Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Chi hội Khuyến học Khu phố 2 tổng kết công tác năm học 2012 -2013


Chi hôi Khuyến học Khu phố 2 Phường 
Tăng Nhơn Phú A Quận 9  TP. Hồ Chí Minh 
phát thưởng cho các em học sinh 
trong Khu phố năm học 2012 -2013
Trong bài này đã có hình ảnh lễ phát thưởng của các tổ :
Tổ Khuyến học  6
Tổ Khuyến học  10
Tổ Khuyến học  12
Tổ Khuyến học  4
Tổ Khuyến học  8
Tổ Khuyến học 15
Tổ Khuyến học  3
Các tổ khác chúng tôi sẽ tiếp tục đăng thêm.

Lễ phát thưởng học sinh Tổ Khuyến học 6
Chiều chủ nhật 11/8 tại trụ sở Khu phố 2 Tổ Khuyến học 6 đã tổ chức lễ phát thưởng cho 18 học sinh trong Tổ có thành tích học tập trong năm học 2012 - 2013.

Bà Đặng Phi Yến Trưởng Tổ Khuyến học 6 báo cáo kết quả học tập của các em trong năm học 2012 - 2013 :
Học sinh giỏi có 11 em, Học sinh tiên tiến có 5 HS, SV đại học giỏi có 1 em. tiên tiến có 1 em.
Sau đây là một số hình ảnh của buổi lễ :


Cô Võ Đoan Trang Tổ Hội Phó 6 khai mạc buổi Lễ

Bà Đặng Phi Yến Trưởng Tổ Hội 6 báo cáo thành tích học tập của HSSV trong Tổ

Các HS và phụ huynh đến dự đông đủ

 Ban Tổ chức chuẩn bị quà thưởng

Các em lên nhận thưởng và chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu

Bà Tám Châu Bí thư Chi bộ 6 chụp ảnh lưu niệm cùng các em

 Bà trần Thị Kim Dung chủ tịch Hội Khuyến học Phường Tăng Nhơn Phú A phát biểu với hội nghị
Các em liên hoan vui vẻ sau khi nhận quà thưởng của Tổ Hội trao tặng

Hình ảnh lưu niệm sau khi kết thúc buổi lễ
------------

Lễ phát thưởng học sinh Tổ Khuyến học 10
Tối ngày 23/7 tại khu C Khu phố 2 Tổ Khuyến học 10 đã tổ chức lễ phát thưởng cho 26 học sinh trong Tổ có thành tích học tập trong năm học 2012 - 2013

Bà Nguyễn Thị Huệ Trưởng Tổ Khuyến học 10 báo cáo kết quả học tập của các em trong năm học 2012 - 2013 :
Học sinh giỏi cấp TH có 11 em, PTCS có 3 em, PTTH có 1 em   Học sinh tiên tiến cấp PTTH có 4 HS, cấp PTCS có 3 em, cấp tiểu học có 4 em.
Sau đây là một số hình ảnh của buổi lễ :


Phụ huynh và các em HS đến dự buổi lễ 


Các em ca hát góp vui chung


Bà Nguyễn Thị Huệ báo cáo thành tích học tập của HS trong Tổ 10 

Các em lên nhận phần thưởng của Tổ Hội tặng



Các em HS trong Tổ hứa trong năm học tới sẽ cố gắng đạt kết quả cao hơn nữa.

Lễ phát thưởng học sinh Tổ Khuyến học 12
Ngay sau khi kết thúc năm học 2012 - 2013, chiều ngày 1/6 Tổ Hội Khuyến học 12 đã tổ chức phát thưởng cho các em học sinh trong Tổ. 
Sau đây là một số hình ảnh của buổi lễ :




















 Lễ phát thưởng học sinh Tổ Khuyến học 4   

Tối ngày 27/6 tại trụ sở Khu phố 2 Tổ Khuyến học 4 đã tổ chức lễ phát thưởng cho các học sinh trong Tổ có thành tích học tập trong năm học 2012 - 2013

Bà Nguyễn Thị Trị Trưởng Tổ Khuyến học 4 báo cáo thành tích học tập của các em trong năm học 2012 - 2013 :
Học sinh giỏi cấp tiểu học có 8 em, cấp PTCS có 2 em trong đó có 1 em đạt hạng 2 học sinh giỏi môn văn cấp Thành phố. Học sinh tiên tiến cấp PTTH có 5 HS.

