Thứ Tư, 21 tháng 8, 2024

Nữ công tước maria và nụ hôn đi vào lịch sử nước Nga

 

Chân dung Nữ bá tước Maria Nikolayevna Volkonskaya (1805-1863) và con trai. (Ảnh: Getty Images)
NỮ CÔNG TƯỚC MARIA VÀ NỤ HÔN ĐI VÀO LỊCH SỬ NƯỚC NGA

Đây là một câu chuyện cảm động về những người phụ nữ đã đi vào lịch sử nước Nga.

Tháng 12/1825, tại Nga nổ ra một cuộc nổi dậy chống lại chế độ chuyên chế của Sa hoàng Nicholas I.

Hôm đó khoảng 3.000 cấm vệ quân tiến vào Quảng trường Senate của thành phố Saint Petersburg, yêu cầu nhà nước cải cách hiến pháp, bãi bỏ chế độ nông nô.

Nhưng sau đó, cuộc khởi nghĩa thất bại và bị đàn áp. Những người đứng đầu bị xử tử, số còn lại bị đày đến tận Siberia lao động khổ sai. Vì sự kiện xảy ra trong tháng 12, nên những người khởi nghĩa ấy được gọi là “các chiến sĩ tháng Chạp”.

Và câu chuyện về những người phụ nữ của “các chiến sĩ tháng Chạp” bắt đầu từ đây.

Những cấm vệ binh nói trên – họ đều là những vệ binh xuất thân từ quý tộc, hoàng tộc. Nhưng vì vận mệnh đất nước, vì tự do của người dân, họ đã vứt bỏ địa vị, cuộc sống sung túc của mình để chống lại chế độ mà họ từng bảo vệ, chống lại gia tộc của chính mình. Người dân gọi họ là “lương tâm của nước Nga”.

Để trừng phạt những vệ binh này, Nicholas I đã ra lệnh cho phu nhân của các binh sĩ cắt đứt quan hệ với họ. Nhưng thật bất ngờ, hầu hết những người phụ nữ đó đều kiên quyết từ chối ly hôn, hơn nữa còn muốn theo chồng đi lưu đày đến Siberia.

Sa hoàng thấy vậy lập tức ban hành một sắc lệnh khắc nghiệt khác như sau: Những ai muốn đi lưu vong cùng chồng thì sẽ bị tước bỏ đặc quyền quý tộc vĩnh viễn, không được về quê, cũng không được mang theo con cái.

Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ phải bỏ lại tất cả, trong phút chốc trắng tay mà còn phải vĩnh viễn làm lao động khổ sai. Đối với một người phụ nữ sống trong nhung lụa mà nói, điều này là quá khắc nghiệt.

Nhưng không ai ngờ rằng, họ không chút do dự sẵn sàng từ bỏ tất cả. Dù biết rõ những cực khổ sẽ phải đối mặt, nhưng họ vẫn một mực kề vai sát cánh với chồng.

Lúc này nhiều người chợt nhận ra, phụ nữ cao quý chính là người có một tấm lòng kiên trinh, một niềm tin chân chính, chứ không phải ở địa vị và tiền bạc.

Nụ hôn đi vào lịch sử

Bức tranh nụ hôn của nữ công tước Maria. (Ảnh qua i2.kknews.cc)

Nói về những người phụ nữ nổi tiếng thời ấy không thể không nhắc đến nữ công tước Maria Nikolaevna Volkonskaya, bà vốn xuất thân trong một gia đình có danh vọng, cha là cựu tướng quân của nước Nga.

Nhưng bà lại là người đầu tiên đi theo chồng đến Siberia khi mới vừa hạ sinh một bé trai, lúc ấy bà cũng chỉ mới 20 tuổi.

Quyết định này của Maria khiến cả nước Nga bàng hoàng. Khi bà đi qua Mát-xcơ-va, những người dân nơi đó đã tổ chức tiệc linh đình để tiễn bà một vị anh hùng của đất nước.

