Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

Cuộc gặp gỡ của Bồ Đề Đạt Ma và Lương Vũ Đế

 

CUỘC GẶP GỠ CỦA BỒ ĐỀ ĐẠT MA VÀ LƯƠNG VŨ ĐẾ

Bồ Đề Đạt Ma đi từ Ấn Độ đến Trung Quốc để truyền đạt thông điệp của Đức Phật. thời đó Trung Quốc đã có 30 ngàn ngôi đền chùa thờ Phật và 2 triệu nhà sư Phật giáo.

Bồ Đề Đạt Ma đi mất ba năm mới đến Trung Quốc. Vũ Đế đích thân ra đón. Danh tiéng của vi hoàng đế này đã biết trước đó. Lương Vũ Đế đã có công lớn trong việc phổ biến triết lý của Phật Thích Ca Mâu Ni. Hàng ngàn học giả đã dịch kinh Phật tử tiếng Pali sang tiếng Trung Quốc; Và Lương Vũ Đế chính là người bảo trợ cho toàn bộ công việc dịch thuật này; Ông đã xây dựng hàng ngàn ngôi chùa và chăm lo cho hàng ngàn tu sĩ. Ông đã hiến dâng cả vương quốc của mình để phụng sự Phật Thích Ca Mâu Ni; Và lẽ đương nhiên, các nhà sư Phật giáo, những người đến đất nước này trước Bồ Đề Đạt Ma, đều nói với Lương Vũ Đế rằng bệ hạ đã thu được công đức lớn lao, rằng bệ hạ sẽ được làm thần tiên trên trời.

Vũ đế đã hỏi những lời mà nhà sư Phật giáo tới Trung Quốc trước đó đã nói với một tâm trạng vô cùng lo sợ và Bồ Đề Đạt Ma đáp:

- Không phần thưởng, không gì cả. Ngược lại, hãy sẳn sàng để bị đày xuống bảy tầng địa ngục đi.

Vũ Đế nói:

- Nhưng trẫm đã làm gì sai, vì sao lại bị đày xuống bảy tầng địa ngục? Trẫm đã làm tất cả những điều mà các nhà sư chỉ bảo.

Bồ Đề Đạt Ma đáp:

Trừ khi bệ hạ lắng nghe tiếng nói nội tâm của mình, bằng không chẳng ai có thể giúp đuọc bệ hạ, dù là đức Phật hay người thường. Bệ hạ chưa nghe được tiếng nói nội tâm của mình. Nếu nghe, hẳn bệ hạ đã không hỏi một câu hỏi ngu ngốc nhu vậy. Không có phần thưởng trén con đường của Phật Thich Ca Mô Ni bởi vi niềm khao khát được đền đáp đó bắt nguồn từ một tâm trí tham lam.

Toàn bộ lời dạy của Phật 'I'hich Ca Mâu Ni là vô sở cầu và nếu thực thực hiện tất cả những nghĩa cử được cho là cao đẹp này, xây đền chùa, chăm lo cho hàng ngàn tu sĩ với một tâm trí sở cầu, bệ hạ đang đi về hướng địa ngục. Nếu bệ hạ làm điều này xuất phát từ niềm vui, chia sẻ niềm vui của mình và không mảy may nghỉ đến việc được đền đáp, hành động đó tự nó là phần thưởng. Bằng không bệ hạ đã bỏ lở ý nghĩa của nó.

--------

Câu chuyện của Vũ Đế từ thời xa xưa cách đây hơn 15 thế kỷ cho thấy ngay các nhà sư Phật giáo đến truyền đạo thời đó quan niệm về công đức cũng chưa chuẩn. Chỉ đến khi Bồ Đề Đạt Ma giải đáp thì Vũ Đế mới ngộ ra được chân lý của nhà Phật.

Ngày nay chẳng nói đâu xa đền chùa phật giáo ở Việt Nam đua nhau xây dựng gần 15 ngàn ngôi chùa Phật. Lối suy nghĩ tham lam của những vị liên quan đó theo Bồ Đề Đạt Ma là sẽ bị đày xuống bảy tầng địa ngục!

