Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2018

Cách nhìn người của Gia Cát Luọng

Gia Cát Lượng tên tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất của Trung Quốc trong thời Tam Quốc. Ông là một nhà ngoại giao cự phách và cũng là một nhà phát minh tài năng.
Khi làm Thừa tướng nước Thục, Gia Cát Lượng đưa ra nhiều đạo luật nghiêm khắc, nhưng không ai phàn nàn oán giận ông nửa lời. Bởi bản thân ông rất gương mẫu, liêm khiết. Nước Thục khi đó có nhiều quan thanh liêm và tướng tài.
Thực tế cho thấy, cổ kim đông tây, người nào vượt lên sự cám dỗ của tiền tài danh vọng thường là những quan thanh liêm, được lòng dân và góp phần làm cho đất nước hưng thịnh.
Gia Cát Lượng có cách nhìn người rất sâu sắc để thu nạp người tài :
Đễ thu nạp người tài Gia Cát Luọng trước hết xem xét 2 đức tính quan trọng nhất :
- “Lâm chi dĩ lợi nhi quan kỳ Liêm” . Nghĩa là dành cho họ nhiều tiền tài, bổng lộc, thậm chí hứa giao cho trọng trách để đánh giá sự liêm khiết hay lòng tham lam của họ. Bản tính của con người thường có máu tham, hám lợi, tham tiền, nhất là những người làm quan và giữ trọng trách lớn.
Gia Cát Lượng cho rằng, một người liêm khiết thường có những đặc điểm như: Trung thành vô hạn, Làm việc liêm khiết vô tư, Thấu hiểu nỗi khổ của dân chúng, Chú trọng tiết kiệm, Không hám giàu sang, không mê tửu sắc, Tự khép mình vào kỉ luật.
- “Kỳ chi dĩ sự nhi quan kỳ Tín”. Tức là giao việc cho họ để xem lời họ hứa so với thực tế làm việc ra sao, từ đó đánh giá chữ “Tín” của họ. Gia Cát Lượng cho rằng: “Ngôn nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã”, tức là một người chỉ biết nói suông không đi đôi với việc làm, là người không có chữ tín.
Bởi vậy, có câu: “Thính kỳ ngôn, Quan kỳ hành”, tức nghe họ nói không đủ mà phải xem họ làm như thế nào. “Quốc vô tín bất hưng, nhân vô tín bất lập”, một đất nước mà không có chữ tín với các nước thì không thể hưng thịnh, một người không có chữ tín với mọi người thì không thể lập nghiệp.

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

Từ cách mời trà của vị hòa thượng, Tô Đông Pha đã viết một câu đối thật thú vị.

Cho dù bạn làm gì, bạn thành công đến đâu đi nữa, vẫn luôn có người cho bạn là sai. Cho dù bạn sống tốt thế nào, vẫn luôn có người phê bình bạn. Vậy "Phải làm gì khi bị người khác coi thường?" Câu chuyện dưới đây chắc chắn sẽ là câu trả lời sáng tỏ nhất.

Chuyện rằng vào năm Hi Ninh thứ 4 (1071), trong một lần cải trang dạo chơi, Tô Thức - nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thời Bắc Tống, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, giữ chức thông phán ở Hàn Châu - vào một ngôi chùa để nghỉ chân vì đã khá mệt sau chuyến du ngoạn.

Do không mặc quan phục nên trông ông rất giản dị, bình thường. Thấy vậy, vị phương trượng trong chùa liền tỏ ý xem thường và nói với ông: "Ngồi", đoạn lại quay sang bảo tiểu hòa thượng: "Trà". Tiểu hòa thượng hiểu ngay tâm ý của thầy mình, liền mang cho khách một chén trà cũ đã nguội.

Tuy nhiên, chỉ sau vài câu chuyện, Tô Thức đã cho thấy được khả năng ăn nói lưu loát và phong thái phi phàm của mình. Lúc này, phương trượng cảm nhận được vị khách của mình chẳng phải tầm thường nên đã mời ông vào trong phòng đàm đạo. Sau khi vào phòng, phương trượng khách khí nói: "Mời ngồi!". Lại bảo tiểu hòa thượng: "Kính trà!".