Phụ huynh và học sinh Tổ 4 trong buổi lễ

 Học sinh PTTH nhận quà thưởng

Học sinh cấp tiểu học nhận quà thưởng



Ông Trần Văn Thuyên cựu nhà giáo
Tổ trưởng Khuyến học  8
 


Chiều ngày 30/5 Tổ Hội Khuyến học 8 đã tổ chức ngày Thiếu nhi quốc tế 1/6 và phát thưởng cho 15 học sinh trong Tổ đã đạt thành tích học tập giỏi trong năm học 2012 - 2013 tại quảng đường trước hồ bơi trong Tổ.

Trong số 15 em học giỏi có 1 em đạt giải thưởng cấp Thành phố môn cờ tướng.

Đông đảo các vị phụ huynh và học sinh trong Tổ đã đến dự buổi lễ rất vui vẻ.

Mở màn là tiết mục múa lân của đội lân Thanh niên trong Quận đến cùng góp vui :




Lễ hội tuổi thơ rộn ràng ngày 1/6 tại Khu phố 2


Lễ hội tuổi thơ rộn ràng ngày 1/6 
tại Khu phố 2 P.TNP A Q9 


Chiều ngày 1/6 tại Khu phố 2 P. TNP A. Q9 TP Hồ Chí Minh các em đã có buổi vui chơi ngày thiếu nhi quốc tế thật vui vẻ đầy hứng thú. 

Sau đây là những hình ảnh trong buổi lễ hội 

Các em đến dự buổi lễ tại sân trụ sở Khu phố 2

Mở đầu bằng các tiết mục văn nghệ của Đoàn thanh niên


Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

GS Hồ Ngọc Đại: Tôi là kẻ gây bất hòa!


GS Hồ Ngọc Đại: Tôi là kẻ gây bất hòa!

(VTC News) - Có một nhà văn gọi tôi là “kẻ gieo bất hòa”. Họ còn nói rằng tôi đi đến đâu là lập tức ở đấy chia thành hai phe: ủng hộ và chống đối.

- Thưa ông, thời bấy giờ ông có một vị thế xã hội cực kỳ thuận lợi: là con rể đương kim Tổng Bí thư Lê Duẩn. Tại sao ông không đi theo con đường quan lộ mà lại xin đi dạy lớp 1?

GS Hồ Ngọc Đại: Có lần tôi được mời tới để giao cho chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Tôi nói: “Các anh cho tôi đi dạy lớp 1 thôi!”. Họ tròn mắt ngạc nhiên. Tôi nói: “Làm Thứ trưởng giỏi hơn tôi có, nếu không cỡ hàng trăm cũng vài chục người. Còn dạy lớp 1 giỏi hơn tôi không phải ai cũng làm được đâu”. 

Quan niệm của tôi là dứt khoát và rõ ràng: “Đi học về là để dạy người”. Tôi còn nhớ có lần ông Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng - TG) hỏi tôi là “Anh học được cái gì?”. Tôi bảo tôi học được cái nghề. 


- Nhưng nếu làm Thứ trưởng và sau này lên Bộ trưởng thì việc đưa CNGD của ông vào áp dụng sẽ thuận lợi hơn không?

GS Hồ Ngọc Đại: Tôi thích nhất cái lý luận của anh hùng Núp: “Lính Pháp cũng có thể bị bắn chảy máu”. Tôi cảm động nhất đoạn nhà văn Nguyên Ngọc tả anh Núp bắn thằng lính Pháp chảy máu. Anh hùng Núp sướng quá kêu lên: “Nó đã chảy máu!”. 

Thế thôi, thế là đủ rồi. Mục đích của tôi là làm cho tất cả các quan niệm về nền giáo dục đương thời mất thiêng.
- Đương thời, Tổng Bí thư Lê Duẩn có bao giờ chia sẻ về công việc giáo dục với ông không?

