Thứ Năm, 10 tháng 10, 2024

Làm những gì bạn muốn, chấp nhận kết quả không như ý

 

LÀM NHỮNG GÌ BẠN MUỐN, CHẤP NHẬN KẾT QUẢ KHÔNG NHƯ Ý

 

Có người nói làm việc chăm chỉ để có được thành công, nhưng tin rằng quá trình kiên trì theo đuổi điều đó còn có ý nghĩa hơn, dù kết quả tốt hay xấu đều có giá trị.

Vì vậy, hãy làm những gì bạn muốn và học cách chấp nhận kết quả không như mong đợi.

 

Trong quá trình cố gắng đó, bạn học được nhiều điều hơn và dù kết quả không như như ý thì mọi thứ đều xứng đáng.

Điều gì nên làm, điều gì không nên làm, thực sự khó phán đoán, vì vậy khi muốn làm điều gì đó, hãy bắt tay hành động ngay lập tức. Cuộc sống có biết bao điều, suy nghĩ là vấn đề, nhưng hành động mới mang lại lời giải.

 

Từ việc chấp nhận, thay đổi và sống thật với chính mình, mỗi bước chân chúng ta đặt ra đều góp phần tạo nên dấu ấn đặc biệt trong hành trình của cuộc đời.

Hãy ôm lấy mọi khó khăn, đối mặt với mọi thách thức và tin tưởng rằng chính chúng ta là những người kiến tạo nên số phận mình.

 

Cuộc sống là hành trình không ngừng học hỏi, không ngừng phát triển, và không ngừng trở nên mạnh mẽ hơn.

 

Ý nghĩa của sự lắng nghe

 

Ý NGHĨA CỦA SỰ LẮNG NGHE

 

Làm sao để nghe tốt hơn, hiệu quả hơn? Điều này càng cần thiết với nhà giáo, là người có nhiệm vụ giúp sinh viên hình thành năng lực nghe.

 

Theo một số nghiên cứu, dù cố gắng lắng nghe, người ta chỉ nhớ được 50% những gì đã nghe thấy,và hai ngày sau đó chỉ còn nhớ được 25%. (DeWine & Daniels, 1993; Stiel, Baker, & Watson, 1983).

 

Tệ hơn nữa, mọi người đều có kinh nghiệm ít nhất một lần nào đó, tham dự hội nghị, hội thảo, họp, giờ học.v.v. mà khi ra về trong đầu không có chút khái niệm nào về những gì đã được trình bày.

Điều này nếu lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống, học tập, làm việc sẽ không chỉ gây lãng phí thời gian, mà còn khiến cho nhiệt tâm với công việc bị suy giảm, ảnh hưởng đến tác phong, phong cách làm việc của cá nhân.

 

Tuy nhiên, người ta cũng đồng thời kinh nghiệm điều này, nhiều khi dù đã rất cố gắng lắng nghe, nhưng vẫn không thể hiểu đúng, hiểu hết những gì được giới thiệu, hướng dẫn.

Nếu điều này cũng lặp lại nhiều lần trong cùng một lĩnh vực, người nghe sẽ mất hứng thú với chủ đề mà họ vốn rất quan tâm, thậm chí mất tự tin về khả năng của bản thân.

 

Nếu chất lượng nghe ảnh hướng nhiều như thế đến sự thành công trong công việc, đời sống cá nhân thì tại sao không tìm cách làm cho nó tốt hơn?

Làm sao để nghe tốt hơn, hiệu quả hơn? Điều này càng cần thiết với nhà giáo, là người có nhiệm vụ giúp sinh viên hình thành năng lực nghe

.

TS. Đỗ Mạnh Cường, Trường ĐHQT Hồng Bàng

Xem chi tiết tại: https://hiu.vn/vien-khoa-hoc-giao-duc/tin-tuc-vien-khoa-hoc-giao-duc/nghe-va-cac-kieu-nghe/

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2024

Kỹ năng sống

 

KỸ NĂNG SỐNG

 

Thông minh chỉ là một phần nhỏ trong những điều cần thiết để có một cuộc sống hạnh phúc và thành công. Mỗi chúng ta còn cần phát triển các KỸ NĂNG SỐNG, bao gồm sự kết hợp giữa tâm lý và hành vi.

 

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống (Life skills) là những kỹ năng và khả năng cần thiết để tăng cường sức khỏe và năng lực mà mỗi người áp dụng để ứng phó với các tình huống, vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.

 

Đây là những kỹ năng về cảm xúc, xã hội và tư duy, giúp con người đương đầu với áp lực cuộc sống, tăng cường sự sẵn lòng, tư duy tích cực và định hướng tích cực đối với cuộc sống.

 

Kỹ năng sống đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thịnh vượng và hạnh phúc của mỗi cá nhân và cộng đồng.

Các kỹ năng sống theo định nghĩa của WHO bao gồm:

 

·       Kỹ năng giải quyết vấn đề: Khả năng tìm kiếm và áp dụng các giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề và thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

·       Kỹ năng quản lý cảm xúc: Khả năng nhận biết, hiểu và kiểm soát cảm xúc của bản thân, từ đó giữ được sự cân bằng tinh thần và đối mặt với stress một cách hiệu quả.

·       Kỹ năng giao tiếp: Khả năng tương tác và truyền đạt thông tin một cách hiệu quả, lắng nghe và thể hiện ý kiến một cách rõ ràng và tử tế.

·       Kỹ năng quản lý stress: Khả năng xử lý và ứng phó với áp lực, stress và tình huống khó khăn trong cuộc sống một cách tích cực.

·       Kỹ năng tư duy sáng tạo: Khả năng tưởng tượng và đưa ra các ý tưởng mới, giải pháp sáng tạo cho các tình huống khác nhau.

·       Kỹ năng tương tác xã hội: Khả năng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, có ý thức về đa dạng văn hóa và tôn trọng quyền lợi của người khác.

·       Kỹ năng ra quyết định: Khả năng đánh giá thông tin, xem xét các tùy chọn và đưa ra quyết định thông minh và có trách nhiệm.

·       Kỹ năng tự quản lý: Khả năng tự lập và tự điều chỉnh hành vi, định hướng cuộc sống và đạt được mục tiêu cá nhân.

 

Những kỹ năng này không chỉ giúp mỗi người cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội.

Luật Jidelim phát hiện ra vấn đề

 

LUẬT JIDELIM PHÁT HIỆN RA VẤN ĐỀ

 

Có một định luật Jidelim nổi tiếng trong khoa học quản lý: Chỉ khi nhận ra được vấn đề thì vấn đề mới có thể được giải quyết tốt.

Nhiều khi chúng ta thấy người khác giải quyết vấn đề một cách dễ dàng, bạn lại nói rằng tôi cũng có thể làm được. Nhưng tại sao người có vinh quang lại không phải là bạn?

 

Albert Einstein đã đưa ra câu trả lời: "Bởi lẽ giải quyết vấn đề chẳng qua cũng chỉ là dùng vài thuật toán hoặc kinh nghiệm, còn phát hiện vấn đề mới là điều khó khăn và quan trọng hơn".

 

Những người thông minh thực sự không phải là người hành động đầu tiên mà là người phát hiện ra vấn đề nhanh nhất.