Đến khi biết được vị khách này chính là đại thi nhân tiếng tăm lừng lẫy Tô Đông Pha, phương trượng lại trở nên cung kính hơn và mời ông vào phòng khách, liên tục nói: "Kính mời ngồi!". Rồi lại gọi tiểu hòa thượng: "Kính trà thơm!".

Lúc Tô Đông Pha cáo từ, phương trượng đề nghị: "Tô học sĩ hạ cố đến chơi, mời ngài đề lên mấy chữ làm lưu niệm". Tô Đông Pha mỉm cười múa bút, viết lên một câu đối.
Vế trên là: "Tọa, thỉnh tọa, thỉnh thượng tọa". (Ngồi, mời ngồi, kính mời ngồi).
Vế dưới là: "Trà, kính trà, kính hương trà". (Trà, kính trà, kính trà thơm).
Vị phương trượng lúc đó mới thấy xấu hổ đỏ bừng mặt, không nói được lời nào.

Câu chuyện xưa tuy ngắn vậy thôi nhưng quả thực vô cùng thú vị, ý vị cũng sâu xa. Con người ta bình thường vẫn quen vội vàng đánh giá người khác qua dáng vẻ bề ngoài, rồi dựa theo thân phận mà đối nhân xử thế. Đối với người danh phận tầm thường thì tỏ vẻ coi thường ngạo nghễ, còn với ai có danh phận cao quý tiếng tăm thì mới tỏ vẻ quý phục. Làm một người tu luyện như vị phương trượng kia cũng không tu bỏ được cái tâm phân biệt này.

Đã từng có không ít những câu chuyện chân thực khuyên bảo người ta lưu tâm về phương diện này, câu chuyện thú vị về câu đối của Tô Đông Pha ở trên một lần nữa nhắc nhở chúng ta.

Ở đời cũng vậy, giá trị của một người nào phải chỉ gói gọn trong vài lời nói của người khác mà phải trải qua cả một quá trình nuôi dưỡng, luyện rèn. Khi đã đạt được phong thái điềm tĩnh thanh cao như Tô Thức trong câu chuyện ở trên thì tự khắc bạn sẽ được người khác tôn trọng.

Hãy luôn là chính mình. tự mình làm chủ tâm trạng mình. Chủ động nắm giữ cuộc sống của mình, làm cho chính mình trở nên tốt đẹp hơn là một cách hoàn hảo để đáp trả những người xem thường bạn và cũng để cho mọi người càng yêu mến bạn thêm.

Theo Trí thức trẻ


Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

Mặt tối của "Trẻ ngoan"

Các em làm bài tập đúng giờ, chữ viết ngay hàng thẳng lối, phòng ngủ sắp xếp gọn gàng. Các em thường hơi dè dặt, muốn giúp đỡ bố mẹ, việc gì cũng đuọc các em thực hiện đâu vào đó.
Vì các em không thể hiện nhiều vấn đề trực tiếp nên ta hay cho rằng mọi thứ đều ổn với những đứa trẻ ngoan. Các em không nhận được sự quan tâm "đặc biệt" như bọn trẻ quậy phá hay "vẽ bậy" trên tường nhà. Người ta nghĩ rằng trẻ ngoan thì ổn, vì trẻ làm mọi thứ mà người khác kì vọng ở chúng. Và tất nhiên, đó chính là “vấn đề”.
Những nỗi đau khổ thầm kín và khó đoán trong tương lai của một đứa trẻ ngoan bắt nguồn từ nhu cầu bên trong của chúng đối với việc tuân thủ quy tắc quá mức. Đứa trẻ ngoan không ổn vì xu hướng trớ trêu này khiến chúng không thể trở thành bất cứ ai khác. Chúng ngoan ngoãn vì không còn lựa chọn nào khác. Sự ngoan ngoãn này là bắt buộc thay vì một lựa chọn.
Trẻ ngoan trở thành một người nắm giữ quá nhiều bí mật và giao tiếp cực kỳ kém về những chuyện không được ưa thích nhưng quan trọng. Chúng hay nói lời ngọt ngào, giỏi thoả mãn kỳ vọng của người khác nhưng lại chôn giấu suy nghĩ và cảm xúc thật sự của mình. Và rồi gây ra các triệu chứng thần kinh, sự cắn rứt, sự bùng nổ bất chợt, và sự cay đắng.
Căn bệnh của những đứa trẻ ngoan là chúng chưa từng trải nghiệm tình huống người khác chịu đựng được sự hư hỏng của chúng. Chúng bỏ lỡ một đặc quyền quan trọng dành cho những đứa trẻ khỏe mạnh, đó là được thể hiện sự ghen tỵ, tham lam, ích kỷ, và vẫn được yêu thương.
Ở công sở, người tốt cũng có những vấn đề. Khi còn nhỏ, họ tuân thủ các quy tắc, chưa từng gây rắc rối và cẩn thận không làm phiền tới ai. Nhưng việc tuân thủ quy tắc sẽ không đưa bạn đi xa trong thế giới người lớn. Gần như mọi việc thú vị, đáng để làm hoặc quan trọng đều phải đối mặt với sự phản đối nhất định.
Một ý tưởng tuyệt vời sẽ luôn làm một số người khó chịu, nhưng nó rất xứng đáng để theo đuổi. Trẻ ngoan bị gắn với một sự nghiệp tầm thường và thói quen làm hài lòng người khác.
Một người trưởng thành thực sự sẽ có một mối quan hệ thẳng thắn và không lo sợ có những mặt tối, sự phức tạp và tham vọng. Trưởng thành liên quan đến việc hiểu rằng không phải điều gì khiến ta vui cũng làm người khác vui, hay ta sẽ được xã hội xem là "tốt", mà là ta vẫn nên khám phá và trân trọng điều ta thích dù thế nào đi nữa.
Khao khát làm người tốt là một trong những khao khát đáng yêu nhất trên đời, nhưng để có một cuộc sống thật sự tốt, đôi khi ta cũng cần dũng cảm "nổi loạn" một cách tích cực.