GS Hồ Ngọc Đại: Có, ông rất thông cảm. Ông nói những quan niệm của tôi là đúng. Nói chung, với Tổng Bí thư Lê Duẩn, tôi coi ông vừa là lãnh tụ, vừa là người thầy về trí tuệ, vừa là người cha, vừa là người bạn. 
Trong gia đình là cha nhưng trao đổi câu chuyện lại là bạn. Khi nói chuyện với tôi, ông luôn luôn thẳng thắn như với bạn bè. Ngay cả việc tôi không nhận chức Thứ trưởng, ông cũng bảo: “Mày đúng!”.

-Ông là người hay nói thẳng, đôi khi rất gay gắt. Vậy có bao giờ ông bị Tổng Bí thư Lê Duẩn quở trách chưa?

GS Hồ Ngọc Đại: Khi mới về nước, tôi có viết một bài đăng trên báo Tổ Quốc. Bài báo đại ý là 4.000 năm qua, Việt Nam như là con thuyền đi giữa dòng sông tĩnh lặng, hai bên có hai bờ. Nhưng hiện nay con thuyền ấy đã ra đến cửa biển. 

Vì vậy chỉ có hai cách: hoặc là cắm sào neo lại cửa biển, hoặc là lao ra đại dương. Mà muốn lao ra đại dương thì phải đổi thuyền và thay lái. Bên tuyên huấn đưa tờ báo cho ông và báo cáo: “Thưa anh, cậu Đại viết lách thế này đây!”. Sau khi xem xong bài báo, ông gọi tôi và bảo: “Nội dung bài báo thì không có vấn đề gì nhưng giọng điệu thì còn tiểu tư sản lắm”. Rồi ông chỉ vào tôi: “Marx ở tuổi này chín lắm rồi chứ không bồng bột như vậy đâu”.       
                                             
Kẻ gây bất hòa
GS Hồ Ngọc Đại: Tôi là kẻ gây bất hòa!
GS Hồ Ngọc Đại cả một đời tâm huyết cho sự nghiệp đổi mới giáo dục
(Ảnh: Phạm Thịnh)
 

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

GS Hồ Ngọc Đại: Giáo dục vì lợi ích của ai?


GS Hồ Ngọc Đại: 

Giáo dục vì lợi ích của ai?


Theo GS Hồ Ngọc Đại, một đứa trẻ học giỏi toán đáng được đề cao thì những đứa trẻ chăm quét nhà cũng nên được khen. Quan niệm về sự bình đẳng, dám chịu trách nhiệm, biết chia sẻ là điều tiên quyết trong giáo dục hiện đại.

Và nếu muốn đổi mới tận gốc nền giáo dục Việt Nam thì phải bắt đầu từ lớp 1. Thế nhưng, nền giáo dục nước ta hiện không xác định được mục đích cơ bản nên sách giáo khoa toàn sử dụng “vốn tự có” và vì lợi ích của chính họ. PetroTimes đã có cuộc trao đổi với giáo sư về câu chuyện này.


Hồ Ngọc Đại, giáo dục, trẻ em, học, chơi
Giáo sư Hồ Ngọc Đại

“Có đến đâu làm đến đó”
- Gần đây dư luận đang sôi nổi bàn về việc học sinh phổ thông chỉ cần học 9 năm là đủ, giáo sư nghĩ thế nào về vấn đề này?

- Học 9 năm hay 12 năm không phải là vấn đề cốt lõi. Thực ra, xưa nay người ta không dám công khai đề cập đến vấn đề của giáo dục Việt Nam là giáo dục vì lợi ích của ai? Tôi có thể khẳng định, ở bất cứ thời đại nào, đó vẫn là câu hỏi mấu chốt nhất.

Vì lợi ích của ai mà cần học 9 năm hay 12 năm? Theo tôi, có hai lợi ích và hai cách xử lý, một là lợi ích của người hưởng giáo dục và lợi ích của những người xung quanh nó bao gồm thầy giáo, gia đình, các nhà quản lý, Đảng và Nhà nước… Nếu lợi ích đó mọi người không nói ra một cách công khai, minh bạch thì sẽ làm giáo dục một cách “ậm ờ”.