Đến Siberia, lòng bà thắt lại khi thấy chồng mình đeo xiềng xích đang làm việc trong mỏ quặng, ngay lập tức Maria bước đến hôn lên sợi xích sắt đang trói tay người chồng – một nụ hôn đầy lòng trắc ẩn.

Tại sao bà ấy lại hôn lên sợi xích sắt? Vì hình ảnh đó chính là đại diện cho chế độ chuyên chế độc tài, và nó cũng là nguyên nhân gây ra đau khổ cho nhiều gia đình khác.

Bà hôn xiềng xích vì hy vọng rằng tình yêu và sự dịu dàng của người phụ nữ có thể hóa giải nỗi đau của chồng, hy vọng lòng trắc ẩn của mình có thể thức tỉnh đất nước đang chìm trong đau khổ, và người dân sẽ sớm thoát khỏi xiềng xích để được tự do.

Giây phút đó, tất cả mọi người đều trầm mặc, cả hầm mỏ cũng không có bất kỳ tiếng động nào, ai nấy đều rưng rưng, cùng nhau chia sẻ khoảnh khắc đau buồn, và cảm nhận tình cảm thiêng liêng – một khoảnh khắc mãi đi vào lịch sử.

Hiện nay nếu đi du lịch đến Nga, và bước vào một phòng trưng bày nghệ thuật, có thể bạn vẫn sẽ thấy bức tranh một người phụ nữ quý tộc quỳ trên mặt đất, hôn lên xiềng xích trên tay chồng – đó chính là nữ công tước Maria.

Sự kiên trinh ấy cũng có thể là những dòng thư vừa tha thiết vừa xót xa của phu nhân Muravyova xinh đẹp, khi ấy cũng chỉ mới 21 tuổi và đang mang thai đứa con thứ 3: “Anh yêu quý, đừng lo cho em, em có thể chịu đựng được tất cả… Xin hãy đợi em. Em có quyền được chia sẻ nước mắt và nụ cười cùng anh”.

Năm đó, cuộc cách mạng của “các chiến sĩ tháng Chạp” đã khiến nhà độc tài phải rùng mình, nhưng sự thức tỉnh về lương tâm, tình yêu, tình người của những người phụ nữ tháng Chạp còn làm những nhà độc tài sợ hãi hơn. Sự cao quý của họ đã khơi dậy tinh thần chính nghĩa khắp đất nước.

Mặc dù cuộc nổi dậy thất bại, nhưng nó đã buộc Sa hoàng Nicholas I phải thực hiện một số thay đổi để giải quyết các vấn đề của đất nước, làm tiền đề cho việc giải phóng nông nô và cải cách hiến pháp sau này.

Có thể nói sự dịu dàng và thánh thiện của phụ nữ có một sức mạnh thật phi thường. Và chúng ta mong rằng sức mạnh ấy sẽ được tái hiện, lan tỏa và tạo ra điều kỳ diệu cho cuộc chiến hiện nay.

Khi Nga và Ukraine đang trong tình cảnh khốc liệt, hình ảnh vợ mất chồng, mẹ mất con đã lấy đi nước mắt của hàng triệu con người trên thế giới. Những người phụ nữ ấy hẳn cũng đang cầu nguyện cho gia đình và những người lính ngoài chiến trận.

Nhắc đến phụ nữ, người ta thường nghĩ đến sự dịu dàng, đôn hậu… nhưng không phải vì vậy mà họ trở nên yếu đuối. Đôi khi chính sự dịu dàng đó lại khởi một tác dụng có thể mạnh hơn binh đao gấp nhiều lần.

Mong rằng câu chuyện về lòng trắc ẩn của nữ công tước Maria có thể một lần nữa khơi lại thiện tâm trong lòng các chính trị gia, mau sớm chấm dứt chiến tranh để những người lính có thể trở về nhà trong yên bình, để người phụ nữ nơi hậu phương không còn phải sống trong những ngày ‘đầm đìa nước mắt’.