ST

Cuộc khủng hoảng mang tên thuyết tiến hóa

Ảnh : Vượn biến thành người, trò lừa bịp của thuyết Tiến hóa
Lời tiên báo của Soren Lovtrup sẽ trở thành sự thât: “một ngày nào đó, học thuyết Darwin sẽ được xếp hạng như trò lừa gạt vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học”.
Trờ lại thời Darwin, khi cuốn “Về nguồn gốc các loài” của ông được công bố năm 1859, cuộc sống xã hội có vẻ đơn giản hơn nhiều. Nhìn qua những kính hiển vi thô sơ thời đó, tế bào có vẻ như chỉ là một giọt dinh dưỡng hay một chất nguyên sinh không có gì phức tạp. Bây giờ, hơn 150 năm sau, sự quan sát đó đã thay đổi tận gốc khi khoa học khám phá ra một vũ trụ thực sự nằm bên trong tế bào.
Năm 1953, James Watson và Francis Crick đạt được một thành tựu phi thường – khám phá ra cấu trúc di truyền nằm sâu bên trong hạt nhân tế bào. Vật liệu di truyền này được gọi là DNA, viết tắt của cụm từ deoxyribonucleic acid (tiếng Pháp là ADN). Mở đầu cho khoa sinh học phân tử ngày càng phủ nhận thuyết vô thần.
>> Những nhà khoa học lỗi lạc nhất tin vào thuyết vô thần hay hữu thần?
Giáo sư Behe viết: “Trước đây người ta từng trông mong rằng cơ sở của sự sống là hết sức đơn giản. Nhưng sự trông mong này đã bị đổ vỡ. Sự nhìn, sự chuyển động, và các hoạt động sinh học khác đã chứng minh là chúng không kém tinh vi so với những máy quay truyền hình hoặc máy móc xe cộ.
Khoa học đã đạt được những tiến bộ khổng lồ trong sự hiểu biết về hóa học của sự sống hoạt động thế nào, nhưng sự tinh vi và phức tạp của các hệ sinh học ở cấp độ phân tử đã làm tê liệt tham vọng của khoa học muốn giải thích nguồn gốc sự sống”.
Tiến sĩ Meyer coi những khám phá về DNA như cái gót Achilles của thuyết tiến hóa. Ông nhận xét: “Các nhà tiến hóa vẫn cố áp dụng tư duy của Darwin trong thế kỷ 19 vào hiện thực của thế kỷ 21, nhưng tư duy ấy không còn thích ứng được nữa… Tôi nghĩ cuộc cách mạng thông tin xảy ra trong sinh học đang vang lên hồi chuông báo tử đối với học thuyết Darwin và những lý thuyết tiến hóa hóa học”.
>>DNA Proves Evolutionary Theory is Wrong!