Sai lầm hiện nay là không xác định được đâu là mục đích cơ bản của giáo dục vì lợi ích của ai. Vì thế, những người viết sách giáo khoa về cơ bản là vì lợi ích của chính họ. Tất nhiên không ai dám nói ra điều đó, nhưng bản chất là như vậy.

- Thế nhưng, người ta đang có ý định viết lại sách giáo khoa. Nói như thế, chẳng hóa ra là chúng ta lại đang thay cái sai bằng một cái sai khác?

- Nhiều nhà giáo dục hiện nay đều dùng “vốn tự có” để kiếm sống, tức là luyện đại học rồi phiên phiến dùng kiến thức đó để dạy phổ thông. Viết giáo khoa nhưng họ không nghiên cứu đối tượng mà họ phải phục vụ. Ví như chuyện huy động những người dạy đại học viết sách giáo khoa phổ thông là điều hoàn toàn vớ vẩn vì họ có biết gì về phổ thông, về trẻ em đâu. Với mấy chữ “vốn tự có” họ viết “phiên phiến” đi là thành sách giáo khoa phổ thông. Đã có lần tôi gọi một số người viết sách giáo khoa vừa bất tài vừa thất đức. Và điều nguy hiểm nhất là họ chỉ vì lợi ích của chính họ, bằng “vốn tự có” của họ. Đó là điểm mấu chốt nhất mà có ai dám nói ra đâu? Họ nhân danh nhiều thứ, nhưng bản chất là phục vụ lợi ích cho chính họ. Và khi mà người ta đặt lợi ích của mình lên trên hết thì con trẻ sao còn được coi trọng nữa.


Hồ Ngọc Đại, giáo dục, trẻ em, học, chơi
Làm thế nào để mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Xác chết tự tìm đường về nhà






Những xác chết tự tìm đường về nhà có thể khiến nhiều người phải rùng mình sợ hãi,
tuy nhiên, đối với người Toraja ở Indonesia thì việc này hết sức bình thường.




Xác chết biết đi hay trò phù thủy?

Nhiều năm về trước, khi vùng đất người Toraja sinh sống còn bị cô lập và dường như tách biệt với thế giới bên ngoài thì những tin đồn về ma thuật thần kỳ, làm cho xác chết đi đứng bình thường đã được nhiều người trên thế giới biết tới.

Theo chuyện kể, việc làm cho thây ma biết đi có từ thời xa xưa. Vào thời ấy, một cuộc nội chiến đã xảy ra giữa những người Tana Toraja ở phía tây và người Tana Toraja ở phía đông. Người Tana Toraja ở phía tây đã bị thua thảm hại và bị giết chết gần hết. Trong khi đó, người Tana Toraja ở phía đông bị thiệt mạng ít hơn và hầu hết các chiến binh đều mang được xác của những người tử nạn về làng để chôn cất. Ngược lại, do không thể mang xác của những người xấu số về làng, người Tana Toraja ở phía tây đã nghĩ ra một cách đặc biệt để chôn cất những người chết.



Sau đó, các thầy phù thủy được cho là đã sử dụng một loại chất độc dạng bột nhằm đưa người chết sống trở lại ở trạng thái vô thức, trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó, loại bột này được cho là chất cực độc đối với người sống, do được chiết xuất từ những loài động vật rất độc trong tự nhiên. Khi chất bột này được “thổi” vào những xác chết, nó sẽ kích thích hệ thần kinh đã chết hoạt động trở lại một cách vô thức như một cái máy. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn tỏ ra không thỏa mãn với câu trả lời trên và cho rằng, việc làm những thây ma biết đi chỉ là một trò ma thuật tà đạo của các phù thủy.

Từ năm 1905, các nhà khoa học đã tìm thấy những xác người còn nguyên vẹn, không bị phân hủy ở vùng đất này. Điều đặc biệt là dường như những xác người này không hề được tẩm ướp bất cứ một loại hóa chất nào, khác hẳn với phương pháp ướp xác được biết đến của người Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học vẫn nghi ngờ có một loại chất đặc biệt giúp bảo quản xác chết, nhưng cho đến nay họ vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời. Còn với những người bản địa, cách thức chôn cất độc đáo của người Tana Toraja cùng với điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng lý giải cho việc tại sao việc thây ma biết “đi lại” chỉ có duy nhất ở vùng Mamasa, Indonesia.