Theo: Tinh Hoa

 

1. Bức tranh nụ hôn của nữ công tước Maria. (Ảnh qua i2.kknews.cc)

2, Chân dung Nữ bá tước Maria Nikolayevna Volkonskaya (1805-1863) và con trai. (Ảnh: Getty Images)

Nụ cười biểu cảm mang tính xã hội

 

NỤ CƯỜI BIỂU CẢM MANG TÍNH XÃ HỘI 

Darwin cho rằng biểu cảm khuôn mặt là sản phẩm mang tính di truyền của sự tiến hóa của con người thay vì chỉ là một đặc trưng trong văn hóa.

 

Không quá ngạc nhiên khi trẻ sơ sinh có thể phân chia và giải thích các biểu hiện khuôn mặt với độ chính xác cao.

Ví dụ, khi mới chỉ được 10 tháng, một đứa trẻ sơ sinh có thể đưa ra một nụ cười giả với một người lạ đang tiếp cận chúng, trong khi đó lại giữ nụ cười Duchenne* chân thực cho người mẹ.

 

Nhiều thập kỉ trước, Cohn đã quan sát cách trẻ 3 tháng tuổi phản ứng với những thay đổi trong biểu cảm của người mẹ. Khi những người mẹ giả vờ buồn bã, trẻ sơ sinh sẽ giơ ra nắm đấm của chúng trong đau buồn và chỉ sau 3 phút tương tác cười đùa thì chúng trở nên thả lỏng và thoải mái.

 

Khi trẻ trưởng thành, xu hướng cười của chúng bị phân ra dựa trên ranh giới của giới tính. Khả năng tạo ra nụ cười Duchenne được chia đều cho cả nam và nữ, nhưng cả hai giới đều cho rằng đàn ông cười ít hơn phụ nữ.

Những tình huống gây xấu hổ hay căng thẳng xã hội khiến phụ nữ cười nhiều hơn đàn ông,

 

Alan Fridlund của Đại học California, Santa Barbara, đã tìm ra rằng con người cười nhiều hơn khi họ tưởng tượng ra có nhiều người khác đang ở cạnh mình so với lúc họ ở một mình - kể cả khi mà cấp bậc hạnh phúc của họ vẫn giữ nguyên.

 

Việc nụ cười Duchenne có thể chỉ ra được bản tính hòa đồng là có cơ sở. Sau tất cả, mức độ cam kết của một người luôn có một giá trị xã hội rõ ràng, và những nụ cười chân thực thì rất khó để giả vờ.

 

Con người không chỉ suy luận được những thông tin hữu dụng từ những nụ cười, họ cũng sử dụng kiến thức này để điều chỉnh hành vi của chính mình. Con người bộc lộ sự ưa thích làm việc nhóm với những cá nhân có nụ cười Duchenne hơn là những người mang nụ cười giả tạo.

 

Một chức năng khác của nụ cười đó là việc nụ cười làm tăng cường sự hấp dẫn của chúng ta. Một trong những hình tượng nổi tiếng bậc nhất của nền văn học Mỹ là nhân vật Jay Gatsby - có một nụ cười "không thể cưỡng lại".

 

"Sự hiện diện của nụ cười có thể cung cấp một dấu hiệu quan trọng rằng một phần thưởng có thể hoặc không thể đạt được".

Mặc dù một số người có thể lập luận rằng khi chúng ta nhìn một nụ cười thì đó đã là một món quà của cuộc sống rồi.

 

Theo Association For Psychological Sience

-----

* Năm 1862, nhà thần kinh học người Pháp Guillaume Duchenne đã nghiên cứu các biểu hiện trên gương mặt và mối liên hệ của chúng với cảm xúc.

Ông đã mô tả cơ sở cho một nụ cười thực sự sinh ra từ niềm vui được gọi là nụ cười Duchenne với mô tả là là một khuôn miệng cười với đôi mắt cười đặc trưng bởi những nếp nhăn chân chim quanh mắt.

 

 

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2024

Bố chiều con gái và mẹ lại thích con trai hơn?

