáp lại?

Nhưng đó cũng là ưu điểm ở đây: việc nghi ngờ về tình cảm của đối tượng chính là điều có thể làm tăng cường tình yêu, chưa kể có thể tạo ra những đam mê mạnh mẽ, lâu dài, khi những ý nghi ngờ ban đầu được xua tan một cách rõ ràng.

.

Nói về quá trình thương mại hoá tình yêu lãng mạn thì chỉ cần nghĩ tới mấy ngày trong năm có mục đích chính là tạo ra cơ hội để nam nữ bày tỏ tình cảm. Ở Việt Nam ít ai biết Valentine's Day vốn dĩ là một phát minh của một công ty bán thiệp mừng Mỹ, tức một sự kiện người ta suy nghĩ ra đơn thuần vì mục đích kinh doanh. Còn Ngày Quốc Tế Phụ Nữ, mặc dù nó bắt nguồn từ cuộc biểu tình có sự tham gia của hàng ngàn người phụ nữ đòi quyền được bầu cử, có lương cao hơn, nhưng trong những năm gần đây khẩu hiệu của nó đối với nhiều người là “sales" (bán hàng).

.

Và rõ ràng, không chỉ là ngành hoa hay ngành sản xuất đồ chơi đang góp phần đến xu hướng coi tình yêu là điều đàn ông bày tỏ bằng cách xài tiền triệu. Khi đi du lịch, khi mặc đồ đi chơi, khi chụp hình chung, và nhất định khi chụp hình cưới và trang bị nhà cửa sau khi cưới xong, người ta được khuyến khích, từ cả tứ phía, việc đánh đồng tình yêu với khả năng tiêu tiền.

.

Vì ở Việt Nam đàn ông vừa phải chứng minh tình yêu của họ một cách cụ thể, vừa phải đóng vai trò là người trụ cột cho gia đình về sau, những vấn đề liên quan đến một sự ga lăng không quá mức vật chất có vẻ nghiêm trọng hơn so với ở một số các đất nước khác.

.

Phương án “ít ga lăng hơn" đã là sự lựa chọn của khá nhiều người ở các nước phương Tây. Dĩ nhiên bên Tây có những chàng trai, cô gái thích hẹn hò, đi cà phê, ăn tối với nhau và coi trọng những hành động lãng mạn như: các chàng trai thích tặng hoa, mở cửa mời bạn gái đi trước, các cô gái đánh giá cao nghệ thuật nói chuyện. Nhưng những người này chỉ còn là thiểu số.

.

Theo Cameron Shingleton