ĐẠO VŨ TRỤ TÔN GIÁO CỦA TƯƠNG LAI
Đạo vũ trụ (cosmic religion) theo quan điểm của Albert Einstein được coi như “tôn giáo của tương lai”, một thứ tôn giáo “bao trùm cả tự nhiên lẫn tâm linh”, “dựa trên một ý thức tôn giáo nảy sinh từ kinh nghiệm về vạn vật, kể cả tự nhiên lẫn tâm linh”, “một tổng thể có ý nghĩa”.
Sức sống của đạo vũ trụ
Ở Việt Nam, mọi người được dạy về chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhưng cách tiếp cận của chúng ta với bản thân chủ nghĩa này cũng còn hết sức thô sơ và chưa đầy đủ, dẫn tới cách hiểu rằng tất cả các nhà triết học, nhà tư tưởng từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây đều được dàn thành hai trận tuyến đấu tranh sống mái: Duy vật với Duy tâm, Khoa học với Tôn giáo, Tự nhiên với Tâm linh v.v…
“Mọi chia rẽ con người đều nguy hiểm”, Werner Heisenberg, một trong những cha đẻ của vật lý lượng tử đã viết: “Tôi cho rằng khát vọng vượt qua những điều đối lập, bao gồm sự tổng hợp cả hiểu biết duy lý và trải nghiệm tâm linh về tính thống nhất, là một nét đặc trưng nhất, dù được thể hiện ra hay không được nói ra, của thời đại chúng ta”.
Theo Trịnh Xuân Thuận, nghiên cứu khoa học không những không đối lập với tâm linh, mà còn phải coi tâm linh như người bạn đường. Có như vậy chúng ta mới không quên mất tính nhân văn của mình.
Tâm linh nhằm cải thiện sự sung túc nội tâm của chúng ta để chúng ta có khả năng cải thiện sự sung túc nội tâm của tất cả mọi người.
Trong thực tế, khoa
học có thể hoạt động không cần tới tâm linh. Tâm linh có thể tồn tại không cần
tới khoa học. “Nhưng con người, để trở nên toàn thiện, thì cần phải có cả hai”.
Đáp ứng nhu cầu thiêng liêng đó của con người, đạo vũ trụ sẽ có sức sống lâu bền.
ST