 

BỐ LẠI CHIỀU CON GÁI VÀ MẸ LẠI THÍCH CON TRAI HƠN?

 

Nếu trong một gia đình có “đủ nếp đủ tẻ”, sẽ dễ dàng nhận thấy sự phân chia thành 2 “phe”: bố và con gái, mẹ và con trai.

Khi quan sát các gia đình khác cũng không khó để nhận ra bố chiều con gái hơn và mẹ với con trai gắn bó với nhau hơn.

Vậy liệu đó có phải là sự khác biệt do giới tính hay là một điều gì khác gây ra? Điều này thực tế đã được chứng minh bằng những nghiên cứu tâm lý.

 

Tạp chí tâm lý học Behavioral Neuroscience của Mỹ gần đây công bố một nghiên cứu trên 30 cặp bố và con gái, 22 cặp bố và con trai.

 

Họ đặt máy ghi âm trong phòng của các cặp bố con trong 48 giờ. Cứ sau 9 phút lại ghi âm một đoạn dài 50 giây về khoảnh khắc trao đổi giữa hai bố con.

Kết quả cho thấy tương tác giữa bố và con gái cao gấp 60% so với tương tác giữa bố và con trai.

 

Tần suất huýt sáo, hát cho con gái cao gấp hơn 5 lần so với con trai. Khi con gái đưa ra yêu cầu, tỷ lệ đáp ứng của bố cao hơn so với tỷ lệ đáp ứng của bố và con trai.

 

Về mặt giao tiếp, người bố chú ý nhiều hơn đến cảm xúc của con gái, quan tâm đến việc lựa chọn từ ngữ để giao tiếp với con gái và dùng nhiều ngôn ngữ cơ thể hơn so với khi nói chuyện với con trai. Điều này có thể thấy rằng, các ông bố yêu thương con gái mình hơn con trai rất nhiều.

 

Để làm rõ hơn vấn đề này, các nhà nghiên cứu cũng yêu cầu người bố chụp cộng hưởng từ MRI để quan sát phản ứng não bộ khi tương tác với con. Họ phát hiện khi con gái có biểu hiện vui vẻ, phản ứng não bộ của người bố khá mạnh trong khi với con trai, phản ứng này chỉ ở mức chung chung rất bình thường.

 

Ngược lại, khi thấy khuôn mặt vô cảm của con trai, não bộ của người bố có phản ứng mạnh. Các nhà khoa học giải thích rằng người bố háo hức muốn biết những suy nghĩ của con trai mình, từ đó gây ra phản ứng não bộ. Như vậy, có thể kết luận rằng sự yêu mến, gắn bó của bố với con gái nhiều hơn với con trai là hoàn toàn có cơ sở khoa học.

 

Đó là lý giải cho hiện tượng người bố yêu con gái, còn việc mẹ gắn bó với con trai cũng được giải thích dưới góc độ tâm lý học.

Dưới góc độ tâm lý học, trong nam có một chút yếu đuối của nữ, trong nữ có sự mạnh mẽ của nam.

 

Khi một người khác giới xuất hiện, sự thể hiện tình cảm yêu thương như một cách để bù đắp sự thiếu hụt trong tâm hồn.

Khi tương tác với con gái, người bố sẽ có xu hướng trở thành một người vững chãi, bảo vệ con tuyệt đối. Trong mắt bố, con gái luôn luôn bé nhỏ, mong manh và đáng được nâng niu trân trọng.

 

Trong khi đó, người mẹ thường dịu dàng và yếu đuối, sẽ muốn nuôi dạy sự ga lăng, mạnh mẽ cho con trai. Sự dịu dàng ở mẹ và bản năng mạnh mẽ ở con trai là điều khiến mẹ và con trai gắn bó với nhau hơn.

 

Tuy nhiên, dù có sự thiên vị một chút nào đó giữa con trai và con gái, bố mẹ cũng cần phải đối xử công bằng giữa những đứa trẻ, để chúng phát triển một cách bình thường mà không có những tổn thương tâm lý.

 

ST