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

7 trí tuệ kinh doanh với 38 tư duy kiếm tiền của người Do Thái

 

7 TRÍ TUỆ KINH DOANH VỚI 38 TƯ DUY KIẾM TIỀN CỦA NGƯỜI DO THÁI

 

Trí tuệ 1: thế giới là thị trường, kiếm tiền là tín ngưỡng

1. Sự tàn khốc của thương trường, là môn học đầu tiên mà bất cứ ai có khát vọng làm giàu đều phải tiếp nhận, không muốn tiếp nhận thực tế tàn khốc này, tốt nhất đừng nghĩ tới thành công.

2. Vì mục tiêu kiếm tiền và phát tài, dù có nghèo tới đâu, cũng hãy đứng giữa những người giàu.

3. Kiểm soát tốt cảm xúc, đặc biệt phải cự tuyệt sự tức giận, tịnh tâm lắng nghe tiếng gọi của tiền tài.

4. Thời gian cũng là một loại sản phẩm, có thể biến tiền "từ không thành có".

5. Ở nơi thương trường, chiếm lợi thế tâm lý, giỏi đánh vào lòng người là cái vốn lớn nhất.

 

Trí tuệ 2: chú trọng vào tư duy mang tính chiến lược, đừng chấp ngộ với thủ đoạn

6. Làm ăn kinh doanh, nếu chỉ có khôn lỏi, sẽ chỉ kiếm được chút tiền, biến khôn lỏi thành trí tuệ mới có thể kiếm được nhiều nhiều tiền.

7. Biết tính tiền mới biết kiếm tiền.

8. Tận dụng tốt tư duy ngược, sử dụng một cách thông minh các quy tắc trò chơi kinh doanh khác nhau, thay vì bất lực trước các quy tắc.

9. Trong nguy cơ có cơ hội, khủng hoảng trong kinh doanh thường có thể là cơ hội kinh doanh có lợi nhuận.

10. Trí tuệ là "bồn tụ bảo" của các doanh nhân, chỉ có những suy nghĩ trí tuệ mới có thể biến "vật phẩm" thành "hàng hóa".

 

Trí tuệ 3: trước khi làm kinh doanh hãy làm người, làm người phải có trí tuệ hạng nhất

11. Làm ăn kinh doanh bắt đầu từ quảng bá bản thân, xây dựng một thương hiệu cá nhân hoàn hảo, tiền, tự nhiên không khó kiếm.

12. Dựa vào nguyên tắc làm người để làm ăn kinh doanh, tuyệt đối sẽ không bao giờ xảy ra sai lầm.

13. Làm người mà không có nhẫn nại, làm ăn kinh doanh rất khó để kiếm được nhiều tiền.

14. Kẻ tham lam, nhất định có chỗ sơ hở.

15. Đối đãi với khách hàng, phải dịu dàng như đối xử với phụ nữ.

16. Thành công lớn trên thương trường là nhờ tính cách chứ không phải khôn lỏi.

17. Trên thương trường, thất bại lớn nhất chính là không nhận được sự tin tưởng.

 

Trí tuệ 4: mượn lực, chỉ những người không bản lĩnh mới mong dựa vào một mình mình phát tài

18. Tiền của người khác là chiếc chìa khóa sáng chói nhất giúp bạn làm ăn kiếm lời.

19. Giỏi dùng người, mượn cái đầu thông minh của người khác để kiếm tiền.

20. Tiền nếu đã đủ thì ai cũng làm ăn kinh doanh được, quan trọng là phải biết cách dùng ít tiền nhưng vẫn làm ăn được lớn.

21. Buộc mình lại một chỗ với những người theo đuổi lợi ích, bạn cũng sẽ được phân chia lợi ích.

22. Dùng lợi ích giữ chân người khác, bỏ ra trước, có được sau, lúc cần tiêu tiền thì hãy tiêu. 

 

Trí tuệ 5: tiền kiếm tiền, hơn nhiều người kiếm tiền

23. Luôn để tiền lưu động, đừng để tiền mốc meo trong ngân hàng.

24. Kiếm "tiền của người giàu" dễ phát tài hơn.

25. Tiền từ phụ nữ, tiền nhờ miệng, là hai loại tiền không bao giờ cạn kiệt.

26. "Người theo đuổi tiền" nhất định không bằng "tiền theo đuổi tiền", muốn làm ăn lớn, muốn kiếm nhiều tiền, mà không hiểu thao tác vốn, vậy thì sẽ rất khó.

