HỌC MÀ CHƠI, CHƠI MÀ HỌC
Cha
mẹ ở VN từ nhỏ đã bắt con cái phải “ngồi vào bàn học", quan niệm “chơi là
hư", “lo chơi không lo học", “chơi ít thôi lo học đi".
Phần
lớn cha mẹ cho rằng chơi có hiệu ứng ngược lại với học. Con ngồi trên bàn với
cuốn sách và cây viết mới gọi là học.
Vấn
đề chính ở đây là cha mẹ đang đánh giá năng lực của con trên kiến thức trong
khi đó với nhiều nền giáo dục khác trên thế giới không chỉ ở Phần Lan thì những
năm đầu đời của trẻ cần phát triển tư duy, kỹ năng sống, và nhân cách và điều
đó quan trọng hơn kiến thức vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả học tập suốt đời của
người đó.
Hôm
nay ngồi dự giờ lớp 1 và 2, lớp 6 và lớp 11 trong một trường liên cấp ở Phần
Lan, tôi nhận ra lý do tại sao Giáo dục Phần Lan và nhất là ở cấp tiểu học được
cho là tốt nhất và hiệu quả nhất trên thế giới, đặc biệt là đối với trẻ em ở độ
tuổi đầu đời.
Tại
sao vậy?
Việc
học thông qua trò chơi, dựa trên nghiên cứu sâu rộng về thần kinh học và tâm lý
học cũng như hiểu biết về sự phát triển của trẻ em qua các giai đoạn. Một số lý
do tại sao phương pháp này được đánh giá cao là hiệu quả:
1)
Trẻ em ở độ tuổi đầu đời thích khám phá, vui đùa nên tham gia trò chơi là cách
tự nhiên giúp trẻ học mà không biết mình đang học. Thay vì ngồi làm bài tập
toán nhân thì các em có thể chơi bingo với thầy cô khi thầy cô đọc đề và học
sinh tìm lời giải trên bản lô tô.
2)
Trò chơi mang lại sự thú vị và hấp dẫn cho trẻ em. Khi trẻ em quan tâm và thích
thú với những gì bản thân đang làm, khi tương tác với giáo viên có thể được
động viên để tham gia sâu hơn vào hoạt động của trò chơi, dẫn đến kết quả học
tập tốt hơn. Thí dụ có bao nhiêu cách nhân để có số 12 thay vì 6 nhân 2 là mấy
hay 2 nhân mấy ra 12?
3)
Đương nhiên khi chơi thì trẻ không chơi một mình mà chơi với nhau. Do đó học
thông qua chơi cung cấp cho trẻ em cơ hội phát triển các kỹ năng xã hội quan
trọng. Trẻ em học cách giao tiếp, thương lượng, giải quyết xung đột và phát
triển sự đồng cảm cũng như hợp tác với nhau. Những kỹ năng này rất quan trọng
cho sự thành công trong cuộc sống sau này.
4) Học
thông qua trò chơi hỗ trợ phát triển nhận thức theo nhiều cách. Việc này khuyến
khích trẻ em suy nghĩ sáng tạo, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Ngoài
ra, trò chơi cho phép trẻ em khám phá các khái niệm theo tốc độ của chính mình,
có thể dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc và cá nhân hóa hơn.
5)
Trò chơi hỗ trợ phát triển cảm xúc bằng cách cho phép trẻ em biểu đạt cảm xúc
và trải nghiệm trong khi chơi trong một môi trường an toàn.
6)
Qua trò chơi, trẻ em tiếp xúc và sử dụng một lượng từ vựng đa dạng. Chúng học
cách giao tiếp để trình bày ý tưởng và suy nghĩ của mình, lắng nghe người khác
và hiểu về sức mạnh của ngôn ngữ trong các bối cảnh khác nhau.
7)
Bằng cách nuôi dưỡng thái độ tích cực đối với việc học ở độ tuổi sớm, giáo dục
dựa trên trò chơi giúp trẻ phát triển tình yêu với việc học. Các em trẻ cho
rằng việc học như chơi. Điều này rất có lợi vì nó đặt nền móng cho việc học
suốt đời, sự tò mò và khám phá.
Phương
pháp này ưu tiên việc học chủ động, thực hành, nơi trẻ em được khuyến khích
khám phá, thí nghiệm và tương tác với bạn bè cũng như với thầy cô. Đặc biệt
thầy cô trong vai trò hỗ trợ cần có khả năng gợi ý khơi dậy tính tò mò và phát
triển kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ.
Do
đó giáo viên cần được đào tạo bài bản về phát triển trẻ em qua các giai đoạn và
phương pháp cũng như triết lý giáo dục. Hiểu và ứng dụng các phương pháp giáo
dục thì không khó.
Nói
một cách khác hướng dẫn học sinh chơi trò chơi thì dễ. Để có khả năng kích hoạt
não của trẻ hoạt động qua những câu hỏi gợi mở, cách ứng xử với trẻ trong những
tình huống khác nhau đòi hỏi giáo viên thấm được triết lý giáo dục đó và hiểu
TẠI SAO phải làm vậy thì khá khó.
Triết
lý chơi mà học không chỉ có trong nền giáo dục trẻ ở Phần Lan mà nói đúng hơn
Phần Lan biết thay đổi và ứng dụng phương pháp đào tạo trẻ hiệu quả dựa trên
các nền tảng nghiên cứu khoa học về phát triển trẻ. Cá nhân tôi đã ứng dụng
triết lý ‘Dạy nhưng không dạy, không dạy nhưng mà dạy’ để dạy hai đứa con của
mình.
Nguyện Thành
Sulkava, Phần Lan (04/04/2024)