Thứ Năm, 18 tháng 7, 2024

Sự lười biếng có thể là một dấu hiệu của trí thông minh.

 

KHOA HỌC ĐÃ PHÁT HIỆN RA BẰNG CHỨNG SỰ LƯỜI BIẾNG CÓ THỂ LÀ MỘT DẤU HIỆU CỦA TRÍ THÔNG MINH.

Người lười biếng thường gắn với nhiều “tiếng xấu”, định kiến về việc họ khó thành công hơn so với những người chăm chỉ.

Tuy vậy, điểm mấu chốt đôi khi lại đến từ việc mọi người định nghĩa thế nào là “lười biếng”.

Những người lười vận động suy nghĩ nhiều và sâu hơn

 

Trung bình, những người ít hoạt động thể chất có xu hướng thông minh hơn những người hoạt động thể chất, theo một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Tạp chí Tâm lý Sức khỏe. 

 

Các nhà nghiên cứu thậm chí còn phát triển một mô tả hoa mỹ cho “sự lười biếng” là “nhu cầu nhận thức”.

Những người có đặc điểm này thường nhìn mọi thứ một cách có cấu trúc và hợp lý, thích các hoạt động mang lại sự kích thích tinh thần mạnh mẽ như động não giải câu đố hay tranh luận.

 

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một bảng câu hỏi để đánh giá “nhu cầu nhận thức”. 60 đối tượng của họ được chia thành hai nhóm, “những người nghĩ nhiều” và “những người nghĩ ít” dựa trên câu trả lời khảo sát của họ.

Sau đó, tất cả những người tham gia đều đeo thiết bị theo dõi hoạt động trong khoảng thời gian 7 ngày, cung cấp cho các nhà nghiên cứu cái nhìn sâu sắc về thói quen của họ.

 

Dữ liệu cho thấy những người có chỉ số IQ cao ít cảm thấy buồn chán hơn, khiến họ ít hoạt động hơn và dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ.

Trong khi đó, nhóm người thích vận động lại cảm thấy nhàm chán khi ngồi yên và suy nghĩ có chiều sâu.

 

Những người lười biếng thực sự thông minh hơn và thành công hơn?

 

Điều đó chắc chắn không thể khẳng định 100%. Nhưng một phần của vấn đề có thể liên quan đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân sự lười biếng bởi rất có thể những thứ mà chúng ta vẫn gắn với sự lười biếng thực ra không phải là biểu hiện của sự lười biếng.

 

Bill Gates từng nói: “Tôi luôn chọn một người lười biếng để làm một công việc khó khăn, bởi vì một người lười biếng sẽ tìm ra cách dễ dàng để làm việc đó”.

Nhiều người có “nhu cầu nhận thức” cao chú tâm đến việc giảm thiểu các hành động lãng phí và thay vào đó thích sử dụng các quy trình hiệu quả.

 

Vì vậy, có lẽ thuê một người lười biếng không phải là ý tưởng tồi tệ. Họ có thể là những nhà tư vấn chiến lược nghĩ ra những lối tắt thông minh, cách để loại bỏ vấn đề tiết kiệm thời gian và có đóng góp những ý tưởng mới, sáng tạo cho công ty.

 

Michael Lewis, tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất “Moneyball” và “The Big Short” từng chia sẻ phần lớn thành công của mình trực tiếp là do lười biếng.

“Sự lười biếng của tôi đóng vai trò như một bộ lọc,” Lewis nói trong một cuộc phỏng vấn với Ryan Smith, CEO công ty khảo sát trực tuyến Qualtrics, "Tôi chỉ có hứng thú bắt tay vào một việc gì đó nếu nó thực sự thú vị".

 

Game cũng được gắn với định kiến về sự lười biếng khi được coi là hoạt động không cần suy nghĩ mà người lười đều thích. Nhưng bất kỳ ai từng chơi trò chơi Fortnite đều biết rằng nó đòi hỏi tư duy chiến lược và khả năng giải quyết vấn đề rất cao.

 

Bản thân Elon Musk được biết đến là một game thủ cừ khôi, và ai có thể nói ông là kẻ lười biếng khi Musk làm việc hơn 100 giờ/ tuần, nhiều năm không có kỳ nghĩ và xây dựng 6 công ty cực kỳ thành công.