27. Nỗ lực phát huy công hiệu và giá trị của mỗi một đồng tiền.

 

Trí tuệ 6: luôn có ý thức về nguy cơ mọi lúc mọi nơi

28. Rèn luyện ý thức về nguy cơ, ngăn chặn một cách chắc chắn những lỗ hổng và nguy cơ có thể xảy ra.

29. Dám mạo hiểm, nguy hiểm cao đồng nghĩa với lợi nhuận cao.

30. Người làm ăn kinh doanh hãy kết bạn với toán học, "biết số" không bao giờ là thiệt.

31. Để tránh bị lừa, một vài công việc hãy bỏ tiền ra thuê người giám sát, số tiền này đáng để tiêu.

32. Dựa vào đầu tư để kiếm tiền, nhất định phải có ý thức ngăn chặn thua lỗ.

33. Làm ăn kinh doanh, đáng sợ nhất là không biết mình sai ở đâu.

 

Trí tuệ 7: làm ăn kinh doanh phải trông thời thế mà làm

34. Thời thế không tốt chưa chắc bạn đã không tốt, thời thế càng không tốt, nhiều khi ngược lại càng dễ kiếm tiền.

35. Xem trọng công việc thu thập tin tức.

36. Theo dõi sự lưu động của thời thế mọi lúc, ngắm chuẩn xu hướng tương lai.

37. Kẻ ra tay trước là kẻ mạnh.

38. Cố gắng nhìn trước vài bước để tránh mất tiền.

 

Trích đạo lý kinh doanh của người Do Thái

Nguyên tắc làm giàu của người Do Thái

 

NGUYÊN TẮC LÀM GIÀU CỦA NGƯỜI DO THÁI

Tạp chí Forbes của Mỹ năm 2003 đã từng công bố: Trong những người giàu có từ 30 tỷ đô Mỹ trở lên, tỷ lệ người Do Thái chiếm đến 75%. Điều này cho thấy, người Do Thái có trí tuệ kinh doanh siêu việt. Vì sao như vậy? Họ luôn tuân thủ những nguyên tắc làm giàu thông minh.

.

Dù chỉ là 1 đô-la cũng phải kiếm về

Theo triết lý kinh doanh "Dù chỉ là 1 đô-la, cũng phải kiếm về", Tỉ phú Do Thái Jewitt không chỉ áp dụng nó cho chính mình, còn áp dụng nó cho cả khách hàng của mình, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, giúp họ kiếm thêm nhiều lợi nhuận trong thời gian sớm hơn. Cách làm này không hề ảnh hưởng đến việc kiếm tiền của công ty ông, mà còn giúp ông có được nhiều khách hàng trung thành.

Đây không phải là tiết kiệm hay bủn xỉn, mà là biết trân quý giá trị của từng đồng tiền kiếm được. Không thể chỉ xem trọng những hợp đồng lớn, hợp đồng nhỏ cũng đem lại giá trị cho công ty bạn, và chắc chắn nhiều hợp đồng nhỏ sẽ mang đến một hợp đồng to. Kinh doanh không chỉ là cuộc trao đổi của tiền bạc, mà còn là sự tích luỹ của những giá trị và trải nghiệm khác. 

.

Thời gian là vàng bạc

Trong châm ngôn kinh doanh của người Do Thái có câu: "Đừng đánh cắp thời gian". Điều này không chỉ áp dụng trong việc kiếm tiền, mà còn là lời nhắc nhở phải hành xử lễ phép khi thực hiện các hoạt động kinh doanh. Người Do Thái xem trọng thời gian, ở một tầng ý nghĩa khác là nắm chắc từng phút từng giây mới có thể giành được cơ hội trong kinh doanh. Vì vậy, trễ hẹn, “câu giờ", trì hoãn không phải là phong cách làm việc của người Do Thái. 

.

Chữ tín là chìa khóa thành công

Trong kinh doanh người Do Thái chú trọng nhất là "khế ước". Thương nhân Do Thái nổi tiếng là người biết trọng chữ tín. Người Do Thái một khi đã ký hợp đồng, bất luận xảy vấn đề gì, cũng đều quyết không nuốt lời.

