Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Bảng xếp hạng Pisa năm 2012



 



 Bảng xếp hạng Pisa năm 2009 xem tại đây:http://maixuanquy.blogspot.com/2012/12/chuong-trinh-anh-gia-hoc-sinh-quoc-te.html

PISA có tầm cỡ như thế nào, tổ chức ra sao?

PISA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for International Student Assessment - Chương trình đánh giá HS quốc tế” do Hiệp hội Các nước phát triển (OECD) tổ chức 3 năm một lần, lần đầu tiên xuất hiện năm 1997.


Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Võ Nguyên Giáp tầm nhìn đi trước thời đại


........................
 Đại tướng chụp ảnh lưu niệm cùng người dân tại chùa An Xá, nơi sinh thành của người.

Võ Nguyên Giáp tầm nhìn đi trước thời đại

Tôi làm luận án tiến sĩ về hướng nghiệp năm 1973, bảo vệ xong ở Nga thì về nước ngay. Khi về nước, tôi đề xuất phải đưa vấn đề hướng nghiệp vào nhà trường, nhưng tại thời điểm đó, tôi chẳng được ai ủng hộ cả. Họ bảo, hướng nghiệp là cái gì? Ngay cả các GS giáo dục đầu ngành lúc đó cũng bảo “Nói hướng nghiệp khác gì kêu lên cháy, cháy, hết cháy thì thôi”. Tôi đã bị coi là người suy nghĩ không chín, đề xuất những vấn đề không cơ bản. Thậm chí có người còn chế “hướng nghiệp” thành “hướng nghiện”. Tôi đã không nhận được sự thông hiểu nào.


Nhưng rồi tôi rất hạnh phúc vì sau đó, khoảng năm 1977-1978, tôi với tư cách là Viện phó Viện Khoa học giáo dục, khi đưa vấn đề đó sang báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp (lúc đó Đại tướng là Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật), Đại tướng tán thành ngay.

Đến đầu những năm 1980, Chính phủ ra quyết định đưa vấn đề hướng nghiệp vào nhà trường. Sau đó, phong trào hướng dẫn, dạy để học sinh có nghề ở trường phổ thông rất sôi nổi. Đó là kỷ niệm mà tôi nhớ suốt đời. Vì riêng việc Chính phủ ra quyết định đưa một vấn đề rất mới là hướng nghiệp vào nhà trường là đủ cho tôi cảm thấy sung sướng. Qua đó, cho thấy Đại tướng đã có cái nhìn chiến lược về giáo dục. Một lãnh đạo không có cái nhìn như vậy, họ sẽ không ủng hộ.

Nghị quyết cải cách giáo dục năm 1979 có dấu ấn sâu đậm của Đại tướng. Những vấn đề về giáo dục lao động, hướng nghiệp, giáo dục toàn diện được Đại tướng đề cập sâu sắc. Những lần họp về giáo dục, Đại tướng đều nhắc đi nhắc lại, kiên trì yêu cầu thực hiện. Đó là một phẩm chất không phải nhà lãnh đạo nào cũng có được. Trong đời hoạt động giáo dục của tôi, chưa có nhà lãnh đạo nào am hiểu về giáo dục như Đại tướng. Lợi thế của Đại tướng là giỏi ngoại ngữ, nên ông đọc được rất nhiều tài liệu về giáo dục thế giới. Và trên hết, bản thân ông là một nhà giáo, nên ông nhìn sự phát triển của giáo dục một cách toàn diện.

Sau này, Đại tướng chính là một trong những người sáng lập ra Hội Khuyến học Việt Nam và giữ cương vị Chủ tịch danh dự của hội suốt 17 năm qua kể từ ngày thành lập năm 1996. Mỗi lần đại hội khuyến học hay tổ chức tôn vinh dòng họ khuyến học, nếu mệt không dự được thì Đại tướng đều có thư gửi đại hội. Trên cơ sở bức thư dự thảo do tôi thay mặt Hội Khuyến học Việt Nam soạn, Đại tướng đều trực tiếp đọc và sửa. Qua đó tôi mới vỡ ra nhiều điều, dù bản thân tôi là một nhà chuyên môn về giáo dục. Đó là những quan điểm đã đúng thì phải hết sức kiên trì, không được lung lay. Ví như Đại tướng đã nói đến hướng nghiệp, xã hội học tập, học tập suốt đời thì Đại tướng không bao giờ buông vấn đề đó cả. Vấn đề đó được Đại tướng nhắc đi nhắc lại qua mấy lần đại hội khuyến học.

Có những vấn đề tôi đứng ở góc độ nhà chuyên môn nhưng không nhìn ra được. Chỉ đến tay Đại tướng, với tầm vóc một nhà chính trị, am hiểu sâu sắc giáo dục, Đại tướng đã chỉ ra cho chúng tôi nhiều điều. Ngay cả sau này, khi sức khỏe đã yếu, không thể trực tiếp sửa cho chúng tôi, Đại tướng vẫn yêu cầu thư ký đọc, sửa, rồi đích thân Đại tướng ký tên. Tôi đã từng xúc động khi nhìn những chữ ký có phần run run của Đại tướng. Đối với phong trào khuyến học của toàn dân, Đại tướng đã nỗ lực, đã quan tâm không mệt mỏi. Nếu Bác Hồ là tấm gương số 1 về suốt đời tự học thì Đại tướng là người học trò xuất sắc nhất của Bác về học tập suốt đời.
GS-TS PHẠM TẤT DONG



* GS-TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT:
Khi Đại tướng làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách công tác khoa học và giáo dục, Đại tướng đã ra Quyết định 126 CP về hướng nghiệp và sử dụng học sinh khi ra trường. Đây là một quyết định rất có ý nghĩa cho đến bây giờ.   Những quan điểm đổi mới giáo dục của Đại tướng đến nay vẫn được đánh giá là đi trước thời đại.
Sau này, chương trình đào tạo này trong nhà trường có phần lơ là. Bây giờ, Đề án Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục lại quay về vấn đề này. Chứng tỏ suy nghĩ của Đại tướng có tầm lâu dài đối với sự nghiệp giáo dục của đất nước, trong đó tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ra phải sử dụng được.
PHAN THẢO ghi


 Theo .sggp



Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát


Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát


- Phóng viên GiadinhNet vừa có chuyến đi cùng các nhà khoa học về xã Thanh Vân (Tam Dương, Vĩnh Phúc) trực tiếp nghe cô Phan Thị Chanh trị bệnh bằng phương cách kỳ lạ:

 Hát !




Mỗi tháng cô Chanh chỉ hát chữa bệnh 2 ngày vào mồng 1 và rằm. Bệnh gì cũng chỉ cần nghe cô hát, sau đó người bệnh bắt tay cô Chanh và mang 1 túi thuốc về uống là khỏi. Hiệu quả trị bệnh chưa có nghiên cứu đánh giá khoa học nào, nhưng hàng chục năm cứu người, chưa có ai phản ánh bệnh không khỏi.

GiadinhNet sẽ gửi tới độc giả những thông tin mới về cách chữa bệnh kỳ lạ này, và ý kiến của cơ quan chức năng, các nhà khoa học.

Sau đây là chùm ảnh người dân chờ trị bệnh ở nhà cô Chanh.

Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 1

Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 2

Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 3
Từ đầu làng, ô tô, xe máy đã đỗ kín. Người dân kìn kìn đổ về nhà cô Chanh.

Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 4
Trong sân của ngôi nhà 3 tầng khang trang, người dân chủ động ngồi trật tự chờ tới giờ nghe cô Chanh ra hát.
Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 5
Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 6
Rất nhiều trẻ em cũng được cha mẹ đưa tới đây chờ… nghe hát trị bệnh
Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 7
Cô Chanh xuất hiện, bắt đầu màn giới thiệu những người mắc bệnh nan y đã chữa khỏi, hoặc đang được cô chữa trị.
Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 8
Và cô bắt đầu hát. Cô hát chay. Tiếng hát không điêu luyện, luyến láy đúng nhịp như ca sĩ, 
nhưng có sức cuốn hút và theo các nhà ngoại cảm thì năng lượng rất mạnh. Cô Chanh rất giản dị, 
dễ gần dân. Cô vừa đi, vừa hát một vòng giữa những người bệnh để truyền năng lượng tới họ 
trước khi trao thuốc.
Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 9
Bắt đầu phát thuốc cho mọi người. Thuốc này do cô lên núi hái vào các buổi chiều, đem về chặt nhỏ để người bệnh dùng.
Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 10
 Bà già mù này đau yếu không có người thân đi kèm, nghe tin cũng vừa mò mẫm, vừa khóc tới xin thuốc, được người dân nhường vào lấy thuốc trước và dìu trở ra.
Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 11
  Người gần chỉ được lấy 1 túi thuốc uống trong 24 ngày. Ở xa thì được lấy 2 túi thuốc uống trong 48 ngày. Ai lấy được thuốc cũng hoan hỉ ra về.
Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 12
 Chính quyền địa phương, người dân và bản thân cô Chanh biết cách chữa bệnh này rất kỳ lạ, không tốn kém nên hàng chục năm nay người dân đổ về chữa ngày một đông. Cũng chưa có ai phản ánh không khỏi bệnh. Tất cả đều mong ngành Y tế, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng khả năng đặc biệt của con người và các cơ quan chức năng, các nhà khoa học sớm khảo cứu trường hợp hy hữu này.
 Theo giadinh.net.vn 
Bài và ảnh: Hà Dương

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Trường mầm non Hoàng Yến mừng ngày Nhà giáo Việt nam 20/11


Trường mầm non Hoàng Yến 
mừng ngày Nhà giáo Việt nam 20/11



...................Trường ơi, mái nhà em đó
...................Tuổi thơ gởi mãi nơi đây
...................Tay cô nhẹ dắt tay em
...................Chập chững đôi chân buổi đầu đời.


Cô Thu Thủy giới thiệu chương trình buổi lễ Chào ngày Nhà giáo Việt nam do Trường mầm non Hoàng Yến tổ chức vào sáng 20/11

Bé ngoan lớp lá nói lời cảm ơn và chúc các cô giáo và nhà trường những điều tốt đẹp nhất
Bé Phương Anh rũ bạn cùng nhau đến trường tặng hoa cô giáo