Thứ Hai, 29 tháng 7, 2024

Bản chất của “tiền”

 

BẢN CHẤT CỦA “TIỀN”

Có người thần thánh hóa đồng tiền, ca tụng về nó rằng:

“không cánh mà bay, không chân mà chạy. Không nơi xa nào là không đến, không nơi tăm tối nào mà không tới.

Người vô đức tôn thờ, người không quyền thế thích. Nguy có thể hóa thành an, chết có thể khiến cho sống, sang có thể làm cho hèn, sống có thể làm cho chết”…

Trương Duyệt* có bài tản văn Tiền không dài, thông tục dễ hiểu nhưng gây khắc khoải, thấm thía lòng người:

Tiền, vị ngọt, đại nhiệt, có độc.

- Tác dụng phụ lưu giữ dung nhan, tốt tươi sáng nhẵn, chữa bệnh đói, giải khốn khó có hiệu nghiệm ngay. Tiền có thể lợi cho quốc gia, thiệt hại cho người hiền đạt và rất sợ người thanh liêm.

- Người tham uống thuốc “tiền”, thì phân chia đều là tốt nhất, nếu không phân chia đều thì nóng lạnh công kích nhau, khiến người hỗn loạn.

Thuốc tiền thu hái không theo thời vụ. Thu nhận không đúng lễ thì tổn thương đến tinh thần.

- Tiền rất thịnh hành, có thể chiêu mời thần linh, thông với khí quỷ. Nếu tích lũy mà không phân tán thì sẽ sinh ra tai họa thủy hỏa đạo tặc. Nếu phân tán mà không tích lũy thì sẽ sinh bệnh đói rét khốn khó.

Vừa tích lũy vừa phân tán thì gọi là đạo.

Không coi nó là trân quý thì gọi là đức.

Nhận và cho hợp lễ nghi thì gọi là nghĩa.

Không cầu tiền không phải của mình gọi là lễ.

Thí xả rộng rãi cứu tế dân chúng thì gọi là nhân.

Chi trả không sai hẹn gọi là tín.

Người không vì thuốc “tiền” làm tổn hại đến mình thì gọi là trí.

Tinh luyện 7 thuật này thì mới có thể uống thuốc “tiền” lâu dài, khiến người trường thọ. Nếu uống thuốc “tiền” mà không theo lý lẽ thì ý chí suy nhược, tinh thần tổn thương, nhất định phải kiêng kỵ”.

Bài tản văn này là tổng kết kinh nghiệm 70 năm cuộc đời của tác giả, khổ tâm đúc rút mà thành, vỏn vẹn trên 200 chữ mà miêu tả tường tận rõ ràng tính chất, lợi hại, đạo tích tán của tiền.

Lấy tiền ví với thuốc, chẩn trị tệ nạn thời thế, luận lợi hại, giàu triết lý, có tính giáo dục sâu sắc, quả xứng danh là kiệt tác kỳ văn.

------

* Trương Duyệt – nhà văn đời Đường, đã từng làm quan 30 năm trải qua 4 triều vua, 3 lần nắm đại quyền, cai quản văn học.

 

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2024

Người mê kinh doanh cố tìm cách kiếm tiền!!!

 

NGƯỜI MÊ KINH DOANH CỐ TÌM CÁCH KIẾM TIỀN!!!

 

1. Nhân viên vệ sinh của công ty rất buồn phiền vì các quý ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh. Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilette, công ty dán lên tường, phía trên bệ xí nam một tờ giấy:

 

“Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị ngắn, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!”. Ngay từ ngày hôm sau, toilette nam sạch bóng và không còn quý ông nào lơ đãng nữa.

 

Kết luận:  Hãy chứng minh cho khách hàng thấy vấn đề một cách cụ thể, ấn tượng.

 

2. Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể. Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa hai bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái hai bác!

 

Kết luận:  Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong!

 

 

Lời khuyên tâm huyết của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma với các nhà giáo

 

LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT CỦA ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA VỚI CÁC NHÀ GIÁO

Nếu bạn là một nhà giáo thì hãy cố gắng không nên chỉ biết truyền lại sự hiểu biết cho học sinh mà còn phải đánh thức sự suy nghĩ của chúng trước các phẩm tính căn bản của con người, chẳng hạn như sự tốt bụng, lòng từ bi, khả năng tha thứ và tinh thần hợp tác.

Không nên xem các thứ ấy như là một truyền thống luân lý từ lâu đời hay là tôn giáo.

Hãy giải thích cho chúng hiểu rằng các phẩm tính con người đó (sự tốt bụng, lòng từ bi, khả năng tha thứ, tinh thần hợp tác) cũng chỉ đơn giản là những gì thật cần thiết hầu mang lại hạnh phúc và đảm bảo sự tồn vong của thế giới này.

Hãy tập các em học sinh đối thoại với nhau để giải quyết các sự xung đột bằng phi-bạo-lực.

Lời khuyên vàng ngọc tuyệt đỉnh, nhưng quá khó vì chính các thầy cô cũng chưa hội đủ các phẩm tính căn bản đó khi giáo dục ngày càng mang đậm cơ chế thị trường.

Ngay trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Giáo dục công dân (ở cấp Tiểu học gọi là môn Đạo đức, ở THCS là môn Giáo dục công dân, ở THPT là môn Giáo dục kinh tế và pháp luật.