 

Mark Zuckerberg và co-founder Google Larry Page cũng là những người thành công yêu thích game. Vậy nên định kiến “người thích chơi game” là người lười biếng và kém thông minh chắc chắn không đúng trong những trường hợp này,

 

"Lười biếng" là một từ được định nghĩa rộng rãi. Tuy nhiên, trước khi đưa ra những phán xét, chúng ta nên để ý hơn về bản chất ở bên trong một con người và nắm bắt những khía cạnh tích cực của sự lười biếng bên trong của chính chúng ta.

 

Bài viết của Tom Popomaronis, một chuyên gia thương mại, Giám đốc Cấp cao về Đổi mới Sản phẩm tại Tập đoàn Hawkins. 

 

Nguồn: CNBC Make It

 

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2024

Cuộc Sống Và Tình Yêu

 

CUỘC SỐNG VÀ TÌNH YÊU

Người ta nói trên đời không có gì ở ngoài qui luật cả. Nhưng tình yêu hình như cũng có lúc là một ngoại lệ. Tình yêu có thể nâng bổng con người nhưng cũng lắm lúc nhấn chìm kẻ háo hức.

Tôi không tin những người quá lạc quan khi nói về tình yêu bằng thể khẳng định. Người ta có thể tin rằng mình được yêu và cũng có thể hiểu nhầm mình không được yêu.

Tôi không thể nói về một vấn đề mà chính bản thân mình cũng chưa hiểu hết. Chưa hiểu hết là nói theo kiểu đại ngôn chứ thật sự là hoàn toàn không thể hiểu.

Nếu có người nào đó thách thức tôi một trò chơi nghịch ngợm thì tôi sẽ mang tình yêu ra mà đánh đố. Tôi e, không ai dám tự xưng mình am tường hết nội dung phong phú và quá phức tạp của tình yêu.

Có người yêu thì hạnh phúc; có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại.

Con người không thể sống mà không yêu. Hàng nghìn đời nay con người đã sống và đã yêu - yêu thật lòng chứ không phải giả.

Thế mà đã có không biết bao nhiêu là tình yêu giả. Cái giả mà rất thật trong đời. Sự giả trá đó lúc biết được thì làm khổ lòng nhau biết bao nhiêu mà kể.

Ðời sống vốn không bất công. Người giả trong tình yêu thế nào cũng thiệt. Người thật thế nào cũng được đền bù.

Tình yêu thời nào cũng có. Nhưng có tình yêu kết thúc bi thảm đến độ có khi con người không dám yêu. Yêu mà khổ quá thì yêu làm gì. Có người đã nói như vậy.

Nhưng dù sao chăng nữa, Sự đời của muôn thuở là "Cuộc sống thì không thể thiếu tình yêu".

 

Bà cụ U83 là mẹ của 3 người con thành đạt chia sẽ cách nuôi dạy con

 

BÀ CỤ U83 LÀ MẸ CỦA 3 NGƯỜI CON THÀNH ĐẠT CHIA SẼ CÁCH NUÔI DẠY CON

Chìa khóa để nuôi dạy con cái thành công là hiểu rằng cha mẹ là hình mẫu lớn nhất trong cuộc đời con.

Ngay từ khi còn rất nhỏ, trẻ sẽ quan sát chặt chẽ và bắt chước cha mẹ, vì vậy cách cha mẹ hành động có tác động đáng kể đến hành vi của chúng.

Esther Wojcicki (83 tuổi) là nhà giáo dục, nhà báo và tác giả cuốn sách bán chạy nhất "Cách nuôi dạy những người thành công".

Cô cũng là người đồng sáng lập của Tract, nơi cô đưa triết lý giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm đến các lớp học trên khắp thế giới.

Bà có 3 người con thành đạt: Susan là Giám đốc điều hành của YouTube, Janet là giáo sư đại học, còn Anne là người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của 1 start up.

Dựa trên kinh nghiệm là một người mẹ và một nhà giáo dục, bà Esther cho rằng, những cha mẹ làm thực hiện được 7 điều này thì đang là 1 hình mẫu lý tưởng cho con cái.

1. Hãy là người đúng giờ

Các bậc phụ huynh hãy luôn là một người đúng giờ và giữ lời hứa. Nếu không thể đến cuộc hẹn, ít nhất hãy gọi điện hoặc nhắn tin để báo cho người kia biết. Đó là phép lịch sự thông thường.

Đúng giờ thể hiện sự tôn trọng thời gian của mọi người. Thói quen đi muộn lại cho thấy điều ngược lại. Đây là điều bà Esther luôn nhấn mạnh với học sinh của mình cũng như với các con và cháu.

2. Bạn có mối quan hệ lành mạnh với công nghệ

Cách các phụ huynh sử dụng thiết bị công nghệ là một vấn đề lớn. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy người Mỹ dùng điện thoại trung bình 144 lần một ngày, dẫn đến hiện tượng mà chuyên gia công nghệ Linda Stone gọi là "sự chú ý 1 phần liên tục".

Và việc làm mẫu hành vi này không chỉ có hại cho những đứa trẻ cần tập trung vào bài tập về nhà. Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy trẻ nhỏ có mẹ sử dụng điện thoại nhiều gặp khó khăn hơn trong việc phục hồi sau căng thẳng cảm xúc.

3. Thói quen ăn uống lành mạnh

Thói quen ăn uống, chăm sóc sức khỏe của cha mẹ là cách tốt nhất để dạy con trẻ làm điều tương tự.

Trong gia đình Esther, các cháu tôi đã sớm học cách đọc nhãn thực phẩm và biết lựa chọn đồ ăn tốt cho sức khỏe, tránh đồ ăn vặt đã qua chế biến.

Sức khỏe của các con rất quan trọng đối với Esther và bà đặc biệt quan tâm đến cách dạy các học học được cách tự chăm sóc bản thân.

4. Ưu tiên gia đình

Ngay cả trong những gia đình đã ly hôn, cha mẹ cũng nên làm gương cho sự hợp tác, tương trợ nhau. Ưu tiên gia đình cũng có nghĩa là chia sẻ cảm xúc, chia sẻ những kinh nghiệm tốt và xấu.

Điều này dạy trẻ cách đương đầu với bất cứ điều gì chúng có thể gặp phải trong cuộc sống.

Một trong những cách tốt nhất để dạy về tầm quan trọng của gia đình là cùng nhau vui vẻ. Càng có nhiều trải nghiệm tích cực cùng gia đình, trẻ càng cảm nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn. Đó có thể chỉ là chơi một trò chơi, đi công viên hoặc cùng nhau nhảy trên tấm bạt lò xo…

5. Không nói dối con

Có lẽ, cha mẹ nào cũng có lúc nói dối con cái mình. Chúng ta nói những câu như: Cửa hàng kem đóng cửa rồi, để ngăn việc trẻ đòi ăn kem lúc đã tối muộn.

Càng ngày, trẻ sẽ càng hiểu việc cha mẹ nói dối và dần bắt chước. Dù không phải tất cả các kiểu nói dối đều có hại, nhưng sự dối trá sẽ tạo ra sự thiếu tin tưởng.

Niềm tin là nền tảng của mọi mối quan hệ và sự dối trá dù nhỏ cũng có thể dần phá vỡ niềm tin của con trẻ với cha mẹ.

6. Không mất bình tĩnh

Tất cả chúng ta đều có thể mất bình tĩnh, hét lên vì tức giận vào một thời điểm nào đó. Nếu con trẻ chứng kiến điều đó, bạn đang vô tình dạy con rằng la hét là một cách giao tiếp được chấp nhận. Bạn tức giận, chửi bới nhưng lại nổi giận khi con bạn nói tục?

Việc kiểm soát cảm xúc của bạn có thể không giúp giải quyết vấn đề, nhưng sẽ giúp bạn nhận ra rằng sự tức giận không làm mọi việc tốt hơn. Đó là sự lựa chọn và lối sống mà chúng ta muốn con cái mình học hỏi.

7. Sẵn sàng thừa nhận khi mình sai

Tất cả chúng ta đều nói về lòng tốt và sự tha thứ, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta thực sự biết cách thực hành chúng.

Trong suốt hàng chục năm giảng dạy, Esther đã học được cách tha thứ cho học sinh của bà dù có chuyện gì xảy ra. Điều đó không có nghĩa là không có hình phạt cho những đứa trẻ hư, nhưng bà luôn cho chúng cơ hội để làm điều gì đó đúng đắn hơn.

Mặc dù việc thừa nhận sai lầm của bản thân không dễ dàng, nhưng Esther cho rằng việc đó còn đỡ đau đớn hơn việc cố gắng che đậy lỗi lầm mình đã mắc phải. Bà khuyên rằng, các cha mẹ nên sẵn sàng học hỏi và phát triển. Đó chính là cách làm gương tốt nhất cho thế hệ tiếp theo.

ST