Lợi nhuận là yếu tố quan trọng của doanh nghiệp, nhưng uy tín, thương hiệu còn quan trọng hơn nhiều. Tiền bạc có thể mua được tất cả, song không thể mua được chữ tín trong kinh doanh. Người Do Thái cho rằng, đã kinh doanh phải biết tuân thủ “chữ tín” trước khi áp dụng các nguyên tắc, thủ thuật để giành lợi nhuận. Thực tế giới giàu có trên thế gian đều thừa nhận, họ đã thành công khi học được “chữ tín” ở người Do Thái. 

.

Đàm phán tạo ra giá trị

Bài học người Do Thái muốn nhắn nhủ là luôn tìm hiểu ước muốn của bản thân và của đối tác để đàm phán và đi tới một kết quả tốt nhất cho cả hai. Thương trường không phải là chiến trường nếu mỗi bên biết lùi lại và quan sát nhu cầu thực sự của nhau với một tâm thái thiện chí.

.

Đứng ở trên cao mới có thể nhìn ra xa

Người Do Thái cho rằng trong kinh doanh nên "cố gắng nhìn thêm vài bước", sự phát triển trong tương lai mà bạn có thể nghĩ đến là bao nhiêu, thì thành công của bạn sẽ đến được bấy nhiêu. "Chân không thể chạm đến, thì mắt phải thấy được. Mắt không thể thấy được, thì tim phải cảm nhận được".

Có một câu chuyện như sau: một người Do Thái bước vào một ngân hàng lớn ở thành phố New York.

.

"Thưa ông, ông cần giúp gì?", giám đốc bộ phận cho vay vừa hỏi, vừa đưa mắt quan sát người khách hàng mới đến: bộ áo vét sang trọng, giày da cao cấp, đồng hồ đeo tay đắt giá.

"Tôi muốn vay tiền!".

"Không thành vấn đề! Ngài muốn vay bao nhiêu?".

"1 đô-la".

"Chỉ cần 1 đô-la?"

"Không sai, chỉ 1 đô-la, có được không?"

"Đương nhiên là được. Chỉ cần có tài sản thế chấp, muốn vay nhiều hơn một chút cũng không trở ngại gì".

"Chừng này đảm bảo có được không?".

.

Người Do Thái lấy ra một tập cổ phiếu từ trong một chiếc ví da sang trọng, đặt lên bàn của vị giám đốc.

"Tổng cộng là 500 ngàn đô-la, đủ rồi chứ?".

"Đương nhiên, đương nhiên! Có điều, có thật là ông chỉ cần vay 1 đô-la?".

‘Vâng".

Vừa nói, người Do Thái vừa đưa tay nhận tờ 1 đô-la.

"Lợi tức một năm là 6%, chỉ cần ông trả đủ lợi tức 6%, một năm sau quay lại, chúng tôi nhất định sẽ trả lại số cổ phiếu này cho ông".

"Cám ơn".

.

Người Do Thái nói xong thì đứng lên, chuẩn bị bước ra khỏi ngân hàng. Tổng giám đốc ngân hàng nãy giờ đứng bên ngoài quan sát cũng không sao hiểu nổi, một người có đến 500 ngàn đô-la trong tay, tại sao lại đến ngân hàng vay 1 đô-la. Ông hiếu kỳ tiến lại hỏi:

.

"Chào ông, xin hãy dừng bước...".

"Có việc gì chăng?".

"Tôi thực sự không hiểu, ông có đến 500 ngàn đô-la, tại sao chỉ đến đây vay 1 đô-la? Nếu như ông vay 300 hay 400 ngàn đô-la chẳng hạn, chúng tôi cũng sẽ hết sức vui lòng...".

"Xin đừng lo lắng cho tôi! Chỉ có điều, trước khi tìm đến ngân hàng của quý ngài, tôi đã hỏi qua một số kho bạc, tiền thuê tủ bảo hiểm của họ đều quá cao. Bởi vậy, tôi đã quyết định gửi số cổ phiếu này ở chỗ ngân hàng của quý ngài, tiền thuế quả thật là quá rẻ, một năm chỉ tốn có 6 cent mà thôi!".

.

Lối tư duy độc đáo này của người Do Thái chắc chắn khiến họ giải quyết được cả những tình huống “khó” nhất trong kinh doanh. 

Theo NTDVIỆT NAM