Khi một người trong làng qua đời, thi thể của họ sẽ được bọc bằng quần áo trước khi đặt vào quan tài. Sau đó, những người đàn ông sẽ khiêng chiếc quan tài ra nơi chôn cất của bộ lạc. Điều đặc biệt là nghĩa địa của người Tana Toraja nằm cheo leo trên những vách núi đá vôi dựng đứng. Tại đây, người ta đục thành những ô vuông ăn sâu bên trong đá, đủ dài và rộng để đặt vừa một chiếc quan tài. Nhìn từ phía xa, những ngôi mộ nằm trong lòng núi trông giống những chiếc tổ chim bồ câu hay những ô cửa sổ của một khu nhà cao tầng. Cũng dễ hiểu khi đến gần những ngôi mộ, người dân không hề thấy mùi hôi thối bởi những xác chết không bị phân hủy mà khô quắt lại, trông như một xác ướp. Nhiều xác chết “bước ra” khỏi quan tài sau nhiều năm vẫn còn lông mi, lông mày, tóc và khuôn mặt hầu như không bị biến dạng hay thay đổi nhiều.

Xác chết “đi” chào xóm làng

Người Tana Toraja còn có tục lệ dân gian kỳ lạ được tổ chức 3 năm một lần, gọi là Ma’nene. Theo đó, xác người chết được đào lên khỏi mộ rồi thay quần áo mới như một cách tưởng nhớ người chết. Tục Ma’nene được diễn giải nôm na là “tắm rửa cho người chết”, được tổ chức trước mùa vụ hoặc trước khi hết tháng 8. Đây cũng là dịp mọi người trong dòng họ tụ về để làm giỗ.

Mỗi dịp làm lễ kéo dài 3 ngày. Ngày thứ nhất: quan tài của người chết được đưa ra khỏi mộ (Pa’tane, nằm giữa một tảng đá lớn) ra bàn làm lễ, xung quanh là người thân của người chết.



Họ lau rửa xác (còn nguyên hoặc chỉ là bộ xương) rồi mặc quần áo sạch mà người chết từng mặc lúc còn sống. Tiếp đó, gia đình “dẫn” người chết đi khắp làng để hàng xóm cúng viếng. Dân làng Baruppu tin người chết dù đã chết hàng trăm năm rồi vẫn còn sống với họ, và linh hồn người chết sẽ phù hộ cho họ tránh được những điềm dữ, sâu bọ phá hoại mùa màng và bị bất hạnh trong cuộc sống gia đình. Ngày thứ hai, xác được đưa trở lại vào mộ và đóng mộ. Ngày thứ ba, gia đình tụ tập đọc kinh và làm bữa cỗ tưởng nhớ người chết.

Theo truyền thuyết, Ma’nene bắt đầu được hình thành từ rất xưa: một thợ săn tên là Pong Rumasek đang đi săn thú hoang ở khu rừng Balla thì phát hiện xác người nào đó đã chết từ lâu, nằm dưới những gốc cây, chỉ còn lại bộ xương. Cảm thấy thương hại, Pong Rumasek cởi áo mình để mặc cho xác rồi chôn. Sau đó, Pong Rumasek tiếp tục cuộc săn. Từ đó, mỗi lần Pong Rumasek đi săn đều có kết quả tốt, bắn được nhiều con vật. Khi về đến nhà, ông còn ngạc nhiên khi thấy ruộng lúa chín vàng và ông chỉ còn mỗi việc là gặt. Pong Rumasek cho rằng đó là nhờ ông đã làm việc phúc đức khi chăm sóc cái xác vô danh.

Từ đó, dân làng luôn tưởng nhớ các xác chết của tổ tiên và người thân, tạo nên tục thay quần áo cho người chết. Tục Ma’nene cũng có những quy định cấm bất thành văn. Ví dụ nếu người này (chồng hoặc vợ) chết thì người kia chỉ được tái hôn sau khi làm lễ thay quần áo cho người này, tức phải để tang ba năm.

Theo Thế Giới